Thực trạng kiến thức về phòng chống HIV/AIDS của cán bộ y tế xã tại một số trạm y tế xã
Luận văn Thực trạng kiến thức về phòng chống HIV/AIDS của cán bộ y tế xã tại một số trạm y tế xã thuộc 3 huyện Kim Bảng, Duy Tiên và Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2014.HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Trên thế giới, khoảng 35,3 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS vào cuối năm 2012 [1]. Theo UNAIDS, trung bình mỗi ngày thế giới có thêm khoảng 7.000 người nhiễm HIV [2]. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 248 người trên 100.000 dân. Tính đến hết 30/11/2013, số trường hợp nhiễm HIV là 216.254 trường hợp và dự báo số con số này sẽ tăng lên đến 263.317 người, chiếm tỷ lệ 0,29% dân số vào năm 2015 [3], [4].
Ở Việt Nam, địa bàn phân bố dịch cũng ngày càng được mở rộng, tính đến 30/11/2013, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV tại 78% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố, có thêm 3 huyện và 47 số xã/phường phát hiện mới có người nhiễm HIV [3]. Bên cạnh đó, thiếu hụt nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là nhân lực có chuyên môn về HIV/AIDS lại đặt ra một thách thức lớn cho công tác phòng, chống HIV/AIDS với các chỉ tiêu cán bộ hiện tại tuyến tỉnh chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu cán bộ có trình độ đại học, tuyến huyện hiện chỉ có 20% số huyện có cán bộ chuyên trách cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Năm 2009, tại các địa phương trên toàn quốc, trong đó chỉ có 23,7% cán bộ có trình độ đại học hoặc trên đại học, 56% cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp, 20,2% là có trình độ phổ thông [4]. Điều này đòi hỏi các công tác dự phòng dịch HIV cần phải được quan tâm hơn nhiều so với các lĩnh vực khác.
Cùng với đó, trước tình hình nguồn lực quốc tế hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS đang giảm mạnh, giai đoạn 2013-2020 là 9.952 tỷ đồng, mới chỉ đáp đáp ứng được 37% tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đòi hỏi cần phải thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến xã, phường vì đây là tuyến cuối cùng triển khai tất cả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đến từng cộng đồng, từng hộ gia đình và từng người dân như thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi, các hoạt động can thiệp giảm tác hại, hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV tại nhà cả cộng đồng [5], [6].
Theo điều tra tỷ lệ hiện nhiễm HIV, hành vi nguy cơ và các hoạt động can thiệp giảm hại phòng lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao tại 10 tỉnh ở Việt Nam năm 2012 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho thấy tỷ lệ nhận được bao cao su rất thấp ở hầu hết các tỉnh, có tỉnh hầu như chưa có hoạt động can thiệp này là Hà Nam 2,6%. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ bán dâm là tương đối cao như Hà Nam (10%), cao hơn cả Sơn La (7,1%) [7]. Hơn nữa, ngay từ năm 2008, theo thống kê của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam, tỉnh có đến 82% xã, phường và thị trấn có người có HIV. Từ 929 trường hợp có HIV năm 2008, đến ngày 30/10/2013, toàn tỉnh đã có 1.478 người nhiễm HIV, trong đó có 935 bệnh nhân AIDS và 558 người đã tử vong do AIDS. Trước tình hình nguồn lực quốc tế hỗ trợ cho công tác, phòng chống HIV/AIDS giảm mạnh, tình hình diễn biến nghiêm trọng của HIV/AIDS trên địa bàn và nhu cầu đòi hỏi cần phải thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã phường, liệu chăng CBYT xã tại các TYT có đáp ứng được những đòi hỏi đó? Để nâng cao hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS, một nhiệm vụ quan trọng là tăng cường công tác nâng cao kiến thức của cán bộ y tế xã. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức về phòng chống HIV/AIDS của cán bộ y tế xã tại một số trạm y tế xã thuộc 3 huyện Kim Bảng, Duy Tiên và Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2014” với mục tiêu cụ thể như sau:
1) Mô tả kiến thức về phòng chống HIV/AIDS của cán bộ y tế xã tại một số trạm y tế xã thuộc 3 huyện Kim Bảng, Duy Tiên và Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2014.
2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS của cán bộ y tế xã tại một số trạm y tế xã thuộc 3 huyện Kim Bảng, Duy Tiên và Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2014.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng kiến thức về phòng chống HIV/AIDS của cán bộ y tế xã tại một số trạm y tế xã thuộc 3 huyện Kim Bảng, Duy Tiên và Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2014
1. WHO (2012), Global Health Observatory (GHO), HIV/AIDS, truy cập ngày 8-4-2014, tại trang web http://www.who.int/gho/hiv/en/.
2. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới, truy cập ngày 29-6-2014, tại trang web http://hiv.thuathienhue.gov.vn/? gd=1&cn=95&newsid=3 -6-1012.
3. Bộ Y Tế (2014), Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 và định hướng kế hoạch năm 2014
4. Bộ Y Tế (2011), Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030
5. Cục Phòng Chống HIV/AIDS Bộ Y tế (2014), Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 – 2020 – Một việc làm cấp bách, truy cập ngày 9-12-2014, tại trang web
http://www.vaac.gov.vn/PortletBlank.aspx/761D665341EC425EB8D6FCFD
42036BB4/View/Tin-trong-
nuoc/Bao dam tai chinh cho cac hoat dong phong chong HIVAIDS gi ai doan 2013-2020-Mot viec lam cap bach/?print=1537848284.
6. Bộ Y Tế (2012), “Hướng dẫn tổ chức, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường”.
7. Dương Công Thành (2014), Điều tra tỷ lệ hiện nhiễm HIV, hành vi nguy cơ và các hoạt động can thiệp giảm hại phòng lây nhiễm hiv trong các nhóm nguy cơ cao tại 10 tỉnh ở việt nam năm 2012, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, truy cập ngày 6-9-2014, tại trang web http://www.nihe.org.vn/new- vn/chuong-trinh-giam-sat-theo-doi-va-danh-gia-nhiem-h/2874/Ket-qua-dieu- tra-ty-le-hien-nhiem-HIV-hanh-vi-nguy-co-va-cac-hoat-dong-can-thiep- giam-hai-phong-lav-nhiem-HIV-trong-cac-nhom-nguv-co-cao.vhtm.
8. Báo nông nghiệp Việt Nam Hà Nam: 82% xã, phường và thị trấn có người
có HIV, truy cập ngày 2014-4-8, tại trang web
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/20723/gia-dinh-suc-khoe/ha- nam-82-xa-phuong-va-thi-tran-co-nguoi-co-hiv.html.
9. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2014), HIV, truy cập ngày 1-9-2014, tại trang web http://vi.wikipedia.org/wiki/HIV.
10. Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng Trường đại học Y Hà Nội (2013), “Dịch tễ học HIV/AIDS”, Dự phòng lây nhiễm HIV, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 13.
11. Nguyễn Trần Hiển (1995), “Các phương thức lây truyền HIV và giám sát dịch tễ học HIV”, trong Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng Trường đại học Y Hà Nội, chủ biên, Nhiễm HIV/ AIDS y hoc sơ sở, lâm sang và phòng chống, Nhà xuất bản Y học.
12. Cục Phòng Chống HIV/AIDS Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Hà Nội.
13. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Phơi nhiễm HIV, truy cập ngày 12-5¬2015, tại trang web
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%A1i nhi%E1%BB%85m HIV.
14. Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng Trường đại học Y Hà Nội (2013), “Dự phòng chuẩn và xử trí sau phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV”, Dự phòng lây nhiễm HIV, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 142.
15. Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng Trường đại học Y Hà Nội (2013), “Chăm sóc người nhiễm HIV/ADS tại nhà và cộng đồng”, dự phòng lây nhiễm HIV, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 153.
16. Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng Trường đại học Y Hà Nội (2013), “Can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS”, Dự phòng lây nhiễm HIV, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 218.
17. UNAIDS (2013), The Gap report.
18. UNAIDS (2013), GLOBAL REPORT, UNAIDS report on the global AIDS epidemic 2013.
19. Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2012 và trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013 (2014), Hà Nội.
20. T. M. Khan và M. R. Baig, “Hospital pharmacists’ knowledge about and attitude toward HIV/AIDS and patients living with HIV/AIDS in Kedah, Malaysia”, (1734-1922 (Print)).
21. W. T. Chen và M. Han, “Knowledge, attitudes, perceived vulnerability of Chinese nurses and their preferences for caring for HIV-positive individuals: a cross-sectional survey”, (1365-2702 (Electronic)).
22. GBC & CHAMP UNAIDS (2008), “AIDS-Related Knowledge, Attitudes, Behavior, and Practices: A Survey of 6 Chinese Cities.”.
23. W. T. Chen, William L. Han M Fau – Holzemer và W. L. Holzemer, “Nurses’ knowledge, attitudes, and practice related to HIV transmission in northeastern China “, (1087-2914 (Print)).
24. C. N. Umeh, Emmanuel N. Essien Ej Fau – Ezedinachi, Michael W. Ezedinachi En Fau – Ross và các cộng sự., “Knowledge, beliefs and attitudes about HIV/AIDS-related issues, and the sources of knowledge among health care professionals in southern Nigeria”, (1466-4240 (Print)).
25. P. B. Olaitan, M. D. Olaitan Jo Fau – Dairo, I. S. Dairo Md Fau – Ogbonnaya và các cộng sự., “Attitude of nurses in a burn unit to hiv/aids burn patients”, (1592-9558 (Print)).
26. R. Baytner-Zamir, M. Lorber và D. Hermoni, “Assessment of the knowledge and attitudes regarding HIV/AIDS among pre-clinical medical students in Israel”, (1756-0500 (Electronic)).
27. K. Saw Naing K. Ye Myint, M. Hanni (2012), “Knowledge, awareness and attitude related to HIV/AIDS among undergraduate medical students of university Malaysia Sabah”, tr. 5155-5161.
28. Aung Htet Han Ni (2012), “Knowledge and attitude of HIV/AIDS infection among medical students”, International journal of Collaborative Research on Internal Medicine and Public Health, 4, tr. 317-326.
29. Nguyễn Thị Hiệu (2009), đánh giá kiến thức về HIV/AIDS của cán bộ chuyên trách, cán bộ thống kê báo cáo tuyến xã, phường trong tỉnh Phú Yên năm 2009, Y học thực hành(742, 743).
30. Trần Văn Tin Trương Tấn Minh, Nguyễn Vũ Quốc Bình, Trần Thị Kim Dung (2008), Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS và đánh giá tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS trên nhóm người nghiện chích ma túy tại Khánh Hòa, Y học thực hành(742 – 743), tr. 6.
31. Trần Văn Tin Trương Tấn Minh, Nguyễn Vũ Quốc Bình, Trần Thị Kim Dung (2008), Điều tra kiến thức, thái độ hành vi về phòng chống HIV và đánh gía tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS trên nhóm gái mại dâm tại Khánh Hòa, Y học thực hành (742 – 743), tr. 7.
32. Hoàng Huy Phương và cộng sự (2009), Tỉ lệ nhiễm HIV và nhận thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS của nhóm nghiện chích ma túy tỉnh Ninh Bình năm 2009, Y học thực hành (742 – 743), tr. 4.
33. Trần Thị Ngọc Đoàn Chí Hiền, Nguyễn Lê Tâm (2009), “Nghiên cứu kiến thức và một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV ở khách hàng đến phòng tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thừa Thiên-Huế năm 2009.”.
34. Nguyễn Trần Hiển Nguyễn Hồng Sơn, Trần Việt Anh (2010), Kiến thức, hành vi lây nhiễm HIV của nam thanh niên 15-24 tuổi tại một số phường tỉnh Quảng Ninh năm 2008, Y học thực hành.
35. Phan Thị Thu Hương (2013), Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 – 49 tuổi tại 2 huyện thuộc tỉnh Thanh HóaĐại học Y tế công cộng.
36. Lê Hồng Phượng (2008), Kiến thức, thái độ của học sinh điều dưỡng, nữ hộ sinh về HIV/AIDS, Đại học Y Hà Nội.
37. Ngô Trí Tuấn và cộng sự (2014), “Kiến thức và như cầu đào tạo về HIV/AIDS của học sinh các trường trung cấp y Việt Nam năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV(số 7(156)).
38. Lưu Thị Hà (2013), Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống HIV/AIDS của người dân thị trấn Quế, huyện Kim Bảng tính Hà Nam năm 2012, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
39. Vũ Thị Hồng Hải (2004), nghiên cứu kiến thức và thực hành của CBYT trong điều trị người bệnh HIV/AIDS tại huyện Phú Lương- Thái Nguyên năm 2003, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
40. TS. Phạm Thanh Thủy TS. Trịnh Thị Ngọc, ThS. Đỗ Duy Cường Chăm sóc giảm nhẹ nhu cầu cần thiết đối với người bệnh ung thu & AIDS, Bệnh viện Bạch Mai, truy cập ngày, tại trang web http://bachmai.gov.vn/index.php?option=com content&task=view&id=409.
41. Dương Trung Thu (2010), Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc tại nhà cả thân nhân người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Tạp chí Y học thực hành (742+743), tr. 5.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Kiến thức chung về HIV/AIDS 3
1.1.1. Một số khái niệm 3
1.1.2. Một số kiến thức cơ bản liên quan đến HIV/AIDS 3
1.1.3. Phòng chống lây truyền HIV 5
1.2. Thực trạng phòng chống HIV/AIDS hiện nay 8
1.2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.2. Hệ thống dự phòng HIV/AIDS Việt Nam 14
1.2.3. Tầm quan trọng của xã, phường trong phòng chống HIV/AIDS 15
1.3. Thực trạng kiến thức về phòng chống HIV/AIDS 17
1.3.1. Trên thế giới 17
1.3.2. Tại Việt Nam 19
1.3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống HIV 21
1.3.4. Vài nét về kinh tế, xã hội và tình hình nhiễm HIV/AIDS tỉnh Hà Nam 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
2.2. Đối tượng nghiên cứu 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 24
2.4. Công cụ và kĩ thuật thu thập thông tin 24
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin: 24
2.4.2. Kĩ thuật thu thập thông tin: 25
2.5. Xử lí và phân tích số liệu 25
2.6. Sai số và khống chế sai số 27
2.7. Đạo đức nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 29
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 29
3.2. Mô tả kiến thức của cán bộ y tế xã về phòng chống HIV/AIDS ở một số trạm
y tế xã tỉnh Hà Nam 31
3.2.1. Kiến thức về dịch tễ học- miễn dịch-vi rút 31
3.2.2. Kiến thức về dự phòng HIV 36
3.2.3. Kiến thức về chăm sóc và điều trị bệnh nhân nghiện chất và người nhiễm HIV 39
3.2.4. Kiến thức về thực hành các hoạt động phòng chống HIV 40
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS 42
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 45
4.1. Thực trạng kiến thức về phòng, chống HIV của CBYT xã tại một số TYT
tỉnh Hà Nam năm 2014 45
4.1.1. Thông tin chung nhân lực chung 45
4.1.2. Thực trạng kiến thức về dịch tễ học- miễn dịch-vi rút HIV 45
4.1.3. Thực trạng kiến thức về dự phòng HIV 50
4.1.4. Thực trạng kiến thức về chăm sóc và điều trị bệnh nhân nghiện chất và
nhiễm HIV 52
4.1.5. Thực trạng kiến thức về thực hành phòng, chống HIV 54
4.2. Một số liên quan đến về phòng chống HTV tại một số TYT tỉnh Hà Nam năm 2014. ..56
4.3. Hạn chế của nghiên cứu 58
KẾT LUẬN 59
KHUYẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC