Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú điều trị tại một số bệnh viện ở Hà Nội năm 2015
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú điều trị tại một số bệnh viện ở Hà Nội năm 2015.Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Theo thống kê của ung thư toàn cầu 2012 (GLOBOCAN) Ung thư vú cũng đứng thứ 5 trong tổng số các loại ung thư gây tử vong (522.000 ca tử vong) và là loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới tại các nước đang phát triển (324.000 ca tử vong, chiếm 14,3%), đứng thứ 2 ở các nước phát triển (198.00 ca tử vong, chiếm 15,4%) [1].
Tại Việt nam, theo số liệu ghi nhận ung thư năm 2010, ung thư vú đứng hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trung bình trong cả nước là 29,9/100.000 dân. Ước tính năm 2020, con số này là 38,1/100.000 [2]. Ung thư vú không những trở thành mối đe dọa cho sức khỏe của phụ nữ về thể chất và tinh thần mà còn mang tới gánh nặng về kinh tế xã hội.
Người phụ nữ khi được chẩn đoán mắc ung thư vú đã phải trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc như sốc, lo lắng, sợ hãi, từ chối điều trị. Trong quá trình điều trị, bên cạnh những đau đớn về thể chất và các tác dụng không mong muốn do các phương pháp điều trị gây ra thì bệnh nhân ung thư vú thường phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm và gặp phải những những vấn đề về xã hội như các sự thay đổi trong mối quan hệ với gia đình, với bạn bè, với công việc. Việc phải đối mặt với căn bệnh ung thư có lẽ là một trong những tình huống căng thẳng nhất mà bệnh nhân ung thư vú phải đối mặt trong đời [3-4].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra những vấn đề tâm lý xã hội mà người bệnh ung thư vú gặp phải. Nghiên cứu của Mehnert A và Koche U năm 2008 về tâm lý xã hội và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú đã cho thấy tỷ lệ bệnh nhân lo âu là 38%, tỷ lệ trầm cảm là 22% và rối loạn căng thẳng là 12%, 46% phụ nữ cảm thấy chưa được cung cấp thông tin đầy đủ, chất lượng sống của họ bị giảm nhiều [5]. Cùng với các phương pháp điều trị triệt để cho bệnh nhân ung thư vú thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và xã hội là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng cho họ. Kết quả nghiên cứu của Karin M. Stinesen Kollberg tại Thụy Điển năm 2014 cho thấy bệnh nhân sau chẩn đoán ung thư vú có nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội rất lớn, họ mong muốn được tư vấn và cung cấp thông tin càng sớm càng tốt [4].
Mặc dù hiện nay Y học đã có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán sớm và điều trị giúp cho bệnh nhân ung thư vú kéo dài cuộc sống, nhưng những người sống sót với ung thư thường phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Sự hỗ trợ để giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội đem lại lợi ích rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư vú cũng như nâng cao chất lượng sống cho họ [3]. Để hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân ung thư vú đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện một số vấn đề về tâm lý và đánh giá được nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của họ đóng vai trò trọng tâm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú điều trị tại một số bệnh viện ở Hà Nội năm 2015” với mục tiêu sau:
1. Mô tả lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú tại Hà Nội năm 2015.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của các bệnh nhân trên.
MỤC LỤC Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú điều trị tại một số bệnh viện ở Hà Nội năm 2015
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đại cương về bệnh ung thư vú 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Dịch tễ học bệnh ung thư vú 3
1.1.3. Gánh nặng bệnh tật 3
1.1.4. Yếu tố nguy cơ của ung thư vú 4
1.1.5. Các phương pháp điều trị 5
1.2. Các vấn đề về tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú 7
1.2.1. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú 8
1.2.2. Rối loạn lo âu, trầm cảm 11
1.2.3. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú 20
1.3. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
2.2. Thiết kế nghiên cứu 30
2.3. Đối tượng nghiên cứu 30
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 30
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 31
2.4.1. Cỡ mẫu 31
2.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu 32
2.5. Biến số và các chỉ số nghiên cứu 32
2.6. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin 34
2.6.1. Công cụ thu thập thông tin 34
2.6.2. Kỹ thuật thu thập thông tin 35
2.7. Xử lý và phân tích số liệu 35
2.8. Khống chế sai số 36
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Phần nghiên cứu định lượng 38
3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 38
3.1.2. Mô tả tình trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của đối tượng nghiên cứu 41
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú 47
3.2. Kết quả phần nghiên cứu định tính 53
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 53
3.2.2. Vấn đề tâm lý của bệnh nhân ung thư vú 53
3.2.3. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú 56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 63
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 63
4.2. Mô tả lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú 65
4.2.1. Tình trạng lo âu, trầm cảm và một số vấn đề tâm lý của bệnh nhân ung thư vú 65
4.3.2. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú 69
4.3. Một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú 76
4.3.1. Yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm của bệnh nhân ung thư vú 76
4.3.2. Yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú 81
KẾT LUẬN 83
KHUYẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 38
Bảng 3.2: Thông tin chung về tình trạng làm việc và bảo hiểm y tế của đối tượng nghiên cứu 39
Bảng 3.3: Thông tin chung về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu 40
Bảng 3.4: Phân bố những đối tượng mà bệnh nhân ung thư vú đã thảo luận về căn bệnh của mình 42
Bảng 3.5: Mức độ nhu cầu hỗ trợ các vấn đề về tâm lý xã hội trong nhóm hỗ trợ cảm xúc/ thông tin của bệnh nhân ung thư vú theo bảng hỏi MOS. 43
Bảng 3.6: Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ các vấn đề về tâm lý xã hội trong nhóm hỗ trợ các hoạt động thiết thực của bệnh nhân ung thư vú theo bảng hỏi MOS. 44
Bảng 3.7: Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ các vấn đề về tâm lý xã hội trong nhóm hỗ trợ tình cảm của bệnh nhân ung thư vú theo bảng hỏi MOS 44
Bảng 3.8. Những nội dung mà bệnh nhân ung thư vú có mong muốn nhận được sự hỗ trợ 45
Bảng 3.9: Mô tả nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú bằng cách tính điểm từ bảng hỏi MOS. 46
Bảng 3.10: Phân bố tỷ lệ lo âu và trầm cảm theo một số đặc điểm về nhân khẩu học và tình trạng bệnh 47
Bảng 3.11: Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm của bệnh nhân ung thư vú 49
Bảng 3.12: Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ cao về tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú 51
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình Xã hội học của bệnh mạn tính 7
Hình 1.2: Mô hình lý thuyết về “Chất lượng cuộc sống” 9
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lo âu và trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. International Agency for Research on Cancer (2012). Breast Cancer Estimated Incidence, Mortality and Prevalence Worldwide in 2012. Globocan 2012, 2. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đzức, Trần Văn Thuấn và cộng sự (2012). Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020. Tạp chí Ung thư học – Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 6, tr 13-19. 3. Maria Hewitt, Roger Herdman và Jimmie Holland (2004). Pschosocial needs of women with breast cancer. Meeting pschosocial needs of women with breast cancer, The National Academies press, Woashing ton D.C, 21-69. 4. Karin M.Stinesses Kollberg (2014). Psychosocial support needs after a breast cancer diagnosis, University of Gothenbufg. 5. A. Mehnert và U. Koch (2008). Psychological comorbidity and health-related quality of life and its association with awareness, utilization, and need for psychosocial support in a cancer register-based sample of long-term breast cancer survivors. J Psychosom Res, 64 (4), 383-391. 6. Trần Văn Thuấn (2007). Sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học, 7. Trần Văn Thuấn (2014). Điều trị bệnh ung thư vú, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 8. World Health Organisation (2014). Fact sheet N 297. 9. World Health Organisation (2008). Cancer Incidence and Mortality Wordwide. 10. S. Perry, T. L. Kowalski và C. H. Chang (2007). Quality of life assessment in women with breast cancer: benefits, acceptability and utilization. Health Qual Life Outcomes, 5, 24. 11. Lisa Lombard (2011). Breast cancer: How your mind can help your body? American Psychological Association. 12. Bùi Diệu (2009). Bệnh ung thư vú. Một số bệnh ung thư phụ nữ, Nhà xuất bản Y học. 13. Đại học Y Hà Nội (2012). Đại cương Nhân học và xã hội học Y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 14. P. A. Ganz, K. A. Desmond, B. Leedham và cộng sự (2002). Quality of life in long-term, disease-free survivors of breast cancer: a follow-up study. J Natl Cancer Inst, 94 (1), 39-49. 15. Nguyễn Viết Thiêm (2000). Bài giảng chuyên đề tâm thần. Đại học Y Hà Nội. 16. Trần Đình Xiêm (1995). Các rối loạn sắc khí và lo âu. Tâm thần học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 312-364. 17. Burows G và Judd F (1999). Anxiety disorder. Foundation of Clinical Psychiatry, Australia, 128-148. 18. Guze S.B, Goodman D (1979). Anxiety, Neurosis, Psychiatric Diagnosis, 19. Tiller J.W.G (1990). Anxiety, perception anh respiration. University of Otago Press, New Zealand. 20. Nguyễn Việt (1984). Loạn thần hưng trầm cảm. Tâm thần học, Nhà xuất bản Y học, 133-140. 21. W. H. Organisation (1992). Phân loại bệnh quốc tế ICD 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, Viện Sức khoẻ tâm thần Trung ương, 22. W. W. Zung (1971). A rating instrument for anxiety disorders. Psychosomatics, 12 (6), 371-379. 23. A. T. Beck, C. H. Ward, M. Mendelson, et al (1961). An inventory for measuring depression. Arch Gen Psychiatry, 4, 561-571. 24. R. P. Snaith, A. S. Zigmond (1986). The hospital anxiety and depression scale. Br Med J (Clin Res Ed), 292 (6516), 344. 25. I. Bjelland, A. A. Dahl, T. T. Haug, et al (2002). The validity of the Hospital Anxiety and Depression Scale. An updated literature review. J Psychosom Res, 52 (2), 69-77. 26. S. Moorey, S. Greer, M. Watson, et al (1991). The factor structure and factor stability of the hospital anxiety and depression scale in patients with cancer. Br J Psychiatry, 158, 255-259. 27. R. P. Snaith (2003). The Hospital Anxiety And Depression Scale. Health Qual Life Outcomes, 1, 29. 28. Nguyễn Văn Nhận (2001). Tâm lý học Y học, Nhà xuất bản Y học, 29. M. J. Massie, J. C. Holland (1991). Psychological reactions to breast cancer in the pre- and post-surgical treatment period. Semin Surg Oncol, 7 (5), 320-325. 30. S. Institute of Medicine Committee on Psychosocial Services to Cancer Patients/Families in a Community (2008). The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Cancer Care for the Whole Patient: Meeting Psychosocial Health Needs, National Academies Press (US) National Academy of Sciences., Washington (DC), 31. D. Stark, M. Kiely, A. Smith, et al (2002). Anxiety disorders in cancer patients: their nature, associations, and relation to quality of life. J Clin Oncol, 20 (14), 3137-3148. 32. S. M. S. Baqutayan (2012). The Effect of Anxiety on Breast Cancer Patients. Indian Journal of Psychological Medicine, 34 (2), 119-123. 33. N. Vin-Raviv, T. F. Akinyemiju, S. Galea, et al (2015). Depression and Anxiety Disorders among Hospitalized Women with Breast Cancer. PLoS One, 10 (6), e0129169. 34. P. Lueboonthavatchai (2007). Prevalence and psychosocial factors of anxiety and depression in breast cancer patients. J Med Assoc Thai, 90 (10), 2164-2174. 35. C. G. Ng, S. Mohamed, M. H. See, et al (2015). Anxiety, depression, perceived social support and quality of life in Malaysian breast cancer patients: a 1-year prospective study. Health Qual Life Outcomes, 13 (1), 205. 36. N. Z. Zainal, N. R. Nik-Jaafar, A. Baharudin, et al (2013). Prevalence of depression in breast cancer survivors: a systematic review of observational studies. Asian Pac J Cancer Prev, 14 (4), 2649-2656. 37. N. B. Dastan, S. Buzlu (2011). Depression and anxiety levels in early stage Turkish breast cancer patients and related factors. Asian Pac J Cancer Prev, 12 (1), 137-141. 38. C. Burgess, V. Cornelius, S. Love, et al (2005). Depression and anxiety in women with early breast cancer: five year observational cohort study. Bmj, 330 (7493), 702. 39. M. R. Hassan, S. A. Shah, H. F. Ghazi , et al (2015). Anxiety and Depression among Breast Cancer Patients in an Urban Setting in Malaysia. Asian Pac J Cancer Prev, 16 (9), 4031-4035. 40. B. C. Thomas, N. Devi, G. P. Sarita, et al (2005). Reliability & validity of the Malayalam hospital anxiety & depression scale (HADS) in cancer patients. Indian J Med Res, 122 (5), 395-399. 41. C. M. Leung, Y. K. Wing, P. K. Kwong, et al (1999). Validation of the Chinese-Cantonese version of the hospital anxiety and depression scale and comparison with the Hamilton Rating Scale of Depression. Acta Psychiatr Scand, 100 (6), 456-461. 42. L. Stafford, F. Judd, P. Gibson, et al (2013). Screening for depression and anxiety in women with breast and gynaecologic cancer: course and prevalence of morbidity over 12 months. Psychooncology, 22 (9), 2071-2078. 43. J. Skarstein, N. Aass, S. D. Fossa, et al (2000). Anxiety and depression in cancer patients: relation between the Hospital Anxiety and Depression Scale and the European Organization for Research and Treatment of Cancer Core Quality of Life Questionnaire. J Psychosom Res, 49 (1), 27-34. 44. Ngô Thị Kim Yến (2015). Nghiên cứu tình hình rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân ung thư tại thành phố Đà Nẵng năm 2014, Luận án chuyên khoa cấp II chuyên ngành Quản lý Y tế, Đại học Y Dược Huế. 45. M. Hanson Frost, V. J. Suman, T. A. Rummans, et al (2000). Physical, psychological and social well-being of women with breast cancer: the influence of disease phase. Psychooncology, 9 (3), 221-231. 46. A. Montazeri, S. Jarvandi, S. Haghighat, et al (2001). Anxiety and depression in breast cancer patients before and after participation in a cancer support group. Patient Educ Couns, 45 (3), 195-198. 47. J. Zabora, K. BrintzenhofeSzoc, P. Jacobsen, et al (2001). A new psychosocial screening instrument for use with cancer patients. Psychosomatics, 42 (3), 241-246. 48. Vũ Thị Kim Anh (2010). Nghiên cứu tác động của chi phí y tế với tình trạng nghèo hoá ở Việt Nam và hiệu quả chính sách hỗ trợ người nghèo trong khám, chữa bệnh, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Thái Bình. 49. Phạm Mạnh Hùng, Trần Đức Thạch (2009). Đo lường nguy cơ nghèo đi do chi phí y tế: Phân bố chỉ số CATA và IMPOOR của Việt Nam giai đoạn 1993-2014. Tạp chí Thông tin Y dược, 50. Đại học Y Hà Nội (2012). Tâm lý học Y học, Nhà xuất bản Y học, 51. Nguyễn Thị Thanh Phương (2013). Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước và sau điều trị tại khoa chống đau, bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2013, Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công cộng. 52. Ulla-Sisko Lehto-J rnstedt (2000). Social support and Psychological stress processes in the early phase of cancer, Medical school University of Tampere, 53. Ulla-Sisko Lehto-J rnstedt, Markku Ojanen, Pirkko Kellokumpu-Lehtinen (2004). Cancer-specific social support received by newly diagnosed cancer patients: validating the new Structural-Functional Social Support Scale (SFSS) measurement tool. Support Care Cancer, (12), 326–337. 54. Bộ Y tế và nhóm đối tác (2013). Hướng bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2013, Bộ Y tế, 122-123. 55. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Thuý Linh, Hoàng Quốc Phương và cộng sự (2014). Tình trạng lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân ung thư điều trị tại bệnh viện K năm 2013, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư – bệnh viện K. 56. The World Health Organization (1948). WHO definition of Health. International Health Conference, The World Health Organization, New York, 2.