Thực trạng lo âu và một số yếu tố liên quan của người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai năm 2024

Thực trạng lo âu và một số yếu tố liên quan của người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai năm 2024

Khóa luận tố nghiệp cao đẳng điều dưỡng Thực trạng lo âu và một số yếu tố liên quan của người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai năm 2024.Lo âu là một trạng thái căng thẳng cảm xúc lan tỏa, hết sức khó chịu nhưng thường mơ hồ, bâng quơ kèm theo nhiều triệu chứng cơ thể như cảm giác trống rỗng ở thượng vị, siết chặt ở ngực, hồi hộp vã mồ hôi, đau đầu, run, khô miệng đau cơ, kèm sự bứt rứt bất an đứng ngồi không yên [1]. Trong y khoa, tâm lý người bệnh trước phẫu thuật là một trong các vấn đề cần được quan tâm. Diễn biến tâm lý của người bệnh tác động hai chiều tới sự thành công của cuộc phẫu thuật. Tâm lý ổn định, an tâm và tin tưởng vào điều trị có thể giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, ngược lại người bệnh quá lo âu, nghi ngờ kết quả điều trị sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị, đặc biệt là quá trình gây mê hồi sức [2].

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tác động tiêu cực của lo âu trước phẫu thuật tới kết quả điều trị. Một trong số đó là thay đổi đáp ứng của cơ thể đối với các thuốc gây mê, người bệnh cần nhiều thuốc gây mê hơn, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, cần nhiều thuốc giảm đau, thuốc an thần, tăng tỉ lệ nôn, buồn nôn sau mổ, thay đổi nhiệt độ cơ thể, kéo dài thời gian hồi phục sau mổ [3]. Tại Bỉ, nghiên cứu của tác giả V.scavee cho thấy 17,9% tỷ lệ người bệnh lo âu trước phẫu thuật tĩnh mạch nông [4]. Theo nghiên cứu của tác giả Aolin Ren tại Trung Quốc, có 15,2% tỷ lệ người bệnh cao tuổi lo âu trước phẫu thuật [5]. Với người bệnh thay khớp háng, tỷ lệ lo âu trước phẫu thuật là 20,7% – theo nghiên cứu của tác giả Franziska Leiss [6].

Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có các nghiên cứu tìm hiểu về tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật như nghiên cứu của Đặng Văn Thạch về “Thực trạng lo âu của bệnh nhân trước phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang năm 2018 và một số yếu tố liên quan” [7] hay “Khảo sát tình trạng lo âu, stress trước phẫu thuật ở bệnh nhân mổ phiên tại khoa Chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” năm 2020 của tác giả Phạm Quang Minh [8]; nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Ngọc Ánh và Đàm Trọng Nghĩa với đề tài “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lo lắng của người bệnh trước phẫu thuật tại khoa ngoại đầu cổ bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2020” [9]; nghiên cứu của tác giả Trần Anh Vũ về “Ảnh hưởng của lo âu trước mổ đến sự hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” [10].

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam, là tuyến cao nhất trong bậc thang điều trị của ngành y tế. Do đó, số lượng người bệnh phẫu thuật rất lớn. Theo báo cáo số liệu chuyên môn cập nhật hằng ngày tại bệnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi ngày bệnh viện thực hiện khoảng 100 ca phẫu thuật. Năm 2015 tác giả Phí Thị Nguyệt đã thực hiện nghiên cứu “Khảo sát tâm lý người bệnh trước phẫu thuật tim hở tại đơn vị phẫu thuật Tim mạch” [11], tuy nhiên nghiên cứu trên không sử dụng thang điểm cụ thể nào để đánh giá mức độ lo âu của người bệnh. Từ đó đến nay đã có một số nghiên cứu về vấn đề này tại bệnh viện Bạch Mai nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện trên đối tượng người bệnh phẫu thuật tiết niệu. Bên cạnh đó, khoa Phẫu thuật Tiết niệu là khoa mới thành lập tại Bệnh viện Bạch Mai, số lượng người bệnh từ khoảng 300 đến 400 ca phẫu thuật/tháng. Mặc dù vậy, các thông tin về lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu trước phẫu thuật còn bị hạn chế. Vậy tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật diễn ra như thế nào? Có hay không những yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật? Để có một cái nhìn khách quan về tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật, từ đó đề xuất hướng can thiệp phù hợp giúp người bệnh giảm lo âu và tạo tâm lý ổn định nhất trước phẫu thuật, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng lo âu và một số yếu tố liên quan của người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai năm 2024” với hai mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai năm 2024.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật ở nhóm người bệnh trên

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………..
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………..
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ………………………………………………………………
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………………………………. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………………………. 3
1.1.Giới thiệu về lo âu…………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Khái niệm về lo âu…………………………………………………………………. 3
1.1.2. Phân loại lo âu ……………………………………………………………………… 3
1.1.3. Các triệu chứng của lo âu ………………………………………………………. 4
1.1.4. Hậu quả của lo âu…………………………………………………………………. 5
1.1.5. Một số phương thức trị liệu lo âu …………………………………………….. 6
1.2. Giới thiệu về bộ công cụ đánh giá lo âu …………………………………………. 6
1.3. Một số nghiên cứu về tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu
thuật…………………………………………………………………………………………………. 8
1.3.1. Nghiên cứu tại Việt Nam ………………………………………………………… 8
1.3.2. Nghiên cứu trên thế giới……………………………………………………….. 10
1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu
thuật ……………………………………………………………………………………………….. 11
1.4.1. Đặc điểm nhân khẩu học ………………………………………………………. 11
1.4.2. Đặc điểm về bệnh………………………………………………………………… 13
1.4.3. Công tác chuẩn bị trước phẫu thuật ……………………………………….. 14
1.5. Khung lý thuyết ………………………………………………………………………….. 15
CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………………………………….. 16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………… 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………. 16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ………………………………………………………….. 16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………. 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………… 162.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 17
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………… 17
2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu…………………………………….. 18
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu……………………………………………………….. 18
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………… 19
2.5. Các biến số nghiên cứu……………………………………………………………….. 19
2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ……………………………………….. 24
2.6.1. Xử lý số liệu………………………………………………………………………… 24
2.6.2. Phân tích số liệu………………………………………………………………….. 24
2.7. Đạo đức nghiên cứu……………………………………………………………………. 24
2.8. Sai số và cách khắc phục…………………………………………………………….. 25
2.8.1. Sai số…………………………………………………………………………………. 25
2.8.2. Cách khắc phục sai số………………………………………………………….. 25
2.9. Hạn chế nghiên cứu……………………………………………………………………. 25
CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………………………………….. 26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………… 26
3.1. Mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………………. 26
3.1.1. Đặc điểm chung…………………………………………………………………… 26
3.1.2. Đặc điểm về bệnh………………………………………………………………… 28
3.1.3. Đặc điểm về công tác chuẩn bị trước phẫu thuật………………………. 29
3.1.4. Đặc điểm về tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật…… 31
3.2. Mô tả tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật ………………. 33
3.2.1. Tình trạng lo âu với đặc điểm chung ………………………………………. 33
3.2.2. Tình trạng lo âu với các yếu tố bệnh……………………………………….. 37
3.2.3. Tình trạng lo âu với các yếu tố liên quan đến công tác chuẩn bị
trước phẫu thuật…………………………………………………………………………… 38
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu
thuật ……………………………………………………………………………………………….. 40
3.3.1. Mối liên quan giữa lo âu với đặc điểm chung…………………………… 403.3.2. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố bệnh …………………………… 42
3.3.3. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố liên quan đến công tác
chuẩn bị trước phẫu thuật ……………………………………………………………… 43
CHƯƠNG 4 ………………………………………………………………………………………….. 46
BÀN LUẬN…………………………………………………………………………………………… 46
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………… 46
4.2. Tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật……………………….. 46
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu
thuật ……………………………………………………………………………………………….. 48
4.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học ………………………………………………………. 48
4.3.2. Đặc điểm về bệnh………………………………………………………………… 49
4.3.3. Công tác chuẩn bị trước phẫu thuật ……………………………………….. 50
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………… 52
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………. 54
PHỤ LỤC 1…………………………………………………………………………………………… 59
PHỤ LỤC 2…………………………………………………………………………………………… 64
PHỤ LỤC 3…………………………………………………………………………………………… 65
PHỤ LỤC 4…………………………………………………………………………………………… 6

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa lo âu thông thường và lo âu bệnh lý…………………. 4
Bảng 2.5.1. Các biến số nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu học …………………. 19
Bảng 2.5.2. Các biến số nghiên cứu về đặc điểm về bệnh …………………………….21
Bảng 2.5.3. Các biến số nghiên cứu về công tác chuẩn bị trước phẫu thuật…….22
Bảng 2.5.4. Các biến bố nghiên cứu về mức độ lo âu về bệnh (Thang đo HADS –
A)………………………………………………………………………………………………………….23
Bảng 3.1.1. Phân bố đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………….. 26
Bảng 3.1.2. Phân bố đặc điểm về bệnh của đối tượng nghiên cứu ……………….. 28
Bảng 3.1.3. Phân bố đặc điểm về công tác chuẩn bị trước phẫu thuật…………… 29
Bảng 3.1.4. Bảng điểm HADS-A …………………………………………………………… 31
Bảng 3.1.5. Các vấn đề lo âu của người bệnh …………………………………………… 32
Bảng 3.2.1. Phân bố tình trạng lo âu với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………………………. 33
Bảng 3.2.2. Phân bố tình trạng lo âu với các yếu tố về bệnh……………………….. 37
Bảng 3.2.3. Phân bố tình trạng lo âu với các yếu tố liên quan đến công tác chuẩn bị
trước phẫu thuật ………………………………………………………………………………….. 38
Bảng 3.3.1. Mối liên quan giữa lo âu với các đặc điểm chung…………………….. 40
Bảng 3.3.2. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố về bệnh………………………. 42
Bảng 3.3.3. Mối liên quan giữa lo âu với các yếu tố liên quan đến công tác chuẩn
bị trước phẫu thuật ………………………………………………………………………………. 43
Bảng 4. Thống kê độ tin cậy của thang đo ……………………………………………….. 65
Bảng 5. Thống kê độ tin cậy từng câu hỏi trong thang đo…………………………… 65DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.5. Khung lý thuyết …………………………………………………….15
Hình 2.2. Khoa Phẫu thuật Tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai………………………….17
Biểu đồ 3.1.1. Mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật theo thang điểm
HADS-A………………………………………………………………………. 31
Biểu đồ 3.1.2. Tỷ lệ lo âu chung của người bệnh……………………………. 32
Biểu đồ 3.1.3 Vấn đề lo âu của người bệnh…………………………………….33
Biểu đồ 3.2.1. Trình độ học vấn với tình trạng lo âu ………………………….36
Biểu đồ 3.2.2. Tình trạng hôn nhân với tình trạng lo âu ……………………….36
Biểu đồ 3.2.3. Tình trạng lúc nhập viện với tình trạng lo âu ………………….3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment