THỰC TRẠNG MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM TẠI HAI CƠ SỞ Y TẾ CỦA THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2020

THỰC TRẠNG MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM TẠI HAI CƠ SỞ Y TẾ CỦA THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2020

THỰC TRẠNG MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM TẠI HAI CƠ SỞ Y TẾ CỦA THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2020
Học viên: Nguyễn Thị Hưng
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lã Ngọc Quang
Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ là bệnh rối loạn chuyển hóa gặp nhiều trong thai kỳ và có xu hướng gia tăng, gây nhiều tai biến cho cả mẹ và con. Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ của phụ nữ mang thai đến khám tại hai cơ sở y tế của thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2020; mô tả kiến thức, thực hành phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ; phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng mắc bệnh, kiến thức, thực hành phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện trên 258 phụ nữ đang mang thai tại hai cơ sở y tế của thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2020 thực hiện từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020, các thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối tượng.
Kết quả: tỷ lệ đối tượng mắc đái tháo đường thai kỳ là 18,2%, đối tượng có kiến thức chung đúng về phòng ngừa đái tháo đừng thai kỳ đạt 79,8% và thực hành chung đúng đạt 74,0%. Một số yếu yếu liên quan đến thực trạng mắc bệnh: Nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ của phụ nữ mang thai ≥35 tuổi cao gấp 3,53 lần so với phụ nữ mang thai <35 tuổi (OR=3,53, 95% CI: 1,77-7,03). Nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ của phụ nữ mang thai thừa cân/béo phì cao gấp 2,58 lần so với phụ nữ mang thai bình thường (OR=2,58, 95% CI: 1,12-5,96). Nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ của phụ nữ mang thai có kiến thức không đạt về phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ cao gấp 2,51 lần so với phụ nữ mang thai có kiến thức đạt (OR=2,51, 95% CI: 1,24-5,06). Nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ của phụ nữ mang thai có thực hành không đạt về phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ cao gấp 2,59 lần so với phụ nữ mang thai có thực hành đạt  2 (OR=2,59, 95% CI: 1,33-5,02). Chưa tìm được mối liên quan giữa thực trạng mắc đái tháo đường thai kỳ với tiền sử gia đình mắc đái tháo đường (p>0,05). Yếu tố liên quan đến kiến thức: chưa có mối liên quan giữa tuổi, nghề nghiệp, học vấn và kiến thức (p>0,05). Yếu tố liên quan đến thực hành: Phụ nữ mang thai có kiến thức đạt có thực hành đạt cao gấp 7,82 lần so với phụ nữ mang thai có kiến thức không đạt (OR=7,82, 95% CI: 4,01-15,23). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa thực hành phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ với tuổi, nghề nghiệp, học vấn của phụ nữ mang thai với p>0,05. Khuyến nghị: Cần tăng cường công tác truyền thông về chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, về bệnh đái tháo đường thai kỳ… Phụ nữ mang thai cần chủ động tìm hiểu thông tin về đái tháo đường thai kỳ trước và trong khi mang thai, thường xuyên đi khámvà kiểm tra thai định kỳ. Bên cạnh đó cần có chế độ ăn uống và tập thể thao hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích khi mang thai.

Leave a Comment