Thực trạng mắc lao tiềm ẩn và cầu sử dụng dịch vụ y tế trên đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Thực trạng mắc lao tiềm ẩn và cầu sử dụng dịch vụ y tế trên đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng mắc lao tiềm ẩn và cầu sử dụng dịch vụ y tế trên đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hoạt động phòng chống lao đã đạt được một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, mỗi ngày có hơn 4.000 người tử vong và gần 30.000 người mắc bệnh [55]. Báo cáo của WHO năm 2020 ước tính trên toàn cầu có khoảng một phần tư dân số thế giới lao tiềm ẩn [24].
Việt Nam là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. WHO ước tính năm 2018 Việt Nam có khoảng 174.000 người mắc lao mới và 11.000 người tử vong do bệnh lao [55], khoảng 30-40% dân số đã nhiễm lao [32], trung bình sẽ có khoảng 5-10% số người nhiễm lao sẽ phát triển thành bệnh lao [9]. Theo số liệu điều tra ở Cà Mau đối với 1.319 người > 15 tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên, kết quả đã chỉ ra tỷ lệ hiện mắc lao tiềm ẩn là 36,8% [30]. Cũng tại Cà Mau, Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock đã phối hợp với Chương trình Chống lao Quốc gia thực hiện một nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn trong nhóm tiếp xúc hộ gia đình với người bệnh lao, kết quả cho thấy 40,8% người tiếp xúc với người bệnh lao kháng đa thuốc có kết quả Mantoux dương tính, có nguy cơ cao phát triển thành bệnh lao hoạt động [28].


Chiến lược Quốc gia Phòng chống lao đã đặt ra mục tiêu cơ bản chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 với việc giảm tỉ lệ hiện mắc lao xuống dưới 20/100.000 dân [16]. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc tăng cường chủ động phát hiện sớm các thể lao hoạt động trong cộng đồng, thì chúng ta cần tiếp cận điều trị dự phòng nhằm ngăn chặn chuyển từ lao tiềm ẩn sang lao hoạt động. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học về thực trạng mắc lao tiềm ẩn còn khan hiếm, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn. Mặc dù tỷ lệ bệnh lao nước ta vẫn còn cao nhưng đa số người nhiễm lao không biết mình bị bệnh, hoặc biết nhưng không điều trị. Theo số liệu điều tra tại 4 tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, với tỷ lệ tham gia điều trị dự phòng đạt khoảng 63% và tỷ lệ hoàn thành điều trị đạt 89% [2]. Năm 2017, theo số liệu của Chương trình Chống lao Quốc gia tỷ lệ chấp nhận điều trị lao tiềm ẩn là 60,4% [8]. Thực trạng này cho thấy vấn đề cầu trong quản lý, điều trị lao tiềm ẩn của cộng đồng là vấn đề cần quan tâm hiện nay, đặc biệt là các tỉnh miền núi.
Phú Lương là một huyện miền núi, số lượng bệnh nhân điều trị lao phổi còn cao. Năm 2020 số bệnh nhân lao mới phát hiện là 95 bệnh nhân [18], năm 2021 phát hiện 86 bệnh nhân mới [19]. Trong đó có những bệnh nhân mắc bệnh lao phổi chưa được xét nghiệm và điều trị, đây chính là nguồn lây trong cộng đồng chưa phát hiện được. Với mong muốn phát hiện sớm lao tiềm ẩn, tiến tới giảm số lượng, giảm gánh nặng bệnh tật và chấm dứt bệnh lao và cung cấp bằng chứng cho lập kế hoạch cung cấp dịch vụ đối với lao tiềm ẩn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng mắc lao tiềm ẩn và cầu sử dụng dịch vụ y tế trên đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
1.    Xác định tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn trên đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2022.
2.    Phân tích cầu sử dụng dịch vụ y tế của đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU     3
1.1.    Lao tiềm ẩn      3
1.2.    Khái niệm về cầu trong quản lý lao tiềm ẩn     7
1.3.    Thực trạng lao tiềm ẩn     8
1.4.    Thực trạng cầu sử dụng dịch vụ y tế của đối tượng mắc lao tiềm ẩn     12
1.5.    Đặc điểm địa bàn nghiên cứu     14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    16
2.1.    Đối tượng nghiên cứu     16
2.2.    Địa điểm nghiên cứu      17
2.3.    Thời gian nghiên cứu      17
2.4.    Phương pháp nghiên cứu      17
2.5.    Các biến số, chỉ số nghiên cứu và công cụ nghiên cứu     18
2.6.    Kỹ thuật thu thập số liệu      22
2.7.    Phương pháp xử lý số liệu      28
2.8.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu      28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    29
3.1.    Đặc điểm nhân khẩu học     29
3.2.    Đặc điểm về tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn ở NTXHGĐ tham gia nghiên cứu     36
3.3.    Cầu sử dụng dịch vụ y tế trên các đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2022     37
Chương 4. BÀN LUẬN     47
4.1.    Đặc điểm nhân khẩu học     47
4.2.    Đặc điểm về tình hình mắc lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc hộ gia đình đã
tham gia nghiên cứu     52
4.3.    Cầu sử dụng dịch vụ y tế trên các đối tượng tiếp xúc hộ gia đình tại huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2022     55
Chương 5. KẾT LUẬN     65
KHUYẾN NGHỊ     66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt giữa lao vào lao tiềm ẩn      4
Bảng 3.1. Đặc    điểm về tuổi của người tiếp xúc hộ gia đình      29
Bảng 3.2. Đặc    điểm về giới của người tiếp xúc hộ gia đình      30
Bảng 3.3. Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất      30
Bảng 3.4. Khoảng cách từ nhà đến TTYT huyện      30
Bảng 3.5. Đặc    điểm tuổi của NTXHGĐ tham gia nghiên cứu     31
Bảng 3.6. Đặc    điểm giới của NTXHGĐ tham gia nghiên cứu      31
Bảng 3.7. Đặc    điểm trình độ học vấn của NTXHGĐ tham gia    nghiên cứu … 32
Bảng 3.8. Đặc    điểm nghề nghiệp của NTXHGĐ tham gia nghiên cứu      33
Bảng 3.9. Đặc    điểm kinh tế NTXHGĐ tham gia nghiên cứu      33
Bảng 3.10. Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất của NTXHGĐ tham gia nghiên cứu      34
Bảng 3.11. Đặc điểm khoảng cách từ nhà đến TTYT huyện NTXHGĐ tham
gia nghiên cứu      35
Bảng 3.12. Đặc điểm tiêm phòng lao ở NTXHGĐ tham gia nghiên cứu      35
Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêm phòng lao theo tuổi     36
Bảng 3.14. Kết quả xét nghiệm Mantoux của người tiếp xúc hộ gia đình      36
Bảng 3.15. Tỷ lệ được chẩn đoán mắc lao tiềm ẩn      37
Bảng 3.16. Tỷ lệ NTXHGĐ có cầu sàng lọc lao tiềm ẩn      37
Bảng 3.17. Tỷ lệ NTXHGĐ có cầu điều trị lao tiềm ẩn      40
Bảng 3.18. Khác biệt giới tính trong cầu điều trị lao tiềm ẩn      41
Bảng 3.19. Cầu điều trị lao tiềm ẩn theo cơ sở y tế      41
Bảng 3.20. Tỷ lệ NTXHGĐ có cầu quản lý lao tiềm ẩn      44
Bảng 3.21. Cầu quản lý lao tiềm ẩn theo cơ sở y tế      44
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mô tả quá trình nhiễm lao và lao tiềm ẩn    5
Hình 1.2. Tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn toàn cầu    8
Hình 1.3. Bản đồ huyện Phú Lương      15
Hình 2.1. Cách làm và đọc kết quả phản ứng Mantoux      26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Lương Anh Bình (2021), Thực trạng chẩn đoán và điều trị Lao tiềm ẩn tại hai tỉnh Quảng Nam, Đã Nẵng và kết quả một số giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng, Đại học Y Hà Nội.
2.    Nguyễn Kim Bình (2017), Nghiên cứu Tỷ lệ nhiễm Lao trên nhân viên Y tế và yếu tố nguy cơ tại Việt Nam giai đoạn 2014-2015: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (US. CDC) tại Việt Nam.
3.    Bệnh viện Phổi Thái Nguyên (2021), Báo cáo kết quả phát hiện và điều trị lao tiềm ẩn tỉnh Thái Nguyên năm 2021.
4.    Bệnh viện Phổi Trung ương (2021), Công văn số 2693/BVPTW-DAPCL về việc điều chỉnh ngưỡng dương tính xét nghiệm Mantoux chẩn đoán Lao tiềm ẩn theo khuyến cáo mới của TCYTTG.
5.    Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao. Ban hành kèm theo Quyết định số: 4263 /QĐ-BYT ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, NXB Y học, Hà Nội.
6.    Bộ Y tế (2020), Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 24/03/2020 kèm theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị lao tiềm ẩn.
7.    Bộ Y tế (2022), Hướng dẫn triển khai hoạt động phát hiện bệnh lao và lao tiềm ẩn áp dụng chiến lược 2X: Hà Nội.
8.    Chương trình Chống lao Quốc gia (2017), Báo cáo tổng kết CTCLQG năm 2017 và phương hướng kế hoạch năm 2018.
9.    Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống Lao (2021), Tài liệu tập huấn phát hiện, chẩn đoán, quản lý điều trị lao tiềm ẩn.
10.    Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2014), Cở sở lý luận về cầu của dịch vụ, Giáo trình quản trị dịch vụ, NXB Thống kê.
11.    Nguyễn Huy Lương (2023), Xếp hạng trình độ phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh đến năm 2021, Tạp chí Kinh tế Việt Nam, 17 (24/4/2023). 
12.    Thân Văn Nhất, Lưu Thị Kim Oanh (2022), Tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao tiềm ẩn được phát hiện trong chương trình sàng lọc chủ động tại tỉnh Bắc Giang năm 2021 và một số yếu tố ảnh hưởng, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển, 6(5), pp. 90-97.
13.    Đỗ Phúc Thanh (2015), Tỷ lệ nhiễm lao tiềm ẩn và nguy cơ mắc bệnh lao của người nhà tiếp xúc với người bệnh lao phổi AFB(+), Tạp chí nghiên cứu y học, 98(6).
14.    Trần Thu Trang, Vũ Văn Giáp, Chu Thị Hạnh (2021), Xác định tỷ lệ và
yếu tố nguy cơ mắc lao tiềm ẩn của nhân viên Y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y học Việt Nam, 510(2), pp. 96-97.
15.    Thủ tướng Chính Phủ (2021), Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, Quy định
chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025: Hà Nội 27/01/2021.
16.    Thủ tướng Chính Phủ (2014), Quyết định số 374 QĐ/TTg. Quyết định
Phê duyệt Chiến lược Quốc gia Phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
17.    Trung tâm Phát triển sức khoẻ cộng đồng (2021), Hướng dẫn thay đổi ngưỡng kết quả Mantoux dương tính: Dự án QTC-PCL giai đoạn 2021 – 2023.
18.    TTYT Phú Lương (2020), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 của Trung tâm Y tế huyện Phú Lương.
19.    TTYT Phú Lương (2021), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của Trung tâm Y tế huyện Phú Lương.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment