Thực trạng mất răng và ảnh hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2015

Thực trạng mất răng và ảnh hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2015

Luận án Thực trạng mất răng và ảnh hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2015.Trong những thập kỷ gần đây, với sự phát triển của kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, cùng với đó, tuổi thọ con người ngày càng tăng cao. Theo thống kê của Liên hiệp quốc, năm 1950 người cao tuổi trên toàn thế giới có 214 triệu, đến năm 1975là 346 triệu, năm 2000 là 590 triệu người và dự tính vào năm 2025 sẽ là 1,2 tỷ người[1]. Đó là một sự “bùng nổ” chưa từng có về số người cao tuổi trên thế giới.

Thực trạng mất răng và ảnh hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2015 Già hóa dân số đang trở thành vấn đề được toàn thế giới quan tâm theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số thế giới đang bị “già hóa” do mức độ sinh giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng[2], Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tính tới cuối năm 2010, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người cao tuổi (chiếm 9,4% dân số). Sự gia tăng đáng kể về số lượng người cao tuổi đòi hỏi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng theo. Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình dự kiến trong nước tăng từ72 năm 2011 lên 78 năm 2030lại càng thúc đẩy hơn nữa việc quan tâm, duy trì sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống (CLCS) cho người cao tuổi [3].
Ở người cao tuổi có những đặc điểm đặc biệt, các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa dẫn đến suy giảm chức năng sinh lý và khả năng thích nghi. Đây là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển. Vai trò của sức khỏe răng miệng đến sức khỏe toàn thân được biết đến là cửa ngõ giúp cung cấp và hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể, tác động trực tiếp hỗ trợ sức khỏe toàn thân. Bệnh vùng răng miệng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh khác. Do đó, sức khỏe răng miệng có vai trò rất lớn và là vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt với người cao tuổi.
Sức khỏe răng miệng đóng góp một phần quan trọng vào sức khỏe chung của cá nhân và cộng đồng. Kết quả của cuộc điều tra sức khỏe răng miệng trên toàn quốc tiến hành năm 2002 cho thấy, số răng mất của người trên 45 tuổi là 6,6 cao gấp 3 lần so với số răng sâu(2,10) [4]. Mất răng trực tiếp làm giảm khả năng ăn nhai của người cao tuổi và gián tiếp làm ảnh huởng tới cuộc sốngcủa người cao tuổi.Năm 1997, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đặt mục tiêu toàn cầu về sức khỏe răng miệng đến năm 2020, trong đó có các vấn đề liên quan đến tình trạng mất răng, từ đó, đưa ra giải pháp và chương trình can thiệp nhằm làm tăng số lượng các răng còn khả năng ăn nhai tối thiểu là 21 răng [5].Vì vậy, theo WHO, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bao gồm chăm sóc sức khỏe răng miệng là vấn đề cấp thiết được đặt ra và cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm [6].
Trong chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi,vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng ngày càng được các thầy thuốc nha khoa chú ý như: Tình trạng sâu răng, viêm quanh răng,đặc biệt là mất răng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.Bên cạnh đó, trong bối cảnh các nhà khoa học dần nhận ra những thiếu sót khi chỉ đánh giá mặt lâm sàng của tình trạng bệnh lý răng miệng, các chỉ số lâm sàng của bệnh răng miệng chưa hoàn toàn phù hợp để nắm bắt được các khái niệm của WHO về sức khỏe, đặc biệt là khía cạnh khỏe mạnh về mặt tinh thần, xã hội và hành vi sức khỏe, chất lượng cuộc sống sức khoẻ răng miệng (CLCS-SKRM) đang được xác định là lĩnh vực sức khỏe ưu tiên trong bối cảnh các vấn đề chất lượng cuộc sống đi đầu trong các chính sách y tế cộng đồng [7].Mặc dù vậy, các nghiên cứu về hành vi chăm sóc răng miệng,nhu cầu điều trị và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng tại Việt Nam còn chưa nhiều và cũng mới chỉ được quan tâm trong vài năm trở lại đây.Thực trạng mất răng và ảnh hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2015
Cần Thơ là 1 thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là một trong 4 Thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam [8]. Các cơ sở hạ tầng, dịch vụ được đầu tư phát triển, đời sống của người dân ngày càng được quan tâm hơn. Vì thế,với mục đích đánh giá công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng, xây dựng mô hình bệnh tật của người cao tuổi trên địa bàn Cần Thơ, đồng thời trên cơ sở đó,đề ra các biện pháp nâng cao CLCS, nghiên cứu“Thực trạng mất răng và ảnh hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2015”được tiến hành bao gồm các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng mất răng ở người cao tuổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2015
2. Phân tích một số yếu tố liên quan với mất răng của đối tượng nghiên cứu
3. Xác định ảnh hưởng của mất răng đối với chất lượng cuộc sống người
MỤC LỤC Thực trạng mất răng và ảnh hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2015
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỔ CHỨC HỌC CỦA RĂNG 3
1.1.1. Men răng 3
1.1.2. Ngà răng 4
1.1.3. Tuỷ răng 5
1.1.4. Cement chân răng 5
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI 5
1.2.1. Khái niệm người cao tuổi 5
1.2.2. Tình hình người cao tuổi 5
1.2.3. Một số đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi 7
1.2.4. Tình trạng sức khỏe người già 9
1.2.5. Vấn đề tâm lý của bệnh nhân đối với bệnh răng miệng 11
1.3. TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI 11
1.3.1. Nguyên nhân mất răng 11
1.3.2. Hậu quả của mất răng đối với người cao tuổi 12
1.3.3. Phân loại mất răng 13
1.3.4. Phương án điều trị 15
1.3.5. Hệ số nhai 15
1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG NGƯỜI CAO TUỔI 16
1.4.1. Kiến thức, thái độ và thực hành SKRM ở người cao tuổi 16
1.4.2. Các yếu tố tác động tới kiến thức, thái độ, thực hành đối với sức khoẻ răng miệng người cao tuổi 17
1.4.3. Tình tình nghiên cứu về giáo dục nha khoa, thái độ và thực hành của người cao tuổi đối với sức khoẻ răng miệng 18
1.4.4. Chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi 19
1.5. MộT Số NGHIÊN CứU Về TÌNH TRạNG MấT RĂNG NGƯờI CAO TUổI 20
1.6. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI THÀNH PHỐCẦN THƠ 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 23
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 23
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 23
2.3.3. Cách chọn mẫu 24
2.4. CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 24
2.4.1. Biến số và chỉ số 24
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số 25
2.5. KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN 26
2.6. CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU 26
2.7. NHẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 27
2.8. SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 27
2.8.1. Sai số do điều tra viên 27
2.8.2. Sai số do người trả lời phỏng vấn 28
2.8.3. Sai số trong quá trình thu thập số liệu, nhập liệu, phân tích số liệu 28
2.9. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 28
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
3.2. TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG CỦA NCT THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2015 30
3.3.ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2015 34
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 38
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ dân số người cao tuổi Việt Nam từ năm 1979 đến 2049 6
Bảng 1.2 Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi so với người trẻ tuổi 10
Bảng 1.3 Hệ số nhai 16
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 29
Bảng 3.2 Tỷ lệ mất răng của NCT Thành phố Cần Thơ theo giới. 30
Bảng 3.3 Số răng mất theo vị trí răng của NCT Thành phố Cần Thơ 31
Bảng 3.4 Số răng mất trung bình theo tuổi và giới của NCT Thành phố Cần Thơ 31
Bảng 3.5 Hệ số nhai còn lại của NCT bị mất răng theo nhóm tuổi ở Thành phố Cần Thơ 32
Bảng 3.6 Tình trạng mất răng theo phân loại Kuorliandsy – theo nhóm tuổi và theo giới của NCT Thành phố Cần Thơ 32
Bảng 3.7 Ảnh hưởng học vấn và nghề nghiệp đến tình trạng mất răng của NCT Thành phố Cần Thơ 33
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tình trạng mất răng và thói quen VSRM của người cao tuổi Thành phố Cần Thơ 33
Bảng 3.9 Thời gian khám gần nhất 34
Bảng 3.10 Tỷ lệ trả lời trước các vấn đề được nêu trong OHIP-14 của NCT Thành phố Cần Thơ 34
Bảng 3.11 Điểm trung bình OHIP-14 theo 7 vấn đề 35
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của tình trạng mất răng đến CLCS của NCT 35
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của học vấn và nghề nghiệp đến CLCS của NCT bị mất răng ở Thành phố Cần Thơ 36
Bảng 3.14 Phân bố điểm trung bình OHIP trên 7 lĩnh vực theo giới 36
Bảng 3.15 Phân bố điểm trung bình OHIP trên 7 lĩnh vực theo nhóm tuổi 37
Bảng 3.16 Tỷ lệ NCT chịu tác động “thường xuyên” và “rất thường xuyên” theo giới tính. 37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ1.1. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của dân số ở các nước đã phát triển và các nước đang phát triển 6
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mất răng chung ở NCT Thành phố Cần Thơ 30
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mất răng của NCT Thành phố Cần Thơ theo nhóm tuổi 30
Biểu đồ 3.3. Tình trạng mất răng theo phân loại Kuorliandsky của NCT 32


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Giải phẫu răng 3
Hình 1.2. Hiện tượng lão hóa ở người cao tuổi 7
Hình 1.3. Các loại mất răng theo Kennedy – Applegate 14
Hình 1.4. Bản đồ Thành phố Cần Thơ 22
Hình 2.1. Dụng cụ khám 27

Leave a Comment