Thực trạng môi trường bệnh tật, đề xuất giải pháp bảo vệ sức khoẻ người làm nghề đúc và cộng đồng tại xã Mỹ Đồng -Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
Đề tài cấp Bộ Thực trạng môi trường bệnh tật, đề xuất giải pháp bảo vệ sức khoé người làm nghề đúc và cộng đồng tại xã Mỹ Đồng -Thuỷ Nguyên – Hải Phòng.Công nghiệp hoá và đổ thị hoá là quá trình phát triển tất yếu của các quốc gia. Công nghiệp hoá mang lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn, nhưng bên cạnh đổ cổng nghiệp hoá cũng mang đến cho con người những lo ngại về ủnh hình nhiễm bẩn môi trường, đặc biệt là bầu không khí mà chúng ta đang sống. Không khí bao quanh hành tinh chúng ta rất lớn, nhưng hàng năm có hàng trăm triệu tấn các chất ô nhiễm được thải ra môi trường và tích tụ lại theo thời gian. Ô nhiỗm không khí là một vấn đồ sức khoe môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Đây thực sự là một mối quan tâm toàn cầu liên quan tới chất lượng không khí xung quanh trong thành phố và chất lượng không khí trong nhà bao gồm cả nơi làm việc ở cả các vùng đô thị và nông thôn. Sự phản chiếu ô nhiễm không khí mạnh nhất được tìm thấy ỏ’ môi trường trong nhà đặc biệt ở các nước đang phát triển. Theo WHO, hàng năm có hàng triệu người chết hoặc phải trải qua những tác động trầm trọng đến sức khoe do ô nhiễm không khí: chủ yếu là các bệnh đường hô hấp, hcn, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, bệnh mạch vành và ung thư phổi. [76]
() nhiễm không khí cũng ảnh hưởng đến lực lượng lao động, và ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân chính gây ra 50 triệu ca bệnh hô hấp mạn tính nghề nghiệp mỗi năm – 1/3 ca bệnh nghề nghiệp. Những bệnh này lan rộng, phổ biến, làm suy yếu và ảnh hưởng đến mọi người trong xã hổi và chất lượng kinh tế của cuộc sống. Đây là những bệnh có thể ngăn ngừa được chỉ với nguồn lực tối thiểu.
Theo WHO và ILO, gánh nặng toàn cầu của chấn thương và bệnh nghề nghiệp có thổ tăng đáng kổ trong nửa đầu của thế kỷ 21. Các yếu tố thêm vào bao gồm sự chuyển giao các quá trình công nghiệp tới các nước đang phát triển và mở rộng báo cáo về chấn thương và bệnh nghề nghiệp trên toàn thế giới. Hiện tại, theo dự đoán hàng năm có 160 triệu ca mới mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp xuất hiện trcn thế giới bao gồm cả các bệnh hô hấp và lim mạch, ung thư, điếc, rối loạn hệ cơ xương khơp và sinh sản, bệnh tâm thần và thần kinh. [76, 771
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp mới, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới, nước ta vẫn còn sự tổn tại và phát triển của các làng nghề công nghiệp truyền thống.
Hải Phòng là một thành phố cổng nghiệp với nhiều nhà máy, xí nghiệp phân xưởng lớn nhỏ. Trong cán cân ngành cổng nghiệp, công nghiệp nặng chiếm một tỷ trọng lớn và có vai trò rất quan trọng đối với thành phố Hải Phòng. Ngoài những nhà máy xí nghiệp của trung ương và thành phố có quy mô khá lớn nằm ở các khu công nghiệp, cụm cổng nghiệp tập trung và trong thành phố, vùng ngoại thành của thành phố Hải Phòng còn có các làng nghề thủ công như sứ, thuỷ tinh, đúc… Trong đó, nghề đúc là một nghề nặng nhọc, vất vả mồi trường nóng bụi và độc hại.
Với đặc điểm chung của các làng nghề truyền thống, làng nghề đúc hình thành và phát triển từ lâu, quy mô nhỏ, công nghệ cũ lạc hậu, không có các thiết bị xử lý chất thải. Người lao động ở các làng nghề chủ yếu là con em trong làng, làm nghề theo kiểu “cha truyền con nối”. Trong quá trình sản xuất, người lao động thường không được trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cần thiết, cơ thể chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường lao động. Hoạt động sản xuất gây ô nhiễm mồi trường tại chỗ và vùng xung quanh, người lao động trực tiếp và người dân sống ở khu vực xung quanh bị mắc nhiều bệnh tật và sức khoẻ giảm sút do sự ô nhiễm này.Ị 1]
Sự tồn tại và phát triển của các làng nghe truyền thống trong đó có nghề đúc là cần thiết và quan trọng đối với đất nước ta hiện nay. Vì vậy, đề tài này được tiến hành nhằm mô tả một cách có hệ thống thực trạng môi trường lao động của làng nghề đúc và tác động của nó đến sức khoẻ người lao động và dân cư chịu ảnh hưởng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các giải pháp hiệu quả sẽ được đổ xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm, phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ không chỉ người làm nghề mà cả cộng đồng dân cư.
1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài
/. Hàm. lượng các chất gây ỏ nhiễm không khí trong môi trường lao động và khu vực xung quanh cao hơn TCCP và đối chứng.
2. Tỷ lệ mắc bệnh của người làm nghề đúc và dân cu’ chịu ảnh hưởng cao hơn tỷ lệ mắc bệnh của dân cư vùng đối chứng.
3. Tỷ lệ mắc một số bệnh có tính chất nghề nghiệp của người làm nghê đúc cao hơn tỷ lệ mắc của dân cư vùng ảnh hưởng và đối chứng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Để chăm sóc và bảo vệ sức khoe người lao động tại làng đúc, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu nghicn cứu sau:
1. Xác định nồng độ một số chất gây ỏ nhiễm tại noi sẩn xuất và cộng đồng dân cư.
2. Đánh giá tình trạng bệnh tật của những người làm nghề đúc và dân cu chịu ảnh hưởng ô nhiễm mỏi trường do nghề đúc gây ra, trên cơ sỏ’ kết quả nghiên cứu đề xuất một sổ giải pháp bảo vệ sức khoẻ ngưỏi làm nghê đúc và cộng đồng.
MỤC LỤC
Phần A – Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài Kết quả nổi bật của đề tài
a) ‘Đóng góp mới của đề tài.
b) Kết quả cụ thổ (các sản phẩm cụ thổ).
c) ỉ liệu quả vồ đào tạo.
(I) Iiiệu quả về kinh tế. e) Hiệu quả về xã hội
2.. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đồi sống xã hội.
3, Đánh giá thực hiện đề tài đổi chiếu vói đề cương nghiên cứu đã được phê
a) Tiến độ.
b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương.
(1) Đánh giá việc sử dụng kinh phí.
4. Các ỷ kiến đề xuất.
Phần B – Nội dung báo cáo chỉ tiết kết quả nghiên cứu đề tàỉ cấp Bộ
í„ Đặt vấn đề:
1.1. Tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đổ tài.
1.2. Giả thiết nghiên cứu của đồ tài.
1.3. Mục liêu nghiên cứu.
2„ Tổng quan đề tài:
2.1. () nhiễm môi trường
2.2. Đặc điểm nghề đúc
2.3. ’Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan tới đề tài.
2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài.
3„ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Địa điểm nghiên cứu
3.2. Thiết kế nghiên cứu.
3.3. Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
4» Kết quả nghiên cứu:
4.1. Thực trạng môi trường
4.2. Thực trạng bệnh tật tại hai vùng nghiên cứu
4.3. Kết quả các xét nghiệm
5. Bàn luận:
5.1. Thực trạng môi trường lao động tại làng nghề
5.2. Thực trạng bệnh tật
5.3. Biến đổi chức năng hô hấp trôn đối tượng lao động
5.4. Một số chỉ tiêu huyết học và nước tiểu
5.5. Về giải pháp
6. Kết luận và giải pháp:
6.1. Kết luận
6.2. Giải pháp
7. Tài liệu tham khảo
8. Phụ lục
Phụ lục 1. Phiếu điều tra tình trạng đường hô hấp người lớn
Phụ lục 2. Phiếu điều tra tình trạng đường hô hấp trẻ em
Phụ lục 3. Phiếu khám sức khỏe
Phụ lục 4. Phiếu đánh giá điồu kiện lao động
Phụ lục 5. Một số hình ảnh tại xưởng đúc