THỰC TRẠNG MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

THỰC TRẠNG MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THỰC TRẠNG MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI.Hiện nay trong thời đại toàn cầu hoá, thông tin được cập nhật liên tục đòi hỏi mỗi người cần sẵn sàng và kịp thời nắm bắt các cơ hội phát triển, do đó việc học tập và cập nhật kiến thức mới trở nên cần thiết hơn bao giờ hết cho sự phát triển nguồn lực xã hội và con người. Để đáp ứng một cách tích cực với những thách thức từ khoa học công nghệ phát triển nhanh, với sức ép cạnh tranh về mọi mặt trong đó có cả giáo dục, các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực tạo ra các bước tiến trong cải cách giáo dục ở các cấp, các ngành học.

Trong các bậc học, giáo dục đại học là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm vì đây là khâu quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực lao động tri thức của mỗi quốc gia. Khác với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học đa dạng về chuyên môn, mang tính khoa học và tính tự chủ caođặc thù cho bậc học vì vậy để đánh giá chất lượng không nên chỉ dựa trên việc đo lường kiến thức và kỹ năng của sinh viên thông qua kết quả xếp loại học tập từng năm học hay qua kỳ thi tốt nghiệp như các bậc học khác. Việc đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo còn có thểdựa vào xác định, đánh giá các năng lực cần thiết cho từng đối tượng người học thông qua lượng giá và khảo sát ý kiến của các bên liên qua. Đánh giá chất lượng đào tạo có thể tiến hành trên phạm vi hệ thống các trường hay tại từng trường, trong đó đánh giá không chỉ dựa vào các yếu tố đầu vào mà còn tập trung vào cả quá trình đào tạo và chất lượng sinh viên khi ra trường và từ đó đề xuất những cải cách tổng thể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu việc cải cách mang tính rộng rãi chương trình đào tạo không đúng hướng, không dựa trên những nghiên cứu có tính khoa học và độ tin cậycao có thể gây lãng phí lớn. Chính vì vậy, việc tiến hành những nghiên cứu khảo sát để tìm hiểu thực trạng quá trình đào tạo cho các đối tượng để trên cơ sở đó thực hiện các đánh giá về chất lượng đào tạo cho từng đối tượng học và đề xuất những giải pháp cải tiến và áp dụng thử nghiệm trên từng quy mô nhỏ rồi từ đó mở rộng ra là rất cần thiết.
Không giống như chương trình đào tạo hệ Bác sỹ với lịch sử phát triển hàng trăm năm, được chỉnh sửa và cập nhật thường xuyên, chương trình đào tạo cử nhân y tế công cộng mới được đưa vào thực hiện tại Trường Đại học Y Hà nội từ năm 2001. Nhiều khóa cử nhân Y tế công cộng đã tốt nghiệp ra trường, số lượng tuyển sinh đầu vào cũng như số cử nhân tốt nghiệp ra trường hàng năm ngày càng tăng nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá nội dung và quá trình triển khai chương trình đào tạo tại trường cũng như mức đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp ra trường đã phù hợp với yêu cầu xã hội hay chưa.
Năm 2010, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chương trình khung cho sửa đổi một số chương trình đào tạo đại học để nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với năng lực của từng đối tượng. Sự thay đổi về chương trình khung sẽ là cơ hội tốt cho trường Đại học Y Hà Nội nói chung và Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng nói riêng rà soát lại những chương trình đã được thực hiện và chuẩn bị cho việc điều chỉnh chương trình chi tiết cho các đối tượng do Viện quản lý. Việc thực hiện đánh giá thực trạng đào tạo hiện đang được thực hiện tại Viện sẽ là cơ sở quan trọng cho việc rà soát và điều chỉnh chương trình sắp tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO THỰC TRẠNG MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI.

1. John A.Dent và Ronald M.Harden, 2011. Hướng dẫn thực hành cho giảng viên y khoa, Vụ khoa học đào tạo, Bộ Y tế, 2, 23-31.
2. Phạm Xuân Thanh, 2010. Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng đào tạo, Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1-6.
3. Peter Wolf, 2006.Handbook for Cirriculumn Assessment, University of Guelph, 8-9.
4. Lê Vũ Anh, 2011. Đánh giá hiện trạng đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam, Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế.
5. Quan Minh Nhật, 2012. Đánh giá mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực, tạp chí khoa học, 273-282.
6. Nguyễn Kim Dung, 2007. Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học đánh giá đầu vào hay đầu ra, Viện Nghiên cứu giáo dục, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thế Hiển và cộng sự, 2012. Thực trạng đào tạo nhân lực tại các trường ĐHYD, Tạp chí y học thực hành số 5.
8. University of Central Florida, 2005. Academic Program Assessment Handbook.
9. Church, C., 1988. The qualities of validation. Studies in Higher Education13(1), p27-44.
10. Iglehart, J.K., 2010. Health Reform, Primary Care, and Graduate Medical Education. New England Journal of Medicine, p584-590.
11. The Lancet Commision Report, 2011. Education of Health Professionals for the 21st century: A global independent commission, Harvard University Press: Cambridge MA.
12. Ministry of Health and Health Partnership Group, 2010. Joint Annual Health Review: The threshold to the 5 year plan 2011-2015.
13. The Victorian Consortium for Public Health, 2004. Student Survey for Victorian Consortium for Public Health. (manuscript unpublished), Australia.
14. National Public Health Partnership, 2000. National Delphi Study on Public Health Functions in Australia: Report on the findings (manuscript unpublished) Melbourne, Australia.
15. Assessment of graduate public health education in Nepal and perceived needs of faculty and students, Human Resource Health, 2013. 11: 16.[PubMed].
16. External Evaluation Team of the Rockefeller Foundation (2000). Report on a visit to the Hanoi School of Public Health, Hanoi, Vietnam, December 2000. (draft version, unpublished).
17. Trương Phi Hùng và Trương Công Hòa, 2005. Sự hài lòng của sinh viên về hoạt động dạy và học tại Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2003.Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 9 phụ bản số 1.
18. Trần Đức Thuận và Lê Cự Linh, 2011. Đánh giá nhu cầu, thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ y tế trình độ sau đại học giai đoạn 2003-2007.
19. Quality enhancing efforts acemic program assessment handbook, 2008. Guideline for planning and implementing, University of central Florida.
20. Karen E. Hinton, 2012.A practice guide on stragic planning in higher education, Society for College and University Planning press.
21. Lê Cự Linh, 2006.Đánh giá chương trình đào tạo thông qua nghiên cứu cựu sinh viên Y tế công cộng.
22. Nguyễn Đức Thành, Tìm hiểu qui trình học tập của sinh viên cao học Y tế công cộng và các yếu tố ảnh hưởng. Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 2002. (báo cáo nghiên cứu, chưa xuất bản).
23. Nguyễn Thanh Hà, 2007.Chương trình đào tạo cử nhân Y tế công cộng: Nhận đinh của cựu sinh viên hai trường Y Dược tại Việt Nam. Tạp chí Y tế công cộng. 8: p10-16.
24. Nguyễn Đức Chính, 2002. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Bộ Giáo dục-Đào tạo, 2010. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của các trường đại học và cao đẳng công lập toàn quốc, Hà Nội.
26. Trường Đại học Y Hà Nội, 2010. Báo cáo tự đánh giá.
27. Đại học Quốc gia Hà Nội,2014. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế-hoạt động tự đánh giá và chuẩn bị cho đánh giá ngoài. Tài liệu tập huấn, Hà Nội.
28. Smith, SR and R. Dollase, 1999. Planning, implementing and evaluating acompetency-based cirriculumn. Medical Teacher, 21: p15-22.
29. Đại học Y Hà Nội, 2009.Kế hoạch giảng dạy và học tập năm học 2009-2010.Tài liệu lưu hành nội bộ.
30. Đại học Y Hà Nội, 2010. Kế hoạch giảng dạy và học tập năm học 2010-2011. Tài liệu lưu hành nội bộ.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Khái niệm về chương trình đào tạo 4
1.1.1. Mục đích và mục tiêu đào tạo 4
1.1.2. Xác định nội dung đào tạo 4
1.1.3. Phương pháp dạy-học 5
1.1.4. Các nguồn lực 7
1.1.5. Tổ chức và đánh giá chương trình 8
1.2. Tầm quan trọng của đánh giá chương trình 8
1.3. Các phương thức tiếp cận trong đánh giá chương trình. 10
1.3.1. Đánh giá đồng nghiệp 10
1.3.2. Đánh giá sản phẩm 11
1.4. Mô hình đánh giá chương trình của Kirkpatrick 12
1.4.1. Cấp độ 1: Đánh giá Phản hồi 12
1.4.2. Cấp độ 2: Đánh giá Học tập 13
1.4.3. Cấp độ 3: Đánh giá Hành vi 13
1.4.4. Cấp độ 4: Đánh giá Kết quả 13
1.5. Tình hình nghiên cứu, đánh giá về chương trình đào tạo chuyên ngành y tế công cộng trong và ngoài nước 14
1.5.1. Trên thế giới 14
1.5.2. Ở Việt Nam 17
1.6. Khung lý thuyết của nghiên cứu 19
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 21
2.3.3. Các biến số, chỉ số: 24
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 27
2.4.1. Nhập liệu 27
2.4.2. Phân tích số liệu 27
2.5. Sai số và các biện pháp khống chế sai số 27
2.5.1. Sai số 27
2.5.2. Biện pháp khống chế sai số 27
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 28
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 29
3.2. Thực trạng một số khía cạnh trong chương trình đào tạo 31
3.2.1. Cơ sở vật chất và điều kiện phụ trợ 31
3.2.2. Nguồn nhân lực đào tạo 33
3.2.3. Mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo 36
3.2.4. Tổ chức dạy học 40
3.2.5. Lượng giá 44
3.3. Mô tả các năng lực cần thiết của Cử nhân Y tế công cộng khi tốt nghiệp 47
3.3.1. Mức độ đạt được các năng lực cần thiết 47
3.3.2. Mức độ cần thiết của các năng lực cần cho Cử nhân y tế công cộng 53
Chương 4:BÀN LUẬN 55
4.1. Thực trạng một số khía cạnh trong chương trình đào tạo 55
4.1.1. Cơ sở vật chất và điều kiện phụ trợ 56
4.1.2. Nguồn nhân lực đào tạo 57
4.1.3. Mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo 59
4.1.4. Tổ chức dạy học 60
4.1.5. Lượng giá 62
4.2. Các năng lực cần thiết của Cử nhân Y tế công cộng khi tốt nghiệp 63
4.2.1. Mức độ đạt được các năng lực cần thiết 63
4.2.2. Mức độ cần thiết của các năng lực cho cử nhân y tế công cộng 66
KẾT LUẬN 68
KHUYẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân loại các mức độ trong quá trình nhận thức 6
Bảng 3.1. Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu 29
Bảng 3.2. Các nhóm ý kiến của sinh viên về cơ sở vật chất cho đào tạo Cử nhân Y tế công cộng 32
Bảng 3.3. Các nhóm ý kiến của sinh viên về mục tiêu và nội dung đào tạo 38
Bảng 3.4. Ý kiến đóng góp của sinh viên về nội dung chương trình đào tạo Cử nhân Y tế công cộng 39
Bảng 3.5. Thống kê các phương pháp dạy-học được giảng viên sử dụng 40
Bảng 3.6. Nhận định của sinh viên về tổ chức dạy học cho Cử nhân YTCC 42
Bảng 3.7. Ý kiến đóng góp của sinh viên về nội dung chương trình đào tạo Cử nhân Y tế công cộng 43
Bảng 3.8. Các phương pháp giảng viên sử dụng để lượng giá sinh viênCử nhân Y tế công cộng 44
Bảng 3.9. Các nhóm ý kiến của giảng viên về lượng giá Cử nhân YTCC 45
Bảng 3.10. Các nhóm ý kiến của sinh viên về quá trình lượng giá Cử nhân Y tế công cộng 46
Bảng 3.11. Các mức độ đạt được năng lực cần thiết cơ bản của sinh viên YTCC khi tốt nghiệp theo nhận định của sinh viên 48
Bảng 3.12. Giảng viên xếp loại các năng lực cần thiết của Cử nhân Y tế công cộng theo mức cần thiết giảm dần. 53


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biều đồ 3.1. Nhận định của giảng viên về cơ sở vật chất dành cho đào tạo Cử nhận Y tế công cộng 31
Biểu đồ 3.2. Phân bố học hàm, học vị của giảng viên tham gia giảng dạy Cử nhân Y tế công cộng 33
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ % giảng viên nhận định mức đạt được về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực giảng dạy Cử nhân Y tế công cộng 34
Biểu đồ 3.4. Các nhóm ý kiến của sinh viên năm cuối và cựu sinh viên về giảng viên tham gia đào tạo Cử nhân Y tế công cộng 35
Biểu đồ 3.5. Mức độ chỉnh sửa, đổi mới bài giảng của giảng viên theo từng mức độ 37
Biểu đồ 3.6. Số lượng giảng viên cho ý kiến nhận xét về việc lập kế hoạch tổ chức dạy học 41
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ % sinh viên năm cuối và cựu sinh viên nhận định cử nhân YTCC đạt các năng lực chuyên ngành cần thiết ở mức trung bình. 50
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ sinh viên nhận định sinh viên YTCC khi tốt nghiệp đạt được các năng lực chuyên ngành cần thiết ở mức khá. 51
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ sinh viên nhận định mức đạt các năng lực chuyên ngành cần thiết của sinh viên YTCC khi tốt nghiệp ở mức tốt 52

Leave a Comment