Thực trạng năng lực, nhu cầu đào tạo nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học tại Đại học Y Hà Nội năm 2021
Thực trạng năng lực, nhu cầu đào tạo nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học tại Đại học Y Hà Nội năm 2021
Lê Xuân Hưng, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Anh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang trên 222 đối tượng học viên sau đại học tại Đại học Y Hà Nội trong đó (59,91%) đã tốt nghiệp Thạc sĩ/CKI và (40,09%) đang học sau Đại học. Điểm trung bình các kỹ năng nghiên cứu của tất cả đối tượng (3,32 ± 0,58) trên thang đo 5 điểm; Kỹ năng có điểm trung bình thấp nhất là “Phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích” (3,19 ± 0,71), điểm trung bình cao nhất gồm 2 kỹ năng “Xây dựng đề tài” (3,34 ± 0,63) và kỹ năng “Lập luận” (3,34 ± 0,64). Hình thức và phương pháp đào tạo được lựa chọn nhiều nhất “Đào tạo theo nhóm và được hỗ trợ nhiều hơn từ người hướng dẫn” nhóm chưa tốt nghiệp (32,58%) cao hơn so với nhóm đã tốt nghiệp (11,28%) và phương pháp “Đào tạo lý thuyết song song với thực hành” với nhóm Đã tốt nghiệp (56%) và Chưa tốt nghiệp (62,92%) sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê. Tình trạng tốt nghiệp sau đại học và mức độ quan tâm của giảng viên là yếu tố liên quan đến năng lực nghiên cứu của học viên sau đại học.
Quy mô đào tạo sau đại học của nước ta có tốc độ phát triển rất nhanh trong những năm trở lại đây.1 Cùng với đó một số trường y khoa ở Việt Nam và trên thế giới đã quy định chuẩn đầu ra cho các học viên sau đại học là các sản phẩm nghiên cứu luận văn, luận án.2 Trong đó chất lượng của luận văn, luận án cần phản ánh được chính xác năng lực nghiên cứu mà học viên có khi tốt nghiệp.3 Đồng thời, nghiên cứu khoa học ngày càng trở thành kỹ năng quan trọng, cần thiết không chỉ với những học viên khi đang theo học mà cũng là kỹ năng cần thiết trong quá trình công tác sau khi tốt nghiệp trong việc thực hành khoa học dựa trên bằng chứng. Hơn thế luận án tiến sĩ là những công trình khoa học có giá trị với thực tiễn cao, đòi hỏi nghiên cứu sinh phải có đủ năng lực nghiên cứu khoa học bên cạnh yêu cầu về chuyên môn.4 Tuy nhiên, những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã chỉ ra rằng năng lực nghiên cứu khoa học của các học viên y khoa còn chưa cao, bao gồm những mặt hạn chế cả về kỹ năng xây dựng đề tài, thống kê và cả hoàn thành sản phẩm khoa học.3,5,6 Nghiên cứu cũng chỉ rõ, thiếu năng lực nghiên cứu khoa học đặc biệt với học viên sau đại học là nguyên nhân chính của những nghiên cứu chất lượng kém hay những nghiên cứu không cần thiết, khó có khả năng đăng tải hoặc công bố thành những sản phẩm khoa học có giá trị.7 Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chưa đề cập rõ mức độ tham gia của giảng viên với đề tài nghiên cứu của học viên, đây cũng được xem là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và năng lực nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học.
https://thuvieny.com/thuc-trang-nang-luc-nhu-cau-dao-tao-nghien-cuu-khoa-hoc/