Thực trạng năng lực phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công An năm 2021
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thực trạng năng lực phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công An năm 2021. Phản vệ là một phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn nghiêm trọng, toàn thân, khởi phát nhanh và có thể gây tử vong [34]. Tần suất phản vệ là khoảng 50–2000 đợt/100.000 người và có tỷ lệ lưu hành suốt đời là 0,05–2,0% [26]. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có sự gia tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ lưu hành phản vệ trong 20 năm qua [20]. Tuy nhiên việc nhận biết, chẩn đoán cũng như điều trị phản vệ còn nhiều hạn chế [38]. Bởi không phải lúc nào các triệu chứng xuất hiện của phản vệ cũng rõ ràng và các chuyên gia y tế cũng như người bệnh có thể xác định được tác nhân gây phản vệ [20]. Adrenalin là thuốc đầu tay được sử dụng càng nhanh càng tốt để điều trị sốc phản vệ [13] [27] .
Phản vệ có thể xuất hiện trong mọi bối cảnh và rất khó đoán trước [25]. Do vậy, việc xác định và điều trị phản vệ cần được thực hiện ngay lập tức bởi các bác sĩ và điều dưỡng viên là rất quan trọng để ngăn ngừa tử vong và bệnh tật cũng như các biến chứng do phản vệ gây ra [17] [27]. Tuy nhiên, một số cuộc khảo sát về kiến thức, thái độ, cũng như thực hành trong phòng và xử trí phản vệ ở các nhóm chuyên gia y tế khác nhau cho thấy những lỗ hỏng về kiến thức về dự phòng và xử trí phản vệ có thể gây nguy hiểm cho người bệnh khi điều trị khẩn cấp [38] [21] [24]. Nghiên cứu củaTrần Thu Hiền (2020) cho thấy tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng kiến thức về khái niệm phản vệ là 74,4%, nguyên nhân phản vệ là 55,2%, các dạng bệnh cảnh lâm sàng là 49,6%, triệu chứng phản vệ là 66,5% [9]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Liên Phương tại bệnh viện Hữu Nghị (2019), cho kết quả tỷ lệ điều dưỡng trả lời đúng về đặc điểm của phản vệ trên lâm sàng là 67,1% [8].
Nhận thấy tầm quan trọng của việc dự phòng và xử trí cấp cứu phản vệ ngày 29 tháng 12 năm 2017, Bộ Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan [2]. Tại Bệnh viện 19 – 8 Bộ Công An, việc cập nhật bổ sung, nâng cao kiến thức chuyên môn, kĩ năng phòng và xử trí phản vệ cho tất cả các đối tượng nhân viên y tế, đặc biệt là đối tượng điều dưỡng, kĩ thuật viên trong bệnh viện luôn được ban lãnh đạo quan tâm và thường xuyên được tập huấn định kì. Tuy nhiên, thực tế năng lực nhận biết, dự phòng và xử trí phản vệ của đội ngũ điều dưỡng viên tại bệnh viện 19 – 8 Bộ Công An hiện nay như thế nào? Liệu các điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng đã đủ kiến thức, thái độ trong nhận biết, dự phòng và xử trí phản vệ cũng như năng lực phát hiện và xử trí khi đứng trước những trường phản vệ theo hướng dẫn của thông tư 51/2017/TTBYT hay không? Tại bệnh viện 19 – 8 vẫn chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng năng lực phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công An năm 2021” nhằm đưa ra góc nhìn tổng quát thực tế về năng lực dự phòng và xử trí phản vệ, giúp Ban Lãnh đạo bệnh viện có cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch, biện pháp giúp cải thiện năng lực của đội ngũ điều dưỡng nói riêng và nhân viên y tế nói chung trong công tác dự phòng và xử trí phản vệ góp phần đảm bảo an toàn người bệnh và nâng cao chất lượng bệnh viện.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng năng lực phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công An năm 2021
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến năng lực phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công An năm 2021.
MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU i
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1.Tổng quan về phản vệ 4
1.2. Dự phòng phản vệ 8
1.3. Xử trí phản vệ 10
1.4. Năng lực dự phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng 14
1.5. Thực trạng năng lực dự phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng viên trên
thế giới và tại Việt Nam 15
1.6. Một số yếu tố liên quan đến năng lực dự phòng và xử trí phản vệ của điều
dưỡng 18
1.7. Khung nghiên cứu 19
1.8. Một số thông tin chung về địa bàn nghiên cứu 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu 21
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 21
2.5. Biến số nghiên cứu 21
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 22
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá 24
2.8. Phương pháp phân tích số liệu 26
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số 27
2.10. Đạo đức nghiên cứu 27
Chương 3: KẾT QUẢ 28
3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu 28
3.2. Thực trạng năng lực phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng 30
3.3. Một số yếu tố liên quan đến năng lực phòng và xử trí phản vệ của đối
tượng nghiên cứu. 37
Chương 4: BÀN LUẬN 46
4.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 46
4.2. Năng lực phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng. 49
4.3. Một số yếu tố liên quan đến năng lực phòng và xử trí phản vệ của điều
dưỡng. 56
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu 58
KẾT LUẬN 59
KHUYẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: PHIẾU ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 2: PHIẾU PHÁT VẤN
Phụ lục 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ BỘ CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU
Phụ lục 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
Phụ lục 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANH ĐO THÁI ĐỘ
Phụ lục 6: KIỂM ĐỊNH Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH ĐÁNH GIÁ TRONG NGHIÊN CỨU
Phụ lục 7: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ giáo dục đào tạo (2014). Giáo trình Triết học Mác- Lênin, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Y Tế (2017). Thông tư 51/2017/ TT-BYT về việc Hướng dẫn chuẩn đoán, dự phòng và xử trí phản vệ,
3. Đặng Trung Anh (2018). Tình hình chẩn đoán và xử trí phản vệ tại khoa cấp cứu và hồi sức tích cực BV ĐHYHN từ 2014-2017, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Đại học y Hà Nội.
4. Lê Thị Thùy Linh (2015). Đánh giá sự hình thành tín hiệu và cách xử trí các trường hợp phản vệ từ dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2018). Lượng giá kiến thức điều dưỡng/kĩ thuật viên về phòng, xử trí và chăm sóc phản vệ tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2018. Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ,
6. Nguyễn Thị Nguyệt (2016). Đánh giá kiến thức phòng và cấp cứu phản vệ của Điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên năm 2015. Tạp chí Điều dưỡng, 5( 23-27.
7. Đặng Thị Nhan (2020). Đánh giá kiến thức phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng bệnh viện y học cổ truyền bộ công an năm 2020, Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp CK I, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
8. Trần Thị Liên Phương (2019). Thực trạng kiến thức phòng và xử trí phản vệ của Điều dưỡng Bệnh viện Hữu nGhị năm 2019, Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I, Đại học điều dưỡng Nam Định.
9. Trần Thu Hiền và cộng sự (2020). Kiến thức của điều dưỡng về phòng và xử trí phản vệ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020, Đề tài cấp cơ sở, Đại học Điều Dưỡng Nam Định.
10. Tạ Thị Anh Thơ (2010). Đánh giá kiến thức của điều dưỡng trong việc xử trí và chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ tại cá khoa lâm sàng – Bệnh viện K. Nghiên cứu Y học, 14(4), 750-755.
11. Đinh Thế Tiến (2017). Đánh giá thực trạng phản vệ và kiến thức của bác sỹ về phản vệ tại một số tỉnh miền bắc, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Anh Tuấn (2016). Đánh giá hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ của khoa hồi sức tích cực bệnh biện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Trường đại học Y Hà Nội.
13. Nguyễn Thanh Vân (2014). Đánh giá kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng tại Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2013.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com