Thực trạng năng lực ứng phó với cúm đại dịch ở người tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2013
Thực trạng năng lực ứng phó với cúm đại dịch ở người tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2013.Cúm đại dịch ở người (cúm A/H5N1 và H1N1) đang là một vấn đề y tế công cộng. Trong thời gian gạn đây cúm đại dịch ở người đang có xu hướng bùng phát trở lại trên toàn cầu. Cúm đại dịch ở người thường bao gồm hai loại là cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 là bệnh truyền nhiễm gây ra do vi rút A. Trong đó cúm A/H5N1 có ổ bệnh là các đàn thủy cầm thì cúm A/H1N1 có nguồn gốc từ lợn và cúm A/H7N9 lại có ổ bệnh từ các loài gia cầm hoang dã. Con người có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia súc, gia cầm mang mầm bệnh [6], [27],
Sự bùng phát dịch cúm A/H5N1 ở người xuất hiện đầu tiên vào năm 1997 tại Hồng Kông. Sau một thời gian lắng dịu đến cuối năm 2003 dịch đã xuất hiện trở lại và ngày càng mở rộng về mặt địa lý ở Châu Á, Châu Ầu, Trung Đông và Châu Phi. Theo báo cáo mới nhất của WHO tính hết tháng 4/2013 đã có 15 quốc gia có dịch với 628 trường hợp mắc và 374 trường hợp tử vong. Trong giai đoạn từ 2003 đến hết 4/2013 Việt Nam ghi nhận có 125 trường hợp mắc cúm gia cầm và 62 trường họp tử vong [37].
Bệnh cúm lợn A/H1N1 gây ra do vi rút cúm lợn A/H1N1. Tính đến ngày 25/4/2010, đã có hơn 214 quốc gia và vùng lãnh thổ xác định có cúm A/H1N1, trong đó trên 17.919 ca tử vong [27]. Tính đến ngày 10 tháng 02 năm 2010, Bộ Y tế nước ta đã báo cáo xác nhận 11.186 trường hợp mắc, trong đó có 58 ca tủ’ vong ở 30 tỉnh/thành phố thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam [1].
Vi rút cúm A (H7N9) là họ vi rút A H7 là nhóm vi rút thường chỉ lan truyền giữa các loài gia cầm. Dịch cúm A/H7N9 vừa bùng phát trên thế giới tại Trung Quốc đã ghi nhận 126 ca mắc và 24 ca tử vong [37], [8].
Theo báo cáo giám sát của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 2012 ghi nhận 02 trường hợp mắc cúm A/H5N1 tại Kiên Giang và Sóc Trăng đều đã tử vong. Ghi nhận tại Bình Dương, Bạc Liêu đã có những trường hợp mắc cúm A/H5N1 và HI NI [14]. Đặc biệt trong những tháng đầu năm 2013 tình hình cúm đại dịch diễn biến phức tạp và đang có nguy cơ bùng phát trên diện rộng đặc biệt tại các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ [10].
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện chưa ghi nhận các trường hợp mắc cúm đại dịch ở người, tuy nhiên nằm trong khu vực nguy cơ và tiếp giáp với các tỉnh có nhiều đợt dịch như Đồng Nai, Bình Thuận đã đặt ra những thách thức to lớn cho ngành Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong công tác phòng chống, ứng phó cúm đại dịch hiện nay.
Kinh nghiệm trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm của Việt Nam cho thấy còn có một số hạn chế lớn về năng lực ứng phó với cúm đại dịch ở người tại bệnh viện các tuyến. Trong những năm qua, mặc dù đã được cung cấp, hỗ trợ nhiêu trang thiết bị và tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tập huấn phòng chống cúm đại dịch nhưng khả năng sẵn sàng vận hành các trang thiết bị, xây dựng kế hoạch và năng lực khống chế, kiểm soát dịch của bệnh viện các tuyến tỉnh, huyện ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có những hạn chế gì, tại sao và mức độ ứng phó như thế nào một khi cúm đại dịch xãy ra? Nhằm trả lời vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên círu “Thực trạng năng lực ứng phó với cúm đại dịch ở người tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2013”. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng phó với cúm đại dịch ở người có thể xảy ra trong thời gian tới cho các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và tuyến tỉnh.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG V
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
TÓM TẮT NGHIÊN cứu vii
ĐẶT VÂN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu 3
Chương 1: TÔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Đặc điểm của cúm đại dịch 4
1.1.1. Cúm A/H5N1 4
1.1.2. Cúm A/H1N1 10
1.1.3. Cúm A/H7N9 14
1.2. Các nghiên cứu về cúm đại dịch 15
1.2.1. Các nghiên cứu quốc tế 15
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước 17
1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 20
KHUNG LÝ THUYẾT 22
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Thời gian và địa điếm nghiên cứu 23
2.3. Thiết kế nghiên cứu 23
2.4. Phương pháp và tiêu chí chọn mẫu 24
2.4.1. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và TTB 24
2.4.2. Điều tra so liệu trực tiếp 24
2.4.3. Phương pháp chọn mau nghiên cứu 25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 26
2.6. Xừ lý và phân tích số liệu 26
2.7. Các biến số trong nghiên círu 28
2.8. Một số định nghĩa trong nghiên cứu 28
2.9. Sai số trong nghiên cứu và biện pháp khắc phục 29
2.10. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 30
Chương 3: KÉT QUÀ NGHIÊN cứu 31
3.1. Thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật 31
3.1.1. Thông tin về cơ sở hạ tầng 31
3.1.2. Trang thiết bị trong phòng chổng cúm đại dịch ở người 33
3.2. Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan 34
3.2.1. Thông tin chung về cán bộ y tế tham gia vào nghiên cứu 34
3.2.2. Kiến thức về phòng chống cúm đại dịch của đổi tượng nghiên cứu 36
3.2.3. Thực hành phòng chống cúm đại dịch ở người 44
3.2.4. Tiếp cận thông tin về phòng chống cúm đại dịch ở người 46
3.2.5. Các yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành của ĐTNC 49
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật 53
4.1.1. Thông tin cơ sở hạ tầng của bệnh viện các tuyến 53
4.1.2. Trang thiết bị và xét nghiệm trong chân đoán và điều trị cúm đại dịch…. 54
4.2. Thực trạng kiến thức thực hành và một số yếu tố liên quan 55
4.2.1. Các thông tin chung về CBYT tham gia vào nghiên cứu 55
4.2.2. Kiến thức vể phòng chong cúm đại dịch ở người của ĐTNC 56
4.2.3. Thực hành về phỏng chong cúm đại dịch ở người của ĐTNC 58
4.2.4. Tiếp cận nguồn thông tin về phòng chống Cúm đại dịch 59
4.2.5. Các yếu tể liên quan đến kiến thức và thực hành 60
KẾT LUẬN 63
KHUYỂN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 70
Phụ lục 1: Bảng cho điểm đánh giá kiến thức 70
Phụ lục 2: Bảng cho điểm đánh giá thực hành 72
Phụ lục 3: Các biến số dùng trong nghiên cứu 73
Phụ lục 4: Bộ công cụ điều tra 82
Phụ lục 5: Phiếu điều tra 97
Phụ lục 6: Giấy đồng ý tham gia nghiên círu 98