Thực trạng năng lực và hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm của hệ thống y tế dự phòng tỉnh Thái Bình năm 2014

Thực trạng năng lực và hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm của hệ thống y tế dự phòng tỉnh Thái Bình năm 2014

Luận văn Thực trạng năng lực và hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm của hệ thống y tế dự phòng tỉnh Thái Bình năm 2014.Bệnh không lây nhiễm (BKLN) được coi là những bệnh có nguyên nhân phức tạp, do nhiều yếu tố nguy cơ gây nên, diễn biến trong một thời gian dài, có thể gây ra tàn tật và trong phần lớn các trường hợp là không thể khỏi hoàn toàn. Trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) định nghĩa BKLN là những bệnh không có nguyên nhân xác định, có nhiều yếu tố nguy cơ, liên quan tới lối sống, tiến triển trong một thời gian dài, có thể gây tàn tật và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn [1].

Tỷ lệ tử vong do các BKLN luôn chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng tăng lên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong khi tỷ lệ mắc các bệnh do nguyên nhân lây nhiễm đang giảm thì tỷ lệ mắc BKLN lại gia tăng đến mức báo động. Gánh nặng bệnh tật do BKLN đang vượt quá gánh nặng bệnh tật gây ra bởi bệnh lây nhiễm [2] [3] [4] [5]. Số liệu nghiên cứu (NC) năm 2008 cho thấy gánh nặng của BKLN chiếm 71% trong tổng gánh nặng bệnh tật, cao gấp 6 lần so với gánh nặng bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và các tình trạng bệnh lý bà mẹ – trẻ em (13%) [6]. BKLN là các bệnh mạn tính, vì vậy theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, phòng chống BKLN phải tiếp cận theo cả chu trình cuộc đời, đảm bảo nguyên tắc toàn diện, lồng ghép, dựa vào cộng đồng trên nền tảng phòng, chống yếu tố nguy cơ và dự phòng BKLN [7].
Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2010, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh không lây nhiễm (BKLN) giống như các nước đang phát triển khác bên cạnh gánh nặng do bệnh lây nhiễm. Số liệu thống kê tại bệnh viện và điều tra cộng đồng cũng cho thấy BKLN gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ mắc và chết do BKLN đã cao hơn so với bệnh truyền nhiễm. Tỷ lệ chết do BKLN từ 44.7% giảm nhẹ xuống 41.8% rồi tăng lên 43.68% và 61.14%. Tỷ lệ chết do bệnh truyền nhiễm giảm từ 53.6% xuống 52.1% rồi xuống 33.13% và 16.53% [8]. Các điều tra, nghiên cứu tại cộng đồng cũng cho thấy sự gia tăng BKLN. Cao huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên trong cộng đồng tăng từ 11.7% năm 1992, lên 16.3% năm 2002(ở 4 tỉnh phía bắc) và 27.2% năm 2008 (cả nước) [9]. Bệnh đái tháo đường tăng từ khoảng 1¬2% năm 1990 (ở các thành phố lớn lên 2.7% năm 2002 (toàn quốc) và 4.5% năm 2008 (toàn quốc) [10] [11].
Bệnh không lây nhiễm gây hậu quả nặng nề đối với bệnh nhân, gia đình và xã hội, tuy nhiên BKLN có thể phòng chống hiệu quả thông qua các giải pháp dự phòng và nâng cao sức khỏe [2] [12]. Trong những năm qua hệ thống y tế dự phòng Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng và phối hợp triển khai nhiều hoạt động hiệu quả. Nước ta đã xây dựng được một mạng lưới y tế dự phòng (YTDP) rộng khắp từ trung ương đến địa phương, có khả năng thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất trong lĩnh vực y tế. Tại tất cả các tỉnh đều có một mạng lưới YTDP bao phủ từ tuyến tỉnh đến huyện, xã và thậm chí cả thôn bản. Một trong những điểm mạnh của hệ thống YTDP hiện có là nâng cao năng lực của hệ thống, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng chống bệnh dựa vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mặt khác với cách tiếp cận này cho phép tiến hành nghiên cứu một cách đồng bộ và toàn diện về đáp ứng của hệ thống YTDP trong công tác phòng chống BKLN. Kết quả thực tiễn cho thấy YTDP đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống BKLN góp phần giảm tỷ lệ mắc, tử vong, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu, khảo sát nào tại Việt Nam để đánh giá thực trạng năng lực y tế dự phòng, từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường năng lực y tế dự phòng trong phòng chống BKLN. Vì vậy đánh giá thực trạng năng lực phòng chống BKLN của y tế dự phòng là một nhu cầu cần thiết để cung cấp bằng chứng cho hoạch định chính sách nâng cao năng lực y tế dự phòng.
Để cung cấp bằng chứng phục vụ quá trình hoàn thiện và tăng cường năng lực y tế dự phòng trong công tác phòng, chống BKLN , chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng năng lực và hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm của hệ thống y tế dự phòng tỉnh Thái Bình năm 2014” với 2 mục tiêu sau:
1)    Mô tả thực trạng năng lực và hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh, trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã thuộc tỉnh Thái Bình, năm 2014.
2)    Mô tả kiến thức, thực hành phòng chống bệnh không lây nhiễm của cán bộ y tế tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh, trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã thuộc tỉnh Thái Bình, năm 2014. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng năng lực và hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm của hệ thống y tế dự phòng tỉnh Thái Bình năm 2014
1.    Bộ Y tế, Chương trình phòng chống Bệnh không lây nhiễm: Nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh không lây nhiễm. 2011.
2.    Bộ Y tế- Chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm. 2006, Hà Nội: Nhà xuất bản y học.
3.    Dr and A. Alwan, The NCD Global Straegy Action Plan and NCDnet, Accelerating implemenation through collective and coordinanted action. 2010: First NCDnet Global Forum, Geneva.
4.    World Health Organization, Estimates of deaths in 2002. 2004.
5.    World Health Organization and Regional Office for the Western Pacific,
Regional action plan for prevention and control of noncommunicable diseases. 2008.
6.    Trường Đại học Y tế công cộng, Nghiên cứu Gánh nặng bênh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008.
7.    WHO, Global status report on noncommunicable diseases 2011. 2011: Geneva: World Health Organization.
8.    Bộ Y tế, Niên giám thống kê y tế năm 2008. 2009: Hà Nội.
9.    Phạm Gia Khải and Cs, Điều tra dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại Việt Nam 2008. 2009: Bài trình bày tại Hội nghị Hội Tim mạch Đông nam châu Á, 2009
10.    Tạ Văn Bình and Cs, Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, Các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, in Báo cáo đề tài KC. 2004.
11.    Tạ Văn Bình and Cs, eds. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam,Các phương pháp điều trị và iện pháp dự phòng. 2006, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội.
12.    WHO, Western Pacific regional action plan for noncommunicable diseases – A region free of avoidance NCD deaths and disability. 2009: Geneva.
13.    WHO, Surveillance of Noncommunicable Diseases. 2009: Geneva,World Health Organization.
14.    Bộ Y tế – Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm. 05/11/2014]; Available from: http://ncd.org.vn/index.php?limitstart=5&lang=vi.
15.    World Health Organization, The World Health Report 2002- Reducing Risks, Promoting healthy life. 2002: Geneva.
16.    WHO, Combatting NCDs : Protecting health, promoting development. 2011.
17.    Tạ Văn Bình, Phòng và Quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam. 2004, Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 9-22.
18.    WHO, Reducing salt intake in populations. 2007, Report of a WHO forum and technical meeting: Geneva.
19.    Lozano R and et al, Global and regional mortality from 245 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. 2012.
20.    Insitute for Health Metrics and Evaluation, The Global Burden of Diseases: Generrating Evidence, Guiding Policy. 2013: Seattle, WA: IHME.
21.    WHO. Health Statistics and Information Systems. Global Health Estimates :
Deaths by age, sex and cause.    21/10/2014]; Available from:
http://www.who.int/healthinfo/global%20burden%20diseases/estimates%20r egional/en/.
22.    Michael Engelgau and et al, Capitalizing on the Demigraphic Transition: Tackling Noncomminicable Diseases in South Asia. 2011: Washington, DC: World Bank.
23.    World Health Organization, Asessing national capacity for the prevention and control of communicable diseases report of the 2010 global survey. 2010.
24.    World Health Organization, The Global Burden of Diseasese. 2008: Geneva.
25.    Irina A. Nikolic, Anderson E. Stanciole, and Mikhail Zaydman, “Chronic Emergency: Why NCDs matter,” World Bank Health, Nutrition and Population Discussion Paper. 2011.
26.    World Health Organization, A comprehensive global monitoring framework and volintary global targets for the prevention and control of Noncommunicable. 2011.
27.    Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, and Cs, Báo cáo tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu” Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường trong phạm vi toàn quốc”, in Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của các Dự án Quốc gia thực hiện tại Bệnh viện nội tiết 1969-2003. 2004. p. 339-352.
28.    Bộ Y tế- Bệnh viện nội tiết trung ương, Tổng kết hoạt động năm 2012 triển khai kế hoạch năm 2013 Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia, hoạt động phòng chống các rối loan thiếu iod. 2014.
29.    Shaw J.E, Sicree R.A, and Zimmet P.Z, Global estimates of the prevalence of diabetes for 2010 and 2030, Diabetes research and clinical pratice 87. 2010. p. 4-14.
30.    IARC. GLOBOCAN 2012 Population Fact Sheet for Viet Nam.Section of
Cancer    Surveillance.    10/08/2014]; Available from:
http://globocan.iarc.fr/Pages/fact sheets population.aspx.
31.    Trần Văn Thuấn, Báo cáo thực trạng các chương tình mục tiêu về bệnh không lây nhiễm- Bệnh ung thư.
32.    Trương Lê Vân Ngọc, Báo cáo chuyên đề về bệnh tâm thần trong chương tình phòng chống bệnh không lây nhiễm. 2014.
33.    Ngô Quý Châu, Đánh giá việc thực hiện Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn manh tính và hen phế quản. 2014.
34.    Dao Lan Huong, Mortality in transitional Vietnam. 2006.
35.    Nguyen Hoang Lan and et al, Cost of treatment for breast cancer in central Vietnam. 2012.
36.    Pham Thai Son, Hypertension in Vietnam from community-based studies to a national targeted programme. 2012.
37.    Nguyễn Minh Sang, et al., Hoạt động thể lực và một số yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm trong nhóm 40 – 79 tuổi tại Việt trì, Phú Thọ năm 2010 Tạp chi nghiên cứu y học, 2010.
38.    PT Son, et al., Prevanlence,awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam-results from a national survey. Journal of Human Hypertension, 2012. 26: p. 268-280.
39.    Bộ Y tế, Điều tray tế quốc gia 2001/2002. 2002.
40.    Hoang Van Minh and Tran Xuan Bach, Assessing the household financial burden associated with the chronic non-communicable diseases in a rural district of Vietnam. 2012.
 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Khái niệm bệnh không lây nhiễm    3
1.2.    Nguyên nhân của BKLN    3
1.3.    Tình hình bệnh không lây nhiễm trên thế giới    6
1.4.    Tình hình bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam    8
1.5.    Hệ thống y tế Việt Nam    11
1.6.     Tăng cường y tế dự phòng để thực hiện phòng chống bệnh không lây nhiễm    12
1.6.1.    Quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện    13
1.6.2.    Nhân lực y tế dự phòng    14
1.6.3.    Tài chính phòng chống BKLN    14
1.6.4.    Thông tin y tế    15
1.6.5.    Sự sẵn có các loại thuốc thiết yếu phòng chống BKLN    15
1.6.6.    Dịch vụ y tế    16
1.7.     Nhu cầu đánh giá thực trạng năng lực y tế dự phòng phòng, chống BKLN    18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    21
2.1.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    21
2.1.1.    Thời gian nghiên cứu    21
2.1.2.    Địa điểm nghiên cứu    21
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    22
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    23
2.3.1.     Thiết kế cho mục tiêu 1    23
2.3.2.     Thiết kế cho mục tiêu 2    27
2.4.    Đạo đức nghiên cứu    33
2.5.    Hạn chế của nghiên cứu    34
Chương 3    35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    35
3.1.    Tóm tắt thông tin về đối tượng nghiên cứu    35
3.2.    Thực trạng năng lực hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm    36
3.2.1.    Tuyến tỉn    36
3.2.2 Tuyến y tế cơ sở    40
3.2.3. Tổng hợp đánh giá năng lực phòng chống BKLN của các đơn vị    59
3.3.    Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống bệnh không lây nhiễm của
cán bộ y tế    61
3.3.1.    Kiến thức    61
3.3.2.    Thực hành    67
Chương 4: BÀN LUẬN    69
4.1.    Thực trạng năng lực hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm    69
4.1.1.    Tổ chức và Quản lý    69
4.1.2.    Nhân lực    72
4.1.3.    Tài chính y tế    74
4.1.4.    Công tác dược, TTB và công nghệ y tế    75
4.1.5.    Thông tin y tế    77
4.1.6.    Cung cấp dịch vụ y tế    78
4.1.7.    Tổng hợp đánh giá năng lực phòng chống BKLN của các đơn vị    85
4.2.    Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống bệnh không lây nhiễm của
cán bộ y tế    85
4.2.1.    Kiến thức    86
4.2.2.    Thực hành    87
KẾT LUẬN    89
KHUYẾN NGHỊ    92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hành vi nguy cơ chung của một số bệnh không lây nhiễm chủ yếu    4
Bảng 1.2. Yếu tố nguy cơ sinh chuyển hóa chung của một số bệnh không lây nhiễm    4
Bảng 3.1. Tóm tắt thông tin về mẫu nghiên cứu    35
Bảng 3.2. Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn về thực trạng năng lực hoạt
động phòng chống BKLN    35
Bảng 3.3. Thông tin chung về CBYT phỏng vấn về kiến thức, thực hành BKLN    36
Bảng 3.4. Lập kế hoạch và kiểm tra đánh giá hoạt động phòng chống BKLN ….40 Bảng 3.5. Phòng chống BKLN được đưa vào chỉ tiêu chuyên môn hàng năm của đon vị .41 Bảng 3.6. Nhu cầu về cung cấp các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tuyến trên .41 Bảng 3.7. Các hoạt động dự án thuộc CTMTQG mà đon vị tham gia triển khai .42
Bảng 3.8. Có khoa/ phòng hoặc cán bộ đầu mối về phòng chống BKLN    42
Bảng 3.9. Tình hình nhân lực của các đon vị    43
Bảng 3.10. Tập huấn nâng cao năng lực về phòng chống BKLN trong 3 năm gần đây… 44
Bảng 3.11. Cán bộ đon vị được trang bị các kiến thức chuyên môn    44
Bảng 3.12. Tình hình kinh phí cho hoạt động phòng chống BKLN của các đon vị    45
Bảng 3.13. Sự sẵn có của các thuốc thiết yếu điều trị BKLN tại huyện và xã    46
Bảng 3.14. Thực trạng trang thiết bị phục vụ khám, chẩn đoán, điều trị BKLN….47 Bảng 3.15. Thực trạng sổ sách và ghi chép, và báo cáo các số liệu trong cộng đồng ..48
Bảng 3.16. Tần xuất thống kê, báo cáo số liệu BKLN    49
Bảng 3.17. Tự đánh giá về loại số liệu đon vị có khả năng thu thập, báo cáo    49
Bảng 3.18. Hình thức truyền thông về BKLN mà đon vị thực hiện trong 3 năm gần đây50 Bảng 3.19. Những nội dung truyền thông phòng chống BKLN triển khai tại các tuyến ….51 Bảng 3.20. Mô hình nâng cao sức khỏe có lồng ghép các nội dung phòng chống BKLN….52
Bảng 3.21. Các tài liệu hướng dẫn về truyền thông hiện có tại các đon vị    52
Bảng 3.22. Tình hình sử dụng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn    53
Bảng 3.23. Những trang thiết bị sẵn có phục vụ truyền thông về phòng chống BKLN    54
Bảng 3.24. Tự đánh giá về năng lực của đon vị thực hiện truyền thông phòng
chống BKLN    54
Bảng 3.25. Các xét nghiệm, nghiệm pháp phục vụ khám, chẩn đoán BKLN    55
Bảng 3.26. Các hoạt động của phòng/bộ phận khám tư vấn tại tuyến tỉnh, huyện.56
Bảng 3.27. Tình hình khám BHYT cho người mắc BKLN    57
Bảng 3.28. Các hoạt động quản lý, điều trị dự phòng BKLN đang triển khai tại cộng đồng . 58
Bảng 3.29.    Tình hình tổ chức tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung    59
Bảng 3.30.    Đánh giá năng lực đơn vị căn cứ theo 14 tiêu chí    60
Bảng 3.31.    Kiến thức về các hành vi nguy cơ BKLN phổ biến    61
Bảng 3.32.    Kiến thức về tác hại của hút thuốc    61
Bảng 3.33.    Kiến thức về tác hại của lạm dụng rượu bia    62
Bảng 33.4.    Kiến thức về tác hại của chế độ ăn không hợp lý    62
Bảng 3.35.    Kiến thức về loại thực phẩm nào có nhiều muối    63
Bảng 3.36.    Kiến thức về tác hại của béo phì    63
Bảng 3.37.    Kiến thức về tác hại của ít vận động    64
Bảng 3.38.    Kiến thức về yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch    64
Bảng 3.39.    Kiến thức về yếu tố nguy cơ của đái tháo đường tuýp II    65
Bảng 3.40. Kiến thức về các thực hành phòng chống yếu tố nguy cơ và phát hiện bệnh . 66 Bảng 3.41.    Hoạt động PC BKLN cán bộ y tế đã trực tiếp tham gia trong 3 năm vừa qua ..67 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Nguyên nhân tử vong toàn cầu    7
Biểu đồ 1.2: Ước tính tỷ lệ chết do BKLN Việt Nam khoảng    75%    8
Biểu đồ 1.3: Xu hướng bệnh tật tại bệnh viện    10

Leave a Comment