Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình và hiệu quả can thiệp bằng tiếp thị xã hội tại huyện Mai Châu, Kim Bôi tỉnh Hoà Bình (2013-2015)
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình và hiệu quả can thiệp bằng tiếp thị xã hội tại huyện Mai Châu, Kim Bôi tỉnh Hoà Bình (2013-2015).Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2015 ước tính vẫn còn 2,4 tỷ người, tương đương với 1/3 dân số thế giới thiếu khả năng tiếp cận với điều kiện vệ sinh được cải thiện; và 946 triệu người vẫn thực hành đi tiêu bừa bãi (chiếm 13% dân số thế giới); 90% trong số đó sống ở khu vực nông thôn, tập trung ở khu vực châu Phi cận Sahara và Nam Á [1], [2]. Cũng chỉ có khoảng 45% dân số tại các nước có thu nhập trung bình và thấp sống trong cộng đồng có mức bao phủ nhà tiêu đạt 75% trở lên và 24% dân số sống trong cộng đồng với mức bao phủ nhà tiêu trên 95% [3].
Điều kiện vệ sinh không đảm bảo đã ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, góp phần làm gia tăng bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng, giun sán đặc biệt là ở trẻ em, đồng thời gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống. Ngược lại, việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh, cải thiện điều kiện sống và mang lại cuộc sống văn minh. Ước tính mỗi 1 USD đầu tư để đáp ứng mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về nước và vệ sinh ở các nước đang phát triển sẽ mang lại ít nhất từ 5-12 USD. Đóng góp chính cho lợi ích kinh tế là tiết kiệm thời gian liên quan đến việc tiếp cận tốt hơn các dịch vụ vệ sinh và nước (chiếm 80%), bên cạnh đó là việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe do ít bệnh tật hơn và ngăn ngừa tử vong [4]. Nhận thức được tầm quan trọng việc của đảm bảo nhà tiêu hợp vệ sinh, từ năm 2013 Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 19/11 hàng năm là Ngày nhà tiêu thế giới.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều chương trình và dự án của Chính phủ cũng như tài trợ từ các tổ chức và cá nhân nhằm gia tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh khu vực nông thôn. Mặc dù kết quả đánh giá đã cho thấy hiệu quả rõ rệt của các giải pháp can thiệp tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn những tồn tại nhất định, đặc biệt là khó khăn trong việc duy trì bền vững và nhân rộng mô hình. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đến năm 2015 mới chỉ đạt 65%, tương đương với khoảng 20 triệu người dân nông thôn chưa tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh và 5 triệu người vẫn còn tình trạng phóng uế bừa bãi [5].
Tiếp thị xã hội ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong thực hành y tế công cộng như tiếp thị xã hội về tiêm chủng mở rộng, tiếp thị xã hội bao cao su,v.v… Phương pháp này dựa trên nguyên lý cơ bản của tiếp thị thương mại, tác động đến cộng đồng cụ thể là các nhóm đối tượng đích nhằm thay đổi hành vi của họ theo hướng có lợi cho sức khỏe nói riêng và cho xã hội nói chung. Hay nói khác là mang đến cho người dân “sản phẩm sức khoẻ” phù hợp, thoả mãn nhu cầu của chính họ [6]. Trong giai đoạn từ 2003-2006, một số hoạt động tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh nông thôn đã được thí điểm tại tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam và bước đầu đã cho thấy đây là một cách tiếp cận hiệu quả, bền vững nhằm tăng độ bao phủ tiếp cận vệ sinh nông thôn [7].
Hòa Bình là một tỉnh miền núi ở Tây Bắc Việt Nam, có nhiều dân tộc sinh sống và tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước (khoảng 50% vào năm 2013) [8]. Mặc dù trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh đã triển khai các can thiệp nhằm nâng cao nhận thức, hành vi của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh nhưng chủ yếu tập trung ở hoạt động tuyên truyền, vận động, và/hoặc hỗ trợ kinh phí để người dân xây dựng nhà tiêu mà chưa can thiệp toàn diện vào nhóm cung ứng dịch vụ vệ sinh đặc biệt là nhóm thợ xây dựng và cửa hàng bán vật liệu/cấu kiện vệ sinh.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại tỉnh Hòa Bình hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào liên quan tới việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh? Giải pháp can thiệp tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh có vai trò như thế nào trong việc tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại tỉnh Hòa Bình? Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình và hiệu quả can thiệp bằng tiếp thị xã hội tại huyện Mai Châu, Kim Bôi tỉnh Hoà Bình (2013-2015)” với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại cộng đồng huyện Mai Châu và Kim Bôi tỉnh Hòa Bình năm 2014.
2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh nhằm tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại cộng đồng huyện Mai Châu và Kim Bôi tỉnh Hòa Bình năm 2015.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Ảnh hưởng của phân người tới môi trường, kinh tế, xã hội, sức khoẻ 4
1.1.1. Ảnh hưởng của phân người tới môi trường, kinh tế và xã hội 4
1.1.2. Ảnh hưởng của phân người tới sức khỏe cộng đồng 6
1.2. Nguyên tắc chung trong quản lý phân người hợp vệ sinh 10
1.2.1. Sự tồn lưu của mầm bệnh trong phân người 10
1.2.2. Nguyên tắc chung trong quản lý phân người hợp vệ sinh 11
1.3. Một số nghiên cứu về thực trạng xây dựng, sử dụng bảo quản nhà tiêu hộ gia đình và các yếu tố liên quan 13
1.3.1. Nghiên cứu về thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu 13
1.3.2. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hộ gia đình 18
1.4. Một số mô hình, giải pháp can thiệp đã triển khai nhằm tăng tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh với cộng đồng nông thôn Việt Nam 24
1.4.1. Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ 24
1.4.2. Giáo dục vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân có sự tham gia của cộng đồng 26
1.4.3. Câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng 27
1.4.4. Giáo dục hành động 28
1.4.5. Tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh 29
1.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong thực trạng quản lý an toàn phân người và khuynh hướng tiếp cận chuỗi cung cầu vệ sinh môi trường 34
1.6. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Mai Châu, Kim Bôi 37
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 38
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1. Giai đoạn 1 – Nghiên cứu mô tả 38
2.2.2. Giai đoạn 2 – Nghiên cứu can thiệp cộng đồng 45
2.2.3. Bộ công cụ nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 46
2.3. Xây dựng nội dung và hình thức can thiệp 48
2.3.1. Xác định các vấn đề cần can thiệp 48
2.3.2. Phương pháp can thiệp: Xây dựng các tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động truyền thông 48
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 53
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu 55
2.6. Xử lý số liệu 57
2.7. Tổ chức điều tra thực địa và vai trò của học viên 57
2.8. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục 58
2.9. Đạo đức nghiên cứu 59
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. Thực trạng và yếu tố liên quan đến xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại cộng đồng Mai Châu, Kim Bôi 62
3.1.1. Đặc điểm xã hội học của đối tượng nghiên cứu 62
3.1.2. Thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình 65
3.1.3. Các yếu tố liên quan đến thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình 71
3.1.4. Kết quả nghiên cứu định tính phân tích bốn yếu tố trong tiếp thị vệ sinh tại địa bàn nghiên cứu 76
3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp giải pháp tạo nhu cầu và phát triển chuỗi cung ứng vệ sinh nông thôn tại huyện Mai Châu, Kim Bôi 84
3.2.1. Kết quả các hoạt động can thiệp tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh 84
3.2.2. Kết quả phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ vệ sinh 87
3.2.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của người dân 90
3.2.4. Hiệu quả can thiệp về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 94
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 98
4.1. Thực trạng và yếu tố liên quan đến xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại cộng đồng Mai Châu, Kim Bôi 98
4.1.1. Đặc điểm xã hội học của các đối tượng trong nghiên cứu 98
4.1.2. Thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình 99
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 111
4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp giải pháp tạo nhu cầu và phát triển chuỗi cung ứng vệ sinh nông thôn tại huyện Mai Châu, Kim Bôi 119
4.2.1. Các hoạt động can thiệp tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh 119
4.2.2. Phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ vệ sinh 121
4.2.3. Sự thay đổi kiến thức của người dân 125
4.2.4. Hiệu quả can thiệp về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 128
4.3. Khả năng nhân rộng và duy trì bền vững 131
KẾT LUẬN 134
KIẾN NGHỊ 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
PHỤ LỤC 154
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát hộ gia đình 154
Phụ lục 2: Bảng kiểm quan sát nhà tiêu 166
Phụ lục 3: Khung hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đầu kỳ 176
Phụ lục 4: Khung hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cuối kỳ 186
Phụ lục 5: Một số hình ảnh đặc trưng của nhà tiêu tại địa bàn nghiên cứu 192
Phụ lục 6: Các sản phẩm truyền thông, tài liệu hướng dẫn 197
Phụ lục 7: Thư của Ngân hàng Thế giới đề nghị nhân rộng mô hình “Tiếp thị vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình” 202
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Bảng phân tích SWOT trong thực trạng quản lý an toàn phân người và khuynh hướng tiếp cận chuỗi cung cầu vệ sinh môi trường 36
2.1 Số lượng thôn được lựa chọn phỏng vấn 40
2.2 Số lượng hộ gia đình được điều tra tại mỗi xã 42
2.3 Đối tượng và cỡ mẫu phỏng vấn sâu 43
2.4 Đối tượng và cỡ mẫu thảo luận nhóm 44
2.5 Tên và số lượng bộ công cụ nghiên cứu 47
3.1 Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu 62
3.2 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu 62
3.3 Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu 63
3.4 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 63
3.5 Thông tin nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu 64
3.6 Thông tin điều kiện kinh tế hộ gia đình 64
3.7 Thông tin về các tiện nghi trong hộ gia đình 65
3.8 Cơ cấu nhà tiêu của hộ gia đình có sở hữu nhà tiêu riêng 66
3.9 Tỷ lệ từng loại nhà tiêu đạt tiêu chuẩn xây dựng tại hộ gia đình có nhà tiêu 68
3.10 Tỷ lệ từng loại nhà tiêu đạt tiêu chuẩn sử dụng và bảo quản tại hộ gia đình có nhà tiêu 69
3.11 Tỷ lệ từng loại nhà tiêu đạt tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng và bảo quản tại hộ gia đình có nhà tiêu 71
3.12 Mối liên quan giữa nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 71
3.13 Mối liên quan giữa dân tộc của đối tượng nghiên cứu với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 72
3.14 Mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 72
3.15 Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế hộ gia đình với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 73
3.16 Mối liên quan giữa thói quen sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 73
3.17 Mối liên quan giữa sự sẵn có thợ xây với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 74
3.18 Mối liên quan giữa sự sẵn có cửa hàng bán thiết bị vệ sinh với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 74
3.19 Mối liên quan giữa đặc điểm địa lý, địa hình với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 75
3.20 Mối liên quan giữa tâm lý trông chờ của người dân với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 75
3.21 Mối liên quan giữa truyền thông, vận động với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh 76
3.22 Danh sách và chi phí sản phẩm, vật liệu để xây nhà tiêu tại các cửa hàng bán lẻ 80
3.23 Chi phí các loại nhà tiêu 81
3.24 Các sản phẩm tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh 85
3.25 Kết quả thúc đẩy tạo chuỗi cung cầu nhà tiêu hợp vệ sinh 86
3.26 Danh sách các cửa hàng tiện ích được thành lập trong thời gian can thiệp 88
3.27 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về những bệnh do tiếp xúc phân người gây ra 90
3.28 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về những bệnh có thể tránh được khi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh 91
3.29 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về hiểu biết các loại nhà tiêu 91
3.30 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về hiểu biết các loại nhà tiêu hợp vệ sinh 92
3.31 Hiệu quả thay đổi sở thích của người dân về lựa chọn nhà tiêu 92
3.32 Hiệu quả thay đổi về quyết định lựa chọn của người dân về lựa chọn nhà tiêu 93
3.33 Hiệu quả thay đổi về độ bao phủ nhà tiêu trước và sau can thiệp 94
3.34 Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu trước và sau can thiệp 94
3.35 Hiệu quả thay đổi về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng và bảo quản trước và sau can thiệp 95
3.36 Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu hợp vệ sinh trước và sau can thiệp theo tiêu chuẩn xây dựng 96
3.37 Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu hợp vệ sinh trước và sau can thiệp theo tiêu chuẩn sử dụng và bảo quản 96
3.38 Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu hợp vệ sinh trước và sau can thiệp theo tiêu chuẩn xây dựng, bảo quản và sử dụng 97
4.1 So sánh kết quả tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh qua các nghiên cứu 102
4.2 Các điều kiện cần thiết để làm nên một cửa hàng tiện ích thành công 124
Nguồn: https://luanvanyhoc.com