Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011

Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011

Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người [40].

Sự ô nhiễm của môi trường sống đã dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, mà hậu quả chưa thể nào lường trước được. Chính vì vậy vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu.

Phân người từ lâu đã được biết đến là nguồn gây ô nhiễm môi trường, truyền nhiễm bệnh tật cho con người (phân người chứa trên 50 loại vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh truyền nhiễm). Nếu không được quản lý, xử lý đúng kỹ thuật, phân người sẽ là nguồn lan truyền vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường ruột ra môi trường bên ngoài, lây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

Theo Chiến lược Quốc gia về Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 cho thấy ở Việt Nam ước tính khoảng 79% dân số đang sống ở khu vực nông thôn. Việc sử dụng nước ô nhiễm, quản lý và xử lý phân không hợp vệ sinh (HVS) chính là lý do làm cho tỷ lệ dân cư nông thôn mắc các bệnh lây theo đường phân – nước – miệng cao, làm cho chi phí khám chữa các bệnh này lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ sức khoẻ của nhân dân mà còn có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của kinh tế – xã hội [58]. Để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và làm trong s ạch môi trường, sự tích cực trong thu gom, xử lý đúng kỹ thuật các chất thải nói chung và quản lý, xử lý phân người nói riêng là một mắt xích quan trọng ngăn chặn sự lây lan của nhiều mầm bệnh. Biện pháp xử lý phân người hiệu quả nhất chính là xây d ựng (XD), sử dụng (SD) và bảo quản (BQ) nhà tiêu HVS.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tính đến năm 2010, tỷ lệ số hộ gia đình (HGĐ) ở nông thôn có nhà tiêu HVS mới đạt 53%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra (70%) của Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 [8]. Trong đó, tỉ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước, giữa các tỉnh trong 1 vùng và giữa các xã, huyện khác nhau trong tỉnh [44].

Nhiều nghiên c ứu cho thấy người dân chưa nhận thức rõ ràng và đầy đủ nguy cơ sức khỏe liên quan tới phân người. Một số người cho rằng nguy cơ sức khỏe từ phân người chủ yếu từ “mùi hôi, thối” và sẽ không còn nguy cơ sức khỏe khi phân không còn mùi [52]. Trên thực tế khi người dân nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ mầm bệnh có trong phân người và nguy cơ lây lan mầm bệnh do phân là nguyên nhân dẫn tới việc XD, SD và BQ nhà tiêu không HVS.

Hà Nam và Thái Nguyên là hai tỉnh nằm ở miền Bắc Việt Nam. Hà Nam là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Thái Nguyên có 74,05% dân cư sống ở nông thôn tỷ lệ này ở Hà Nam là 91,5%. Với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nhiều thói quen vệ sinh môi trường chậm thay đổi thì đây là hai tỉnh nóng về nước sạch và nhà tiêu HVS. Với mong muốn có thể mô tả thực trạng một bức tranh thực tế về nhà tiêu HVS của vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011 ” với mục tiêu cụ thể:

1. Mô tả thực trạng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại hai

• o • MT • • o

xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại hai xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011.

Thái Nguyên và Hà Nam là hai tỉ nh nằm trong 6 tỉ nh của đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Đánh giá thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh và sự tham gia của cộng đồng ở nông thôn Việt Nam” Kết quả nghiên cứu thu được là căn cứ khoa học để đề xuất việc SD, BQ nhà tiêu ở vùng nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của các tỉnh miền Bắc Việt Nam, góp phần cùng với đề tài cấp Bộ đề xuất việc XD, SD và BQ nhà tiêu HGĐ HVS, đạt các chỉ tiêu đề ra của Chiến lược Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2010 đến 2020.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 22

1.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và nhà tiêu hợp vệ sinh 22

1.2. Thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh 26

1.2.1. Những qui định chung 26

1.2.2. Những qui định về xây dựng, sử dụng và bảo quản đối với các loại

nhà tiêu 29

1.3. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay 32

1.3.1. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh trên thế giớ i 32

1.3.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh tại Việt Nam 33

1.4. Một sô yếu tố liên quan ảnh hưởng đến xây dựng, s ử dụng và bảo quản

nhà tiêu hợp vệ sinh tại hộ gia đình 36

1.4.1. Yếu tố kinh tế hộ gia đình 36

1.4.2. Yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành của người dân 37

1.4.3. Yếu tố sử dụng phân người trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi . 39

1.4.4. Các yếu tố khác 40

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 42

2.1. Địa điểm và thờ i gian nghiên c ứu 42

2.1.1. Địa điểm nghiên c ứu 42

2.1.2. Thời gian nghiên c ứu 43

2.2. Đối tượng nghiên c ứu 43

2.3. Phương pháp nghiên cứu 43

2.3.1. Thiết kế nghiên c ứu: 43

2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 44

2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin: 45

2.3.4. Nội dung nghiên c ứu, các biến số, chỉ số cần thu thập 45

2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 46

2.3.6. Đạo đức trong nghiên c ứu 46

2.3.7. Sai số và hạn chế sai số 47

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48

3.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu 48

3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 48

3.1.2. Thông tin chung của hộ gia đình đối tượng nghiên cứu 49

3.2. Thực trạng nhà tiêu tại các hộ gia đình 50

3.3. Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc xây dựng, sử dụng và bảo

quản nhà tiêu hợp vệ sinh tại hộ gia đình 58

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 70

4.1. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại hai xã thuộc vùng nông

thôn miền Bắc Việt Nam 70

4.1.1. HGĐ có và không có nhà tiêu 70

4.1.2. Thực trạng loại nhà tiêu mà hộ gia đình đang sử dụng và chất lượng

nhà tiêu theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế 71

4.2. Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến xây dựng, s ử dụng và bảo quản

nhà tiêu hợp vệ sinh 76

4.2.1. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến sử dụng nhà tiêu hợp

vệ sinh của các hộ gia đình. 76

4.2.2. Yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành ảnh hưởng đến sử dụng nhà

tiêu hợp vệ sinh của các hộ gia đình nghiên cứu 78

KẾT LUẬN 86

KIẾN NGHỊ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment