THỰC TRẠNG NHIỄM ĐỘC CHÌ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN TỈNH NAM ĐỊNH
THỰC TRẠNG NHIỄM ĐỘC CHÌ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM BÌNH YÊN TỈNH NAM ĐỊNH
Đỗ Minh Sinh*; VũThịThúy Mai*
TÓM TẮT
Mục tiêu:mô tảthực trạng nhiễm độc chì của người lao động tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên tỉnh Nam Định và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp:nghiên cứu mô tả cắt ngang từ2015 – 2016. 418 người lao động từ18 – 60 tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên đểtham gia nghiên cứu. Sửdụng phương pháp phổ hấp thu nguyên tửbằng lò grafit (GFAAS) đểxác định hàm lượng chì trong máu của người lao động. Đánh giá tình trạng nhiễm độc theo Thông tư15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của BộY tế. Kết quả:thực trạng nhiễm độc chì: 88,3% người lao động có hàm lượng chì máu < 40 µg/dl (mức an toàn); 11,4% người lao động có hàm lượng chì máu từ40 – < 80 µg/dl (nhiễm độc mạn tính); 0,3% người lao động có hàm lượng chì máu > 80 µg/dl (nhiễm độc cấp tính). Yếu tố liên quan: người có tuổi nghề6 – 10 năm nguy cơnhiễm độc chì cao hơn nhóm có tuổi nghề ≤5 năm 7,9 lần; có tuổi nghề ≥ 11 năm, nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn người có tuổi nghềtừ 6 – 10 năm 3,2 lần.
Người lao động làm việc ởcông đoạn đúc nhôm, cán nhôm và tạo hình có nguy cơnhiễm độc chì 30% so với nguy cơnhiễm độc chì của người làm ởcông đoạn cô nhôm. Kết luận: tỷ lệ nhiễm độc chì 11,7% (đa sốnhiễm độc mạn tính). Nguy cơnhiễm độc chì tăng theo tuổi nghề và phụthuộc vào công đoạn sản xuất của quy trình tái chếnhôm
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất