THỰC TRẠNG NHIỄM E. COLI VÀ COLIFORM TRONG SẢN PHẨM CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI HÀ NỘI NĂM 2020

THỰC TRẠNG NHIỄM E. COLI VÀ COLIFORM TRONG SẢN PHẨM CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI HÀ NỘI NĂM 2020

THỰC TRẠNG NHIỄM E. COLI VÀ COLIFORM TRONG SẢN PHẨM CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI HÀ NỘI NĂM 2020
Phạm Văn Hùng1, Trần Hồng Trâm1, Nguyễn Thị Kiều1
1 Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và Sinh phẩm y tế, Bộ Y tế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm E.coli và coliform trong sản phẩm của một số cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại Hà Nội năm 2020. Đối tượng: Các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nước uống đóng chai, mẫu nước uống đóng chai do cơ sở sản xuất. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Sản phẩm nước uống đóng chai ở Hà Nội năm 2020 có kết quả sản phẩm đạt là 67,0% và không đạt là 33,0%. Tỉ lệ nước uống đóng chai nhiễm Coliform là 33,0% và nhiễm E.coli là 28,7%. Cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra định kỳ và hậu kiểm đối với các cơ sở thực hiện tự công bố sản phẩm và xử lý nghiêm đối với những trường hợp phát hiện có vi phạm các điều kiện về an toàn thực phẩm.

Bảo đảm an toàn thực phẩm có tác động lớn tới sức khỏe của người dân, ảnh hưởng lâu dài đến giống nòi, sự phát triển kinh tế và là mối quan tâm của toàn xã hội [1]. Hậu quả cuối cùng của việc không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là ngộ độc cấp tính, bệnh truyền qua thực phẩm (tả, thương hàn, lỵ trực trùng, E.coli, lỵ a míp…) [2], [3]. Cùng với sự phát triển về kinh tế và dân số, trên địa bàn Hà Nội thời gian qua có hàng trăm cơ sở sản xuất nước uống đóng  chai  với  quy  mô  vừa  và  nhỏ đang  hoạt động. Các cơ sở được cấp giấy “Chứng nhận cơ sở  đủ  điều  kiện  vệ  sinh  an  toàn  thực  phẩm”, kiểm nghiệm nguồn nước đầu vào và sản phẩm đầu ra đồng thời công bố chất lượng sản phẩm

Chi tiết bài viết
Từ khóa
E.coli, coliform, nước uống đóng chai

Tài liệu tham khảo
1. Sở Y tế Khánh Hòa, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2014), Báo cáo tổng kết công tác an toàn thực phẩm tỉnh Khánh Hòa 6 tháng đầu năm 2014, tr.5. 
2. Cristobal C, Marcela S, Celida M, Bruce K. (2008), Drinking water microbiological survey of the Northwestern State of Sinaloa, Mexico, Journal of Water and Health, 6(1), pp. 125-129 
3. Trần Linh Thước (2006), Phương pháp phân tích Vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản giáo dục, tr.6. 
4. Lê Văn Khởi, Phạm Thị Tâm (2018) Nghiên cứu tình hình nhiễm E. coli và coliform trong nước uống đóng chai và các yếu tố liên quan tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tỉnh Hậu Giang năm 2018, Tạp chí Y tế Công cộng, no.21 – ISSN.2345-1210 
5. Ðặng Xuân Bình (2010), Xác định chỉ tiêu vi khuẩn nhiễm trong nước uống đóng chai khu vực thành phố Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 72(10): 94-99, tr 94 
6. Nguyễn Vãn Ðạt (2014), Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại tỉnh Bình Dương năm 2013. Tạp chí Y học TP.HCM, tập 18 Phụ bản số 6, tr 552 
7. Cao Thị Diễm Thúy (2016), Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật nước uống đóng chai và một số yếu tố liên quan đến điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại cở sở nước uống đóng chai tỉnh Bến Tre. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, Tập 12 – Số 6(1) – Tháng 11 năm 2016, tr. 361 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment