Thực trạng nhiễm giun đường ruột và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình

Thực trạng nhiễm giun đường ruột và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình

Luận văn chuyên khoa II Thực trạng nhiễm giun đường ruột và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình Nhiễm giun đường ruột, đặc biệt là các loại giun đũa, tóc, móc/mỏ còn khá phổ biến ở khắp thế giới và được xem như vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, đặc biệt ở các nước nghèo, đang phát triển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [14], [17], [38], [47]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 1/4 dân số thế giới bị nhiễm giun với mức dao động từ 25% đến 95% và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: theo vùng, khu vực, địa lý, khí hậu, tập quán vệ sinh, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, xã hội [17], trong đó phổ biến nhất là ở khu vực châu Phi cận Sahara, Đông Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Mỹ [68]. Trẻ em ở lứa tuổi trước tuổi đi học và trong độ tuổi đi học tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội thấp là nhóm dễ bị nhiễm giun nhất [41], [47], [76].

 Nhiễm giun đường ruột có tác hại một cách thầm lặng, lâu dài và trong một số trường hợp bị che lấp bởi nhiều bệnh cấp tính và các nguy cơ khác. Ước tính bệnh giun truyền qua đất cùng với bệnh sán máng chiếm khoảng 40% gánh nặng bệnh tật trong nhóm các bệnh nhiệt đới, trừ sốt rét [71]. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tác hại ở lứa tuổi trẻ em: gây thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin A, giảm protein và albumin huyết thanh, suy dinh dưỡng, sức khỏe kém, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, giảm khả năng học tập  và làm tăng thời gian nghỉ học thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tử vong. Những ảnh hưởng này không những tác hại tức thời, mà còn có thể qua nhiều thế hệ nếu không được can thiệp thỏa đáng [34], [39], [41], [45], [58], [76].
Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng và ẩm là chủ yếu, điều kiện kinh tế xã hội còn thấp, nhiều nơi tình trạng vệ sinh môi trường chưa tốt, tập quán sinh hoạt còn lạc hậu nhất là tập quán sử dụng phân tươi trong sản xuất nông nghiệp còn khá phổ biến ở tác tỉnh miền Bắc và miền Trung, song song đó là ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân của cộng đồng chưa tốt,v.v… Do vậy,
Việt Nam hiện vẫn là nước có nhiều bệnh giun sán lưu hành, đặc biệt là các loại giun truyền qua đất như giun đũa, giun tóc, giun móc [5], [6], [8], [10]. Theo số liệu ước tính cho thấy tại Việt Nam có khoảng 39,9 triệu (44,4%) người bị nhiễm giun đũa; 17,6 triệu (23,1%) nhiễm giun tóc và 19,8 triệu (22,1%) nhiễm giun móc. Tỷ lệ hiện nhiễm giun đường ruột cao được tìm thấy ở các khu vực nông thôn miền Bắc Việt Nam có thể liên quan với việc sử dụng phổ biến phân người làm phân bón trong sản xuất nông nghiệp và cũng có liên quan với mật độ dân số cao, điều kiện khí hậu và độ ẩm [64].
Hòa Bình là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc Việt Nam, gồm có thành phố Hoà Bình và 10 huyện với mật độ dân số 178 người/km². Do điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn nên vấn đề vệ sinh môi trường  cũng như các hành vi vệ sinh cá nhân còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, tập quán sử dụng phân người chưa ủ đúng cách để bón ruộng vẫn tồn tại ở nhiều xã, do vậy tình trạng ô nhiễm môi trường do phân người đang diễn ra trên hầu hết các huyện là một trong những điều kiện để phát triển trứng giun. Bên cạnh đó, trong vài năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh chưa có nghiên cứu nào về tình trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học và các yếu tố liên quan. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng nhiễm giun đường ruột và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình” với các mục tiêu sau đây:
1.    Mô tả thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2015.
2.    Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng nhiễm giun đường ruột và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình
Tiếng Việt

1.    Nguyễn Ngọc Ánh và CS (2013), “Đánh giá hiệu quả tẩy giun của albendazole ở học sinh tiểu học tại xã Tân Thuỷ, Ba Tri, Bến Tre”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(1), tr.99-104.
2.    Bộ Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn (2012), Quyết định phê duyệt điều chỉnh Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi- đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, số 2570/QĐ-BNN- TCLL, ngày 22/10/2012.
3.    Bộ Y tế (2011), Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh (QCVN 01: 2011/BYT), số 27/2011/TT-BYT, ngày 24/6/2011.
4.    Bộ Y tế& UNICEF (2010), Nghiên cứu mối liên quan giữa vệ sinh môi trường nguồn nước hộ gia đình và hành vi vệ sinh chăm sóc trẻ của bà mẹ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam.
5.    Nguyễn Hoàng Linh Chi (2011), Tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun và một số yếu tố liên quan của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, Khoá luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, trường Đại học Y Hà Nội.
6.    Cục Quản lý môi trường y tế (2014), Báo cáo Đánh giá tác động của Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đối với dịch bệnh lây qua đường tiêu hoá. Báo cáo, Hà Nội
7.    Cục Quản lý Môi trường y tế (2014), Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện hợp phần vệ sinh – Tài liệu dành cho cán bộ cấp tỉnh, huyện.
8.    Cục Y tế dự phòng (2013), Đánh giá ban đầu Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mêkông giai đoạn 2, Hà Nội

 

9.    Nguyễn Huy Cường (2014),Nghiên cứu áp dụng một số giải pháp can thiệp truyền thông nhằm cải thiện vệ sinh môi trường tại một số xã huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình, Luận văn thạc sĩ Khoa học Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội.
10.    Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Đỗ Nguyên (2007), “Nhiễm giun móc ở học sinh tiểu học tỉnh Tây Ninh năm 2003”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11(1), tr.89-93.
11.    Nguyễn Văn Đề và cộng sự (2011), “Tái nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học sau 6 tháng tẩy giun hàng loạt ở thành phố Lào Cai”, Tạp chí phòng chống Sốt rét, số 4.
12.    Lương Văn Định và CS (2007), “Nghiên cứu tình hình nhiễm giun truyền qua đất và đánh giá sự tái nhiễm sau can thiệp bằng Mebendazole ở trẻ em xã Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 2005-2006”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11(2), tr.24-30.
13.    Mai Thị Hiền (2004), Thực trạng nhiễm giun ở học sinh, kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh lớp 3 và phụ huynh trong phòng chống nhiễm giun đường ruột tại huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây năm 2004, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
14.    Nhữ Thị Hoa, Nguyễn Hằng Giang, Lê Thị Vân Trang (2012), “Hiệu quả của các biện pháp giáo dục sức khỏe trong phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2008- 2009”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), tr.11-17.
15.    Nhữ Thị Hoa, Từ Cẩm Hương, Lê Thị Ngọc Diệp (2009), “Vai trò của kiến thức-thực hành trong nhiễm giun móc ở học sinh cấp I huyện Củ Chi-thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(3).
16.    Trần Thị Thanh Huệ (2009), Kiến thức, thực hành xây dựng, sử dụng bảo quản nhà tiêu hộ gia đình, xử lý phân người và một số yếu tố liên quan tại xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, năm 2009, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
17.    Khúc Thị Tuyết Hường, Phạm Vân Thúy, Ninh Thị Nhung (2013), “Thực trạng nhiễm giun ở trẻ 18-60 tháng tuổi tại hai trường mầm non tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, 873(6), tr.18-21.
18.    Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Lương Tình (2012), “Tình hình nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại tỉnh cao nguyên Lâm Đồng”, Tạp chí phòng chống Sốt rét, số 5. tr.16-23.
19.    Trần Thị Hữu (2011), Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số xã tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội.
20.    Nguyễn Thị Mỹ Liên, Phan Anh Tuấn, Trương Phi Hùng (2010), “Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất và các yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh năm 2009”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), tr.188-193.
21.    Cao Bá Lợi và CS (2007), “Thực trạng nhiễm giun đường ruột và thiếu máu ở học sinh tiểu học (6-14 tuổi) tại thành phố Lạng Sơn năm 2005”, Tạp chí Y dược học quân sự, số 1, tr.21-27.
22.    Nguyễn Kim Ngân và CS (2013), “Hướng tới quản lí tích hợp phân người và phân động vật tại Việt Nam: Văn bản quy định và ảnh hưởng môi trường và sức khỏe”, Tạp chí Y tế Cộng cộng, 28(28), tr.4-12.
23.    Ngô Thị Nhu và Đỗ Thị Thu Hiền (2013), “Thực trạng nhận thức, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân tại ba xã vùng nông thôn tỉnh Hải Dương năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành, 860(3), tr.13-17.
24.    Vũ Thị Bình Phương và CS (2012), “Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên bệnh nhân xét nghiệm tại khoa vi- ký sinh trùng bệnh viện

đại học y thái bình từ 2008-2010”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), tr.7-10.
25.    Đặng Thị Vân Quý và Đặng Thị Bích Hợp (2013), “Thực trạng vệ sinh môi trường tại hai xã Tiên Phong-Châu Sơn-huyện Duy Tiên-tỉnh Hà Nam năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành, 859(2), tr.147-149.
26.    Nguyễn Văn Sơn (2013), “Tình hình nhiễm giun đường ruột và hiệu quả tẩy giun hàng loạt bằng Mebendazole 500 mg sau 12 tháng tại 3 trường tiểu học thành phố Sơn La-tỉnh Sơn La năm 2007- 2009”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(1), tr.172-178.
27.    Nguyễn Văn Sơn, Phạm Thị Chiến (2013), “Tình hình nhiễm giun truyền qua đất tỉnh Sơn La”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(1), tr.139-144.
28.    Bùi Hữu Toàn (2009), Đánh giá thực trạng và nguyên nhân xây dựng, sử dụng, bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2009, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
29.    Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (2012), Khảo sát ban đầu vệ sinh môi trường tại Thanh Hoá.
30.    Vũ Văn Tú và CS (2011), “Quản lý, sử dụng phân người và sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam”, Tạp chí Y tế Cộng cộng, số 22, tr.4-13.
31.    Đặng Văn Tuấn (2012), Nghiên cứu tình hình nhiễm giun đường ruột của học sinh tiểu học tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012.
32.    Đinh Thị Tuyết (2006), Thực trạng nhiễm giun đường ruột và một số yếu tố liên quan của khối học sinh lớp 4 thuộc thị trấn Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình năm 2006, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, trường Đại học Y tế công cộng.

33.    Lê Thị Tuyết, Vũ Thị Bình Phương (2007), “Thực trạng nhiễm giun kim ở trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo và hiệu quả biện pháp can thiệp ở một số xã huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11(2), tr.31-38.
34.    Nguyễn Châu Thành (2013), “Thực trạng nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/necator americanus) ở học sinh tiểu học tại hai xã Ea Phe va Ea Kuang huyện Krông Pách tỉnh Đăk Lăk năm 2011”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(1), tr.151-156.
35.    Nguyễn Hoàng Thanh, Hoàng Văn Minh, Nguyễn Việt Hùng (2011), “Nghiên cứu mối liên quan giữa tình hình ốm đau, bệnh tật tự khai báo với điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường tại xã Hoàng Tây và Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”, Tạp chí Y tế công cộng, 22(22), tr.46-52.
36.    Lê Hữu Thọ (2014), “Một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại hai xã nông thôn tỉnh Khánh Hoà năm 2012”, Tạp chí Y-dược học quân sự, số 3, tr.23-30.
37.    Lê Hữu Thọ, Nguyễn Hữu Phước (2014), “Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại hai xã nông thôn của tỉnh Khánh Hòa năm 2012”, Tạp chí Y học Dự phòng, tập XXIV, số 1(149).
38.    Trần Duy Thuần và Nguyễn Đỗ Nguyên (2004), “Nhiễm giun truyền qua đất và các yếu tố liên quan ở học sinh 9-10 tuổi tỉnh Phú Yên năm 2003”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 8(1), tr.14-19.
39.    Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đồng Tháp (2003), Tình hình nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh 3-15 tuổi tỉnh Đồng Tháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, thời gian 2002-2003.

40.    Nguyễn Văn Văn và CS (2012), “Đánh giá hiệu quả công tác tẩy giun cho học sinh tiểu học tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2004-2010”, Tạp chí phòng chống Sốt rét, số 4, tr.72-77.

Thực trạng nhiễm giun đường ruột và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình
 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment