Thực trạng nhiễm HBV và một số yếu tố liên quan trên đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội Hải Phòng năm 2013

Thực trạng nhiễm HBV và một số yếu tố liên quan trên đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội Hải Phòng năm 2013

Thực trạng nhiễm HBV và một số yếu tố liên quan trên đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội Hải Phòng năm 2013/ Nguyễn Quang Hưng. 2014.Viêm gan virus B là một bệnh truyền nhiễm thường gặp do một loại virus trong máu gây ra và trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu. Tổ chức y tế thế giới ước tính trên thế giới có trên 2 tỷ người nhiễm vius viêm gan B trong thời điểm nào đó của cuộc đời. Nghiên cứu của WHO chỉ rõ năm 2000 có 350 triệu người trên thế giới mang HBV chủ yếu ở châu Á, châu Phi, 620000 người chết mỗi năm [75].

Việt Nam là nước nằm trong vùng có nguy cơ rất cao nhiễm HBV với tỷ lệ mang HBsAg trong cộng đồng 8-20% [2],[44]. Hàng năm trên thế giới có 1-2 triệu người mang HBV mạn tính bị chết do xơ gan, ung thư gan nguyên phát [55,61]. Ở nhiều nuớc châu Á, châu Phi, căn nguyên gây ung thư chỉ đứng sau căn nguyên gây ung thư do hút thuốc lá [75]. Những người viêm gan vius B có nguy cơ gấp hai lần bị u lympho non- hodgkin [59].Viêm gan virus B là mối lo ngại không những của ngành y tế mà còn của toàn xã hội. Nhiễm HBV có ảnh hưởng rất nhiều đến các vấn đề kinh tế-xã hội,chi phí điều trị tốn kém đã trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trong các bệnh nhiễm trùng[54]. Ở mỗi thời điểm, khu vực, quốc gia mức độ nhiễm của virus viêm gan B có khác nhau. Việc xác định tình trạng các đột biến có liên quan tới sự kháng lại lamivudine, và các thuốc khác (rt204, rt184, rt202, rt250) tiến hành đồng thời với các phân tích genotype HBV là một việc làm thiết thực. Vấn đề kháng thuốc có thể đặt ra khi các thuốc ức chế hoạt tính các enzyme được đưa vào sử dụng trong tương lai gần.14-15 Như vậy việc xác định các genotypes, subgenotype HBV cũng như các trình tự của các đột biến kháng thuốc trên bệnh nhân nhiễm HBV rất có ý nghĩa. Dữ liệu về kiểu gen và các trình tự đột biến cộng với sự thông tin về sự đồng mắc HBV ở các bệnh nhân sẽ là các thông tin quí cho các quyết định điều trị đồng thời là cơ sở cho các đánh giá nghiên cứu. Hiện tại vẫn chưa có các báo cáo nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống. Vì vậy, việc theo dõi tỷ lệ nhiễm và tình trạng đột biến kháng thuốc của vi rút HBV có ý nghĩa chiến lược trong điều trị và kiểm soát bệnh ở Việt Nam.

Hải Phòng là thành phố cảng có vị trí địa lý thuận lợi giao lưu trong nước và quốc tế. Sự đi lại trao đổi của các đối tượng đến từ các khu vực khác nhau trên thế giới với những đặc thù riêng về văn hóa và xã hội cũng như mô hình bệnh tật đặc biệt với các nhóm bệnh lây truyền qua đường máu và đường tình dục làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho cư dân ở các khu vực trên. Tuy nhiên cho đến thời điểm này chưa có một kết quả nghiên cứu tổng thể nào ở khu vực Hải Phòng về tình trạng đột biến gen kháng thuốc. Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thực trạng nhiễm HBV và một số yếu tố liên quan trên đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội Hải Phòng năm 2013’’.
Đề tài có 2 mục tiêu:
1.    Mô tả tỷ lệ nhiễm HBV trên đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội Hải Phòng năm 2013.
2.    Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm HBV trên đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội Hải Phòng năm 2013. 
KHUYÊN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy tỷ lệ người nhiễm HBV ở nhóm tuổi trẻ cao, do vậy nên mở rộng chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện để mọi người dân có thể biết tình trạng nhiễm hay không nhiễm HBV của mình, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao. 

 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.    Vũ triệu An (1987 ), “Tình hình nhiễm viêm gan B ở Việt Nam”, Y học Việt Nam, số 2 ( 137 ), tr 1-5.
2.    Ngô thùy Anh và cs ( 2005 ), “Tình hình nhiêm virút viêm gan B trên trẻ em từ 3 – 6 tuổi ở huyện thiệu hóa,Thanh Hóa ”, Tạp chí YHDP, tập XV, số 1 (73), phụ bản tr 155 – 158.
3.    Lê vũ Anh (1988 ), Bước đầu đánh giá tình trạng mang và mang kéo dài virút viêm gan B trên quần thể dân cư Hà Nội, Luận án PTS Khoa học Y – Dược, Hà Nội.
4.    Trần Văn Bé và CS (1991 ), “Kháng nguyên bề mặt virút viêm gan B ở mẹ – con sau khi sinh ”, Tạp chí Huyết học – Truyền máu , số (1), tr 5-8.
5.    Viên Chinh Chiến; Bùi Trọng Chiến. (2003), “Đánh giá thực trạng lưu hành của virút viêm gan B và C tại khu vực miền Trung và đề xuất giải pháp phòng chống chủ động.”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội.
6.    Viên Chinh Chiến, Nguyễn Thụ Thế Trâm, Đinh Sĩ Hiền và Cs (1997), “ Điều tra về tình trạng nhiêm virút viêm gan B trong nhân viên y tế tại một số tỉnh miền Trung”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch, số( 2 ), tr 32.
7.    Trần Xuân Chương ( 2003 ), Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ nhiêm HBV và HCV ở những người hiến máu tại Thành phố Huế. Luận văn Thạc sĩ Y hoc, Đại học Y Dược Huế.
8.    Trần Xuân Chương (2004), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ gây nhiêm virút viêm gan B và C, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, số 2 (473), tr 116-119.
9.    Trần Xuân Chương (2005 ), “Ý nghĩa lâm sàng của các kiểu gen của virút viêm gan trong bệnh viêm gan virút B cấp ”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, số ( 5), tr 40 – 43.
10.    Trần Xuân Chương (2008), “Nghiên cứu sự liên quan của các kiểu gene và một số đột biến của virus viêm gan B với diễn tiến của bệnh viêm gan virus B cấp”, Tạp chí Gan Mật Việt Nam, Số (5), tr 18-23.
11.    Vũ Hồng Cương (1998 ), Kết quả nghiên cứu tại thành phố Thanh Hoá về HBsAg, AntiHB và hiệu lực đáp ứng miễn dịch của vaccin viêm gan B sản xuất tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ y học chuyên nghành Dịch tễ học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
12.    Bùi Đại và CS (2002): Viêm gan virut B. Bệnh học truyền nhiễm, nhà xuất bản y học, tr 104 – 107.
13.    Châu Hữu Hầu (1995), “Nghiên cứu một số đặc điểm DTH nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng đồng dân cư tại huyện Tân Châu tỉnh An Giang”, Luận án PTS khoa học Y Dược- HVQY.
14.    Vũ Bá Hùng (1996), “Nhận xét tình hình nhiêm trùng viêm gan virut B và C ở một số nhóm đối tượng tại Hải Phòng”, Luận văn tốt nghiệp BS CK II. Hà Nội, 51-9.
15.    Trần Duy Hưng (2003 ), Khảo sát tình hình nhiêm virút viêm gan B tại nhà máy cong nghiệp và nghiên cứu điều trị viêm gan B mãn tính, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y học Hà Nội, 2003, tr 62.
16.    Bạch Khánh Hòa, Nguyễn Quốc Cường ( 2005 ), “tình hình nhiễm virút HBV, HCV, HIV ở đối tượng cho máu tại viện huyết học – truyền máu TW, Tạp chí YHDP, tập XV, số (5), tr 76 .
17.    Chu Thị Thu Hà và cs ( 2006 ), Nghiên cứu tỷ lệ mang các dấu ấn virut viêm gan B, khả năng lây truyền cho con ở phụ nữ có thai tại Hà Nội 2004- 2006 và giải pháp can thiệp,
18.    Ngô Việt Hùng và Cs (2006 ), “Đánh giá thực trạng nhiễm virút viêm gan B tại Hải Phòng ”, Tạp chí YHDP, tập XV, số 5 tr 76.
19.    Nguyễn Kim Nữ Hiếu (1994 ), Nghiên cứu giá trị và biến động lâm sàng của dấu ấn virút viêm gan B ở những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là viêm gan cấp, luận án PTS khoa học Y – Dược, Đại học y Hà Nội, tr 8¬44.
20.    Hoàng Thủy Long, Nguyễn Thu Vân và cs (2000), Tình hình nhiễm virút viêm gan B, C tại Thanh Hóa, Viện vệ sinh dịch têTrung ương , Nhà xuất bản Y học, tr 101-105.
21.    Ngô Quang Lực (1991), “Phát hiện một số mầm bệnh người cho máu để góp phần đảm bảo an toàn truyền máu ở bệnh viện Việt – Đức’”. Tập hợp công trình nghiên cứu khoa học xét công nhận, tương đương PTS, chuyên ngành Huyết học truyền máu , tr 11 – 14.
22.    Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Đình Ái, Trần Xuân Chương (2002). “Nghiên cứu tỷ lệ người mang HBsAg và Anti-HCV ở người hiến máu nhân đạo Tỉnh Thừa Thiên-Huế trong 5 năm 1997-2001 ”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, Số 11, tr 12-14.
23.    Nguyễn Thị Nga (1995), Góp phần nghiên cứu tìm tỷ lệ mang HBsAg trên một số nhóm người, mối liên quan với an toàn truyền máu và ung thư gan. Luận án PTS khoa học Y – Dược, tr 51 – 73.
24.    Nguyễn Thị Nga (1996 ), Đánh gía đáp ứng miên dịch của trẻ sơ sinh sau khi tiêm vaccine gan B theo lịch tiêm khác nhau, Luận án PTS khoa học Y – Dược, Hà Nội.
25.    Nguyễn Thị Tuyết Nga , Nguyễn Thoa và CS (1994 ), “Tỷ lệ mang kháng nguyên bề mặt virút viêm gan B và kháng thể HBs trên phụ nữ có thai tại Hải phòng”, Tạp trí vệ sinh phòng dịch, 4 (18 ), tr 50 -52
26.    Lã Thị Nhẫn và cộng sự (1995), “Góp phần đánh giá tỷ lệ nhiễm virút viêm gan B, virut viêm gan C ở nhóm người nghiện ma tuý tại trại cai nghiện ma tuý Thủ Đức”, Tạp chí Yhọc thực hành, Bộ Y tế xuất bản, 331(1), tr 25 – 7.
27.    Trịnh Thị Ngọc ( 200Ụ, Tình trạng nhiêm các virút viêm gan A,B, C,D, E ở các BN viêm gan virút tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận án TS Y học, Hà nội, 2001.
28.    Trần Thị Tuyết Nhung ( 2008 ), Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm virút viêm gan B và kiến thức của các đối tượng đến xét nhiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng trong năm 2008, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hải Phòng.
29.    Phạm Quan, Hồ Thị Thụy Vương ( 2005 ), “Nghiên cứu một số yếu tố dự đoán trở thành người mang HBsAg mạn tính trên bệnh nhân viêm gan virút B cấp ”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 15, số (2+3), tr 7.
30.    Trần Huy Quang, Đoàn Huy Hậu (2005), Nghiên cứu một số dấu ấn virút viêm gan B và tình trạng mang HBsAg mạn ở 4 xã nông thôn tỉnh thanh hoá. Luận văn Thạc Sĩ y học, Học Viện Quân Y.
31.    Nguyễn Trường Sinh ( 2007 ), Thực trạng nhiễm virút viêm gan B và nhận thức, thực hành của một số đối tượng về phòng chống viêm gan B tại 3 huyện tỉnh Hà Tĩnh., Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Thái Bình .
32.    Phạm song (1986), Viêm gan virút A, B, non A, non B. Bách khoa thư bệnh học, tập II.
33.    Phạm song (1991 ), Viêm gan virút A, B, non A non B. Bách khoa thư bệnh học, tập I, tr 327 – 348.
34.    Phạm Song, Đào Đình Đức và CS ( 1994 ), “ Căn nguyên học của viêm gan virút cấp ở người lớn ”, Báo cáo khoa học hội nghị chuyên đề viêm gan virút, Hà Nội, tr 55 – 59.
35.    Nguyễn Quang Tập ( 2007 ), Thực trạng và dự phòng nhiễm virút viêm gan B của cán bộ y tế tại ba bệnh viện thành phố Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Thái Bình .
36.    Nguyễn Khánh Trạch ( 2002 ), Viêm gan mạn tính, Tài liệu giảng dạy sau Đại Học, Đại học Y Hà Nội.
37.    Phạm Văn Thức, Nguyễn Hùng Cường, Lê Hồng Hinh (2003), Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HBV ở người lao động trên biển khu vực Hải
Phòng, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, nhà xuất bản y học, tr 200 – 212.
38.    Phạm Văn Thức (2003 ), “Nghiên cứu đặc điểm nhiễm virút viêm gan B ở thuyền viên khu vực Hải Phòng, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, nhà xuất bản học, tr 183 – 199.
39.    Trần Tuấn (1986), Đánh giá tình trạng mang virút viêm gan B qua chỉ số HBsAg ở quần thể dân cư Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp trợ lý giảng dạy – nghiên cứu khoa học Hà Nội, tr 36 – 48.
40.    Nguyễn Thu Vân ( 2002), Viêm gan virút B và vắc-xin dự phòng, Nhà xuất bản Y học, số 7, tr 107 – 114.
41.    Đỗ thị Thanh Xuân và Cs ( 2003 ), Nghiên cứu tình trạng nhiễm viêm gan B và đánh giá hiệu quả tác động của truyền thông giáo dục sức khỏe tại xã An Lưu – Kinh Môn, Báo cáo khoa học tại hội nghị gan, mật thành phố Hồ Chí Minh.
42.    Nguyễn Thị Yến và Cs (2007), “ Nghiên cứu tỷ lệ mang HBsAg và một số yếu tố dịch tễ liên quan tới sự lây truyền virút viêm gan B ở ngư dân đánh bắt cá xa bờ của thành phố Hải Phòng ”, Tạp chí y học Việt Nam, tr 150 – 157.

Leave a Comment