Thực trạng nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan trên đối tượng nguy cơ cao

Thực trạng nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan trên đối tượng nguy cơ cao

Thực trạng nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan trên đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội Hải Phòng năm 2013/ Đinh Thị Vịnh. 2014.Nhiễm vi rút HIV là nguyên nhân của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Hội chứng này là tình trạng suy giảm liên tục chức năng của hệ thống miễn dịch tế bào. Việt Nam là một trong những nước có số người nhiễm HIV/AIDS tăng nhanh từ sau ca nhiễm HIV đầu tiên phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1990. Cho tới hiện tại, số các trường hợp tử vong do AIDS được báo cáo là trên 48 nghìn người. Bên cạnh các biện pháp can thiệp/hỗ trợ nhằm hạn chế lây nhiễm, việc phối hợp các thuốc kháng vi rút (ARV) trở thành các phác đồ điều trị từ năm 1995 đã mang lại sự cải thiện quan trọng về tiên lượng bệnh. Tuy vậy ở Việt Nam có rất nhiều người nhiễm HIV không thể tiếp cận được với điều trị do giá thành quá cao. Tại Việt Nam, tỷ lệ kháng thuốc của HIV trên những bệnh nhân nhiễm HIV chưa được dùng thuốc kháng vi rút đã được công bố là 6,3% vào năm 2003 khi mà ARV vẫn chưa phổ biến. Việc sử dụng các thuốc kháng virus tạo ra sức ép chọn lọc và do vậy sự kháng thuốc cũng có thể gia tăng tương ứng thông qua việc lây truyền và lưu hành các chủng kháng thuốc và việc xác định và theo dõi về kháng thuốc trở nên cần thiết không chỉ đối với đối tượng sẽ sử dụng thuốc kháng virus mà còn có tác động quan trọng về phương diện dịch tễ.

Thành phố cảng Hải Phòng là các cửa ngõ quan trọng của miền bắc trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Sự đi lại trao đổi của các đối tượng đến từ các khu vực khác nhau trên thế giới với nhũng đặc thù riêng về văn hóa và xã hội cũng như mô hình bệnh tật đặc biệt với các nhóm bệnh lây truyền qua đường máu và đường tình dục làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho cư dân ở các khu vục trên. Hải Phòng là một trong ba tỉnh thành (sau thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh) có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong cả nước. Nghiên cứu về nhiễm HIV trên các nhóm đối tượng nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, gái mại dâm, thuyền viên lao động biển/lái xe đường dài, phụ nữ mang thai…(đặc biệt là hai nhóm đối tượng nhạy cảm và có tỷ lệ nhiễm cao nhất là người nghiện chích ma túy và gái mại dâm) là vấn đề cần thiết và cấp bách để đưa ra các dự báo chính xác về tỷ lệ nhiễm, đồng nhiễm, vấn đề kháng thuốc giúp cho ngành y tế, các nhà lãnh đạo các thành phố xây dựng một chiến lược hoàn chỉnh nhằm điều trị, hạn chế nguy cơ lây nhiễm các chủng virus kháng thuốc và gây bệnh nguy hiểm từ nhiều nước vào Việt Nam. Tuy nhiên cho đến thời điểm này chưa có một kết quả nghiên cứu tổng thể nào ở khu vực Hải Phòng nhất là những nghiên cứu chuyên sâu dựa trên các kỹ thuật sinh học phân tử hướng tới giải quyết triệt để các vấn đề nêu trên. Đây là lý do để nhóm nghiên cứu xây dựng đề tài “Thực trạng nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan trên đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội Hải Phòng năm 2013 ’’.
Đề tài có 2 mục tiêu:
1.    Mô tả tỷ lệ nhiễm HIV trên đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội Hải Phòng năm 2013.
2.    Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV trên đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội Hải Phòng năm 2013. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan trên đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội Hải Phòng năm 2013
TIẾNG VIỆT

1.    Cao Hải Anh (2009), Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV trên đối tượng nghiện chích ma tuý đến xét nghiệm tại Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 208 Tôn Đức Thắng Hải Phòng năm 2008, Luận văn Thạc sỹ Y học Đại học
Y    Hải Phòng.
2.    Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hưng, Lê Cự Linh (2007), “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của học viên Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 6, thành phố Hà Nội năm 2005 và các yếu tố liên quan”, Tạp
chí Y Tế công cộng, số 8, Hà Nội.
3.    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007), Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2006, phương hướng triển khai thực hiện công tác năm 2007, Hà Nội.
4.    Bộ Y tế (2007), Chương trình thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS, Hà Nội.
5.    Tổ chức Y tế Thế giới; phòng khu vực Tây Thái Bình Dương (2005), “Hướng dẫn thực hiện chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS”, Nhà xuất bản
Y    học Hà Nội.
6.    Hà Đình Ngư Nguyễn Đăng Ngoạn và cộng sự (2005), “Tình hình nhiễm HIV, HBV, HCV ở phạm nhân nghiện chích ma túy trong các trại tạm giam tại Thanh Hóa năm 2000”, Y học thực hành, (số 528+529), tr 24-29.
7.    Bạch Thị Như Quỳnh (2012), “Nghiên cứu tạo protein tái tổ hợp của HIV-1 và ứng dụng để phát triển Kit chẩn đoán HIV/AIDS”, Luận Tiến sĩ Hóa sinh- Sinh học phân tử.
8.    Sở Y tế Hải Phòng, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS (2010), Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2010, Hải Phòng.
9.    19. Bộ Y Tế (2011), “Báo cáo tình hình nhiễm HIV quý I năm 2011”, 3070 /BYT-AIDS.
10. Nguyễn Thị Thoa (2009), Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV ở các đối tượng giám sát trọng điểm tại Thành phố Hải Phòng năm 2008, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hải Phòng.

Leave a Comment