THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI 18-49 TẠI KHU VỰC BIỂN, ĐẢO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI 18-49 TẠI KHU VỰC BIỂN, ĐẢO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Trong những năm gần đây, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho mọi người đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam. Nước ta đã có “Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam Giai đo n 2011 -2020”, mục tiêu ghi rõ giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục [7]. Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, nội dung tập trung vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản chủ yếu trong đó có các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm khuẩn đường sinh sản [4].

Việt Nam là một quốc gia biển, diện tích biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển bao quanh lãnh thổ đất liền nước ta với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Các huyện đảo cũng là địa bàn chủ yếu trong việc thực hiện kế ho ch phát triển kinh tế – xã hội các đảo của Việt Nam. Nhiệm vụ nâng cao sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng cho người dân biển, đảo đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển y tế biển, đảo ở nước ta [11], cũng như trong các chính sách phát triển y tế biển, đảo của các địa phương có vùng biển, đảo, trong đó có Thành phố Hải Phòng [67], [68], [69].

Hiện nay, nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới là một trong các bệnh của phụ nữ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất cũng như tinh thần người mắc bệnh, đặc biệt đối với phụ nữ ở vùng nông thôn, trong đó có vùng biển, đảo [4], [30]. Do vậy, việc thực hiện các nghiên cứu thực tr ng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ nữ ở vùng biển, đảo có một ý nghĩa quan trọng, góp phần làm cơ sở dữ liệu cho việc tìm ra các biện pháp nâng cao sức khỏe nhân dân.

Tuy nhiên, những nghiên cứu có giá trị, đáp ứng được các yêu cầu nêu trên hiện c n rất thiếu. Đặc biệt, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào ở nước ta về thực tr ng và các yếu tố liên quan nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ, cũng như về các giải pháp nâng cao hiệu quả ph ng chống các lo i bệnh này được thực hiện trên địa bàn biển, đảo. Các nghiên cứu về lĩnh vực này trước đây chủ yếu được thực hiện ở các vùng địa lý và sinh thái khác.

Trong bối cảnh trên, đề tài này được thực hiện với mong đợi giúp ngành Y tế nước ta có được dữ liệu nghiên cứu về nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ ở vùng biển, đảo để tìm ra các giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhóm đối tượng này. Với địa bàn là các xã vùng biển, đảo của Thành phố Hải ph ng, nơi chưa

có nghiên cứu chính thức nào về nội dung nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ được thực hiện, đề tài cũng sẽ đưa ra được những phát hiện mới, có giá trị mà trước đây chưa có. Kết quả thu được của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý ho ch định các chính sách phù hợp hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nói chung, cho phụ nữ t i vùng biển, đảo nói riêng.

Trong bối cảnh trên, đề tài nghiên cứu “Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại khu vực biển, đảo Thành phố Hải Phòng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp” được thực hiện với mục tiêu sau:

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………..1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………..4

1.1. Đƣờng sinh dục dƣới và bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới ……..4

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu học và mối liên quan tới NKĐSDD ở phụ nữ . 4

1.1.2. Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới thường gặp …………… 7

1.2. Tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ và một số yếu tố

liên quan……………………………………………………………………………………………. 10

1.2.1. Tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ ……………. 10

1.2.2. Một số yếu tố liên quan………………………………………………………. 14

1.3. Can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản, nhiễm khuẩn

đƣờng sinh dục dƣới ………………………………………………………………………….. 22

1.3.1. Một số mô hình can thiệp trên thế giới ………………………………….. 22

1.3.2. Một số mô hình can thiệp ở Việt Nam…………………………………… 28

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………. 35

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………………………………….. 35

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………… 35

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………………….. 35

2.1.3. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………. 37

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………………… 37

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………… 37

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………. 40

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………. 42

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu và kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 43

2.2.5. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………….. 52

2.2.6. Các biện pháp khống chế sai số……………………………………………. 54

2.2.7. Xử lý số liệu …………………………………………………………………….. 54

2.2.8. Đ o đức trong nghiên cứu…………………………………………………… 55

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………. 56

3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn đƣờng sinh

dục dƣới……………………………………………………………………………………………. 56

3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………. 56

3.1.2. Thực tr ng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ……………………….. 61

3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới … 67

3.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn đƣờng

sinh dục dƣới…………………………………………………………………………………….. 75

3.2.1. Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp ……………………………… 75

3.2.2. Thay đổi về hiểu biết, thái độ và thực hành của phụ nữ sau can

thiệp…………………………………………………………………………………………. 76

3.2.3. Thay đổi về nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ nữ sau can

thiệp…………………………………………………………………………………………. 87

Chƣơng 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………………. 91

4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn đƣờng sinh

dục dƣới …………………………………………………………………………………………… 91

4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………. 91

4.1.2. Thực tr ng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ……………………….. 92

4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới … 97

4.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn đƣờng

sinh dục dƣới…………………………………………………………………………………… 106

4.2.1. Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp ……………………………. 106

4.2.2. Thay đổi về hiểu biết, thái độ và thực hành của phụ nữ sau can

thiệp……………………………………………………………………………………….. 109

4.2.3. Thay đổi về tình tr ng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ

nữ sau can thiệp ……………………………………………………………………….. 119

4.2.4. Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài đối với chính sách phát triển y tế

biển, đảo của Việt Nam……………………………………………………………… 122

4.2.5. Ph m vi nghiên cứu của đề tài……………………………………………. 123

KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 124

KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………… 126

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment