THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH VÀ TRUNG ƯƠNG, HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP
THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH VÀ TRUNG ƯƠNG, HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP .Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với các phẫu thuật không cấy – ghép và cho tới 1 năm sau mổ với phẫu thuật có cấy – ghép.NKVM là một trong 4 loại nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) thường gặp nhất trong các cơ sở khám chữa bệnh chiếm 20% – 30% các NKBV [5],[34]. Tại các nước phát triển, NKVM là mối đe dọa với bệnh nhân phẫu thuật, tỷ lệ NKVM tại Mỹ và một số nước Tây Âu thay đổi từ 2% – 15% tùy theo loại phẫu thuật. Tại các nước khu vực châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, NKVM gặp ở 8,8% – 17,7% bệnh nhân phẫu thuật(BNPT) [34].
NKVM gây hậu quả nặng nề cho người bệnh, một nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy NKVM kéo dài thời gian nằm viện 8,2 ngày, làm tăng gấp đôi chi phí điều trị [5]. Tình trạng vi khuẩn gây NKVM đa kháng kháng sinh đang là vấn đề thời sự hiện nay. Từ năm 2009 nhiều nghiên cứu phát hiện Escherichia coli (1% – 4% chủng vi khuẩn gây bệnh đường ruột) có mang gene metallo-beta-lactamase hoặc NDM-1 tạo ra enzyme NDM-1. Loại men này có thể kháng lại hầu hết các loại thuốc kháng sinh, kể cả nhóm kháng sinh mạnh nhất là Carbapenem. Ngoài ra, “siêu vi khuẩn” kháng thuốc như Clostridium difficile, một loại vi khuẩn tấn công ruột và các chủng Staphylococcus aureus kháng Methincillin, VK gram (-) sinh β-lactamases xuất hiện ngày càng phổ biến làm nặng thêm tình trạng bệnh và tăng tỷ lệ tử vong [22],[34]. Vì vậy, NKVM ngày nay đã trở thành thách thức mang tính thời đại và toàn cầu [8].
Hiện nay, tỷ lệ NKBV là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng chuyên môn của bệnh viện, liên quan đến sự an toàn của người bệnh và nhân viên y tế [2]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 30% các NKBV có thể phòng ngừa được nếu thực hiện tốt công tác kiểm soát NKBV [1],[47],[89].
Tại Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, NKBV đang là vấn đề thời sự khi công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) phải đối mặt với nhiều thách thức như: ngân sách đầu tư còn hạn hẹp, tình trạng quá tải, cơ sở vật chất thiếu thốn, phần lớn nhân viên y tế chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này[1]. Trong khi đó, điều kiện khí hậu nóng ẩm và việc không thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn làm tình trạng nhiễm khuẩn tại các tuyến bệnh viện ngày càng gia tăng.
Kiểm soát NKVM sẽ làm giảm rõ rệt tỷ lệ NKBV của toàn bệnh viện. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh phần lớn NKVM có thể phòng ngừa được nhờ việc triển khai các biện pháp đơn giản, ít tốn kém như: Vệ sinh bàn tay, tắm cho bệnh nhân trước phẫu thuật, áp dụng đúng liệu pháp kháng sinh dự phòng (KSDP), tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong khi phẫu thuật [20],[21],[22].
Từ 2008, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về kiểm soát NKVM, thực hiện hướng dẫn này phụ thuộc vào cơ sở khám bệnh chữa bệnh, căn nguyên gây bệnh, chất lượng chuyên môn, sự tuân thủ về thực hành của nhân viên y tế, hiệu lực công tác quản lý và khác biệt ở mỗi bệnh viện, tuyến điều trị nên triển khai thực hiện KSNK còn chưa đồng bộ.
Vì vậy, triển khai đề tài này để đưa ra các giải pháp đồng bộ giảm tỷ lệ NKVM, NKBV với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và yếu tố liên quan tại một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, 2009 – 2012.
2. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp trong phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, 5/2012 – 12/2012.
MỤC LỤC THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH VÀ TRUNG ƯƠNG, HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu đồ ix
Danh mục ảnh ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn vết mổ 3
1.1.1. Lịch sử nhiễm khuẩn vết mổ 3
1.1.2. Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới 4
1.1.3. Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam 6
1.1.4. Căn nguyên vi sinh vật gây nhiễm khuẩn vết mổ 8
1.2. Một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ 15
1.2.1. Một số khái niệm về nhiễm khuẩn bệnh viện và nhiễm khuẩn vết mổ 15
1.2.2. Những yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ 17
1.3. Các biện pháp phòng nhiễm khuẩn vết mổ 26
1.3.1. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới 26
1.3.2. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ ở Việt Nam 37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.1.3. Thiết kế nghiên cứu 40
2.1.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 40
2.1.5. Phương pháp thu thập thông tin 41
2.2. Nghiên cứu can thiệp 46
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 46
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 46
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu can thiệp 46
2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 47
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu 48
2.3. Vật liệu nghiên cứu 52
2.4. Xử lý số liệu 54
2.5. Sai số, giới hạn và hạn chế của đề tài, biện pháp khắc phục 55
2.6. Vấn đề y đức trong nghiên cứu 55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan 56
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật 56
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ 58
3.1.3. Yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ 60
3.1.4. Tác nhân sinh học gây nhiễm khuẩn vết mổ 63
3.1.5. Tình hình sử dụng kháng sinh 65
3.1.6. Hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ 66
3.1.7. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật 67
3.1.8. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ tại khu phẫu thuật 69
3.1.9. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật 73
3.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại Bệnh viện TƯQĐ 108 75
3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 75
3.2.2. Một số kết quả cải thiện thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ 76
3.2.3. Tình hình sử dụng kháng sinh 79
3.2.4. Hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ 80
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 82
4.1. Thực trạng tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và yếu tố liên quan 82
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật 82
4.1.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ 82
4.1.3. Yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ 86
4.1.4. Phân bố tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ 89
4.1.5. Tình hình sử dụng kháng sinh 91
4.1.6. Hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ 93
4.1.7. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật 96
4.1.8. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ tại khu PT 99
4.1.9. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật 101
4.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại Bệnh viện TƯQĐ 108 101
4.2.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu 101
4.2.2. Một số kết quả cải thiện thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ 105
4.2.3. Tình hình sử dụng kháng sinh 110
4.2.4. Hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ 113
KẾT LUẬN 116
KIẾN NGHỊ 118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Tỷ lệ (%) căn nguyên gây nhiễm khuẩn BV ở nước Anh 6
1.2. Truyền bệnh trong nhiễm khuẩn BV, NKVM 25
1.3. Phương thức truyền bệnh của nhiễm khuẩn Bệnh viện 26
1.4. Tiêu chuẩn vi khuẩn cho phòng mổ 35
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ theo CDC 41
2.2. Phân loại phẫu thuật 42
3.1. Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật 56
3.2. Phân bố các loại phẫu thuật theo tuyến nghiên cứu 57
3.3. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tính theo tuyến điều trị 58
3.4. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo cơ quan phẫu thuật 58
3.5. Mật độ nhiễm khuẩn vết mổ/ngày nằm viện theo cơ quan phẫu thuật tại các tuyến 59
3.6a. Liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ với các yếu tố nguy cơ 60
3.6b. Liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ với các bệnh liên quan 61
3.6c. Liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ với các loại phẫu thuật 62
3.7. Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ 63
3.8. Tỷ lệEscherichia coli kháng kháng sinh 64
3.9. Tỷ lệ % bệnh nhân sử dụng kháng sinh dự phòng tính theo loại vết mổ 65
3.10. Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có/ không có NKVM 66
3.11. Ngày nằm viện của bệnh nhân có và không có NKVM 66
3.12. Chi phí điều trị ở bệnh nhân có và không có NKVM 67
3.13. Thời điểm và cách thức tắm trước phẫu thuật 67
Bảng Tên bảng Trang
3.15. Thời điểm và cách thức loại bỏ lông trước phẫu thuật 68
3.16. Điểm đạt TB về loại bỏ lông trước phẫu thuật theo bệnh viện 69
3.17. Tỷ lệ NKVM tuân thủ/sai kỹ thuật vệ sinh tay ngoại khoa 69
3.18. Điểm đạt trung bình về kỹ thuật vệ sinh tay ngoại khoa theo bệnh viện 70
3.19. Tỷ lệ NVYT không mang đúng trang phục phòng hộ cá nhân 71
3.20. Điểm đạt TB về mang trang phục phòng hộ cá nhân 71
3.21. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay 72
3.22. Tỷ lệ tuân thủ qui trình thay băng 73
3.23. Điểm đạt TB về tuân thủ qui trình thay băng theo bệnh viện, khoa điều trị 74
3.24. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân và phẫu thuật 75
3.25. Tỷ lệ NKVM theo loại phẫu thuật 76
3.26. So sánh tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn vết mổ theo một số yếu tố liên quan 77
3.27. So sánh ngày nằm viện ở bệnh nhân có và không có nhiễm khuẩn vết mổ trước và sau can thiệp 80
3.28. So sánh chi phí điều trị theo phác đồ sử dụng kháng sinh 81
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
1.1. Liên quan thời gian rửa tay và vi khuẩn trên bàn tay 30
3.1. Tỷ lệ % bệnh nhân sử dụng kháng sinh 61
3.2. Tỷ lệ NKVM trước và sau can thiệp 76
3.3. Tỷ lệ NKVM tính theo loại NKVM trước và sau can thiệp 78
3.4. Tỷ lệ NKVM tính theo vị trí phẫu thuật 78
3.5. Mật độ NKVM hiện mắc trên 1000 ngày nằm sau phẫu thuật 79
3.6. Tỷ lệ % bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước và sau can thiệp 79
3.7. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng KSDP trước và sau can thiệp 80
4.1. Tình hình NKVM qua các nghiên cứu ở Việt Nam 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đặng Đức Anh (2010),Nhiễm trùng bệnh viện,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Quốc Anh (2008), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng (2012),“Đặc điểm phân bố và kháng kháng sinh của các tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện của Việt Nam (2009-2010)”, Tạp chí Y học lâm sàng, 66+67,tr. 26-31.
4. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng (2012),“Kết quả chương trình vệ sinh tay tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2011”, Tạp chí Y học lâm sàng, 66+67, tr. 52-60.
5. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng (2012), “Nghiên cứu hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện của Việt Nam, 2009-2010”, Tạp chí Y học lâm sàng, 66+67, tr. 32-38.
6. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Ngọc Trường (2012),“Tỷ lệ mới mắc và yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện của Việt Nam, 2009-2010”, Tạp chí Y học thực hành, 830(7), tr. 28-32
7. Trần Duy Anh (2013), Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử đánh giá hiệu quả qui trình kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ trong phẫu thuật bụng sạch và sạch nhiễm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Quốc phòng.
8. Bệnh viện Bạch Mai – JICA – WHO (2007),Những kiến thức cơ bản về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
9. Bệnh viện Bạch Mai (2008),Tài liệu Hội nghị Quốc tế về kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện.
10. Bệnh viện Bạch Mai – JICA (2008),Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, Hội thảo kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ lần thứ 2, Dự án Tăng cường năng lực đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai cho bệnh viện tỉnh – BSP.
11. Bệnh viện Bạch Mai(2011),Qui trình phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ.
12. Bệnh viện Chợ Rẫy (2013),“Biện pháp thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ”,Giáo trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Nhà xuất bản Y học,Hà Nội.
13. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định (2012),“Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định 2012”, Tạp chí Y học thực hành, 10, tr. 20-27.
14. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (2012),Qui trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
15. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (2012),Qui trình hạ thấp tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong phẫu thuật sạch và sạch nhiễm.
16. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (2011),Qui định thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
17. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Quốc Anh (2011),Nhiễm khuẩn vết mổ và các biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
18. Bộ Y tế (2000),Qui định về kiểm soát nhiễm khuẩn, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19. Bộ Y tế (2009),Thông tưsố 18 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
20. Bộ Y tế (2012),“Kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ”, Tài liệu đào tạo liên tục Kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở.
21. Bộ Y tế – USAID – WHO (2012),“Nhiễm khuẩn vết mổ”, Tài liệu hội nghị khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn
22. Bộ Y tế (2013),Tài liệu đào tạo Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Vũ Bảo Châu (2002),Tìm hiểu căn nguyên gây nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan, Luận ántiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Mỹ Châu (2007),Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Bạch Mai 2006,Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
25. Cục Quân y (2013),Hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh trong quân đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
26. Đoàn Huy Cường (2012),Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ, các yếu tố liên quan và tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bệnh viện.
27. Bùi Đại (2002), Bệnh học truyền nhiễm,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.tr.7-10.
28. Nguyễn Văn Hà (2012),Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả tăng cường vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện thuộc tỉnh Hưng Yên, 2009-2011, Luận án tiến sĩ y học.
29. Lê Hồng Hinh (2008), Vi sinh y học,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
30. Hội kiểm soát nhiễm khuẩn Thành phố Hồ Chí Minh (2014),Sổ tay kiểm soát nhiễm khuẩn,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
31. Học viện Quân y (2008),Bệnh học truyền nhiễm và nhiệt đới,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
32. Học viện Quân y (2014),Dịch tễ học cơ sở, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr.224-228.
33. Nguyễn Việt Hùng (2008),“Vệ sinh bàn tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện – những bằng chứng khoa học và biện pháp tăng cường”, Tạp chí Y học lâm sàng, 6, tr. 6-13.
34. Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Châu, Nguyễn Ngọc Bích (2008),“Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2002”,Tạp chíY học lâm sàng, 6, tr. 67-72.
35. Nguyễn Việt Hùng (2010),Vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
36. Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Quốc Anh (2012),“Thực trạng phát sinh chất thải, kiến thức và thực hành của nhân viên y tế về quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Bạch Mai 2010”, Tạp chí Y học lâm sàng, 66+67, tr. 61-68.
37. Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Châu, Đoàn Mai Phương (2008),“Nghiên cứu mức độ ô nhiễm đồ vải và hiệu quả một số qui trình giặt, khử khuẩn đồ vải tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học lâm sàng, 6, tr. 130-135.
38. Phạm Đức Mục, Nguyễn Việt Hùng (2008), “Nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại 19 bệnh viện của Việt Nam năm 2005”, Tạp chí Y học lâm sàng,6, tr. 26-31.
39. Lê Kiến Ngãi, Đặng Thị Thu Hương, Lê Lan Anh và cs.(2012),“Nghiên cứu mức độ cải thiện thực hành vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2012”, Tạp chí Y học lâm sàng, 66+67, tr. 39-43.
40. Lê Bá Nguyên (2009),Nghiên cứu thực trạng kiến thức thái độ, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại các bệnh viện khu vực phía Bắc, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
41. Đào Văn Phan (2003),Dược lý học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
42. Trần Thúy Phượng, Kiều Chí Thành (2013),“Nghiên cứu khả năng kháng thuốc kháng sinh của một số chủng thuộc loài Acinetobacter Baumannii phân lập tại bệnh viện Trung ương Huế”,Tạp chí Y học thực hành, 865(5), tr. 35-38.
43. Lưu Thị Kim Thanh (1997),Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn và một số yếu tố liên quan gây nhiễm trùng bệnh viện, vết mổ tại Bệnh viện 103, Đa khoa Thái Nguyên và Bệnh viện tỉnh Hà Tây, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
44. Đặng Hồng Thanh(2012),Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình,Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, http://benhviendakhoaninhbinh.com.vn/news/details/333/xac-dinh-ty-le-nhiem-khuan-vet-mo-tai-benh-vien-Da-khoa-tinh-ninh-binh-nam-2011.html.
45. Kiều Chí Thành(2010), “Đánh giá thực trạng vi khuẩn không khí ở Bệnh viện 103”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 9, tr. 56-60.
46. Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Châu, Nguyễn Việt Hùng và cs.(2008), “Kiến thức và nhận thức của nhân viên y tế về dự phòng toàn diện tại một số bệnh viện các tỉnh phía Bắc”, Tạp chí Y học lâm sàng, 6, tr. 104-112.
47. Lê Thị Anh Thư (2011),Giáo trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
48. Trương Anh Thư, Nguyễn Quốc Anh(2012),“Bằng chứng về hiệu quả của một số biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ”, Tạp chí Y học lâm sàng, 66+67, tr. 7-13.
49. Trường Đại Học Y Hà Nội (2003),Nội khoa cơ sở, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
50. Lê Anh Tuân, Nguyễn Việt Hùng (2012),“Nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La: Tỷ lệ, các yếu tố nguy cơ và hậu quả”, Tạp chí Y học lâm sàng, 6, tr. 73-78.
51. Viện Y tế Quốc Phòng Hoa Kỳ (Defense Institute forMedical Operations) (2013), Kiểm soát nhiễm khuẩn, dịch tễ học bệnh viện và quản lý rác thải y tế, Tài liệu tập huấn tháng 3/2012.