Thực trạng nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18-49 tuổi có chồng, một số yếu tố liên quan và kết quả can thiệp cộng đồng tại thành phố Cần Thơ
Luận án tiến sĩ y học Thực trạng nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18-49 tuổi có chồng, một số yếu tố liên quan và kết quả can thiệp cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.Trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng cần được quan tâm, vì bệnh có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho phụ nữ mắc bệnh như: gây vô sinh thứ phát, viêm vùng chậu, tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/STI và nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung [91], [105],… Đối với những phụ nữ đang mang thai, bệnh có thể gây sẩy thai, thai ngoài tử cung, sinh non, vỡ ối sớm và thậm chí gây thai chết lưu [80]. Ở những phụ nữ sau sinh, bệnh có thể gây nhiễm trùng hậu sản; trẻ sinh ra có thể bị viêm kết mạc, viêm phổi hoặc biến chứng chậm phát triển tinh thần sau này [16], [53]. Nhiễm trùng đường sinh dục dưới thường gặp ở phụ nữ lứa tuổi đang hoạt động tình dục, nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh thường chuyển từ hình thái cấp tính sang mạn tính, làm cho việc điều trị trở nên kéo dài và tốn kém hơn [71], [95], [107].
Một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường sinh dục dưới đã được đề cập tới như có thói quen vệ sinh sinh dục không hợp lý, hạn chế sự hiểu biết về bệnh, có hành vi không đúng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản; một số yếu tố xã hội và môi trường sống của phụ nữ chưa thuận lợi như nguồn nước sinh hoạt không sạch, nhà tắm chưa đảm bảo vệ sinh [2], [70]. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản không thường xuyên, tiền sử nạo hút thai,… cũng là nguy cơ dẫn đến tăng tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2016, có khoảng 50% phụ nữ tuổi sinh đẻ trên thế giới bị nhiễm trùng đường sinh dục dưới, chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ hiện mắc nhiễm trùng đường sinh dục dưới cao nhất tập trung ở các quốc gia thuộc châu Phi, Nam châu Á và tỷ lệ bệnh mắc thấp nhất ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ [109].2
Ở nước ta, chương trình phòng, chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới cho phụ nữ đã được triển khai, nhưng qua đánh giá, hiệu quả mang lại của chương trình chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Kết quả các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ vẫn còn khá cao, dao động từ 40% đến 80% số phụ nữ trong cộng đồng, tùy thuộc vùng địa lý [2].
Tại thành phố Cần Thơ, mặc dù hàng năm ngành y tế đều có triển khai lồng ghép các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong các chiến dịch truyền thông dân số; cũng như đã có một số đề tài nghiên cứu về tình hình nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ được triển khai, nhưng đa số thường mang tính riêng lẻ và chủ yếu được thực hiện trong các bệnh viện nên chưa mang tính đại diện cho cộng đồng, cũng như chưa đưa ra được các biện pháp can thiệp phù hợp. Vấn đề đặt ra là các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản do ngành y tế của địa phương đã triển khai trong thời gian qua đang hiệu quả ở mức nào? Thực trạng về tình hình nhiễm trùng đường sinh dục dưới, mức độ hiểu biết cũng như cách phòng ngừa của phụ nữ về bệnh ra sao? Để làm rõ các vấn đề này và tìm hiểu một số các yếu tố liên quan, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18-49 tuổi có chồng, một số yếu tố liên quan và kết quả can thiệp cộng đồng tại thành phố Cần Thơ” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc và mô tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng, tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ năm 2016-2017.
2. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành chưa đúng về phòng, chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng tuổi, tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ.
3. Đánh giá kết quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng, tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ năm 2016-2017
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………….. i
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………..ii
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………..iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ……………………………………………………………..vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ………………………………………………………………….viii
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 3
1.1. Nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ………………………………………. 3
1.2. Dịch tễ học các loại nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ trên thế
giới và tại Việt Nam………………………………………………………………………… 7
1.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ…. 13
1.4. Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành
về phòng, chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ……………… 22
1.5. Các biện pháp can thiệp dự phòng nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở
phụ nữ………………………………………………………………………………………….. 25
1.6. Tình hình nghiên cứu về nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ trên
thế giới và tại Việt Nam…………………………………………………………………. 31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………… 36
2.2.2. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………. 37
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………… 38
2.2.4. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………. 43
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………… 54
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số……………………………………………….. 58
2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu………………………………….. 58
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………… 59iii
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 61
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 61
3.2. Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến nhiễm trùng đường sinh dục dưới
ở phụ nữ có chồng, tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ …………………….. 64
3.3. Thực trạng kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến kiến thức,
thực hành chưa đúng về phòng, chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở
phụ nữ có chồng, tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ………………………. 71
3.4. Kết quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm trùng đường sinh dục
dưới ở phụ nữ có chồng, tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ……………….89
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 96
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 96
4.2. Tình hình mắc và một số yếu tố liên quan đến nhiễm trùng đường sinh
dục dưới ở phụ nữ có chồng, tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ………. 98
4.3. Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành
chưa đúng về phòng, chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ có
chồng tuổi, tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ……………………………… 108
4.4. Kết quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm trùng đường sinh dục
dưới ở phụ nữ có chồng, tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ ………….. 123
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 128
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ……..
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………..
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………..
Phụ lục 1. Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu mô tả cắt ngang
Phụ lục 2. Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu mô tả cắt ngang
Phụ lục 3. Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4. Nội dung đánh giá kiến thức và thực hành đúng về phòng,
chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ
Phụ lục 5. Các kỹ thuật thăm khám sử dụng trong nghiên cứu
Phụ lục 6. Danh sách đối tượng nghiên cứuiv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Chẩn đoán một số tác nhân gây NTĐSDD thường gặp ………………. 6
Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc NTĐSDD ở một số nước trên thế giới ………………………. 7
Bảng 2.1. Phân bố cỡ mẫu nghiên cứu tại mỗi phường, xã ………………………. 40
Bảng 2.2. Số đối tượng tham gia nghiên cứu can thiệp cộng đồng ……………. 43
Bảng 3.1. Đặc điểm về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu……………………. 61
Bảng 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của phụ nữ nghiên cứu…………………….. 62
Bảng 3.3. Đặc điểm về nơi cư trú và kinh tế gia đình của ĐTNC……………… 62
Bảng 3.4. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân và kinh nguyệt……………………… 62
Bảng 3.5. Đặc điểm về tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu…………… 63
Bảng 3.6. Phân bố các NTĐSDD ở phụ nữ mắc bệnh qua chẩn đoán lâm sàng 64
Bảng 3.7. Đặc điểm về biểu hiện lâm sàng của NTĐSDD ở phụ nữ mắc bệnh. 65
Bảng 3.8. Liên quan giữa nhóm tuổi của phụ nữ với mắc NTĐSDD…………. 66
Bảng 3.9. Liên quan giữa trình độ học vấn của phụ nữ với mắc NTĐSDD …… 67
Bảng 3.10. Liên quan giữa nghề nghiệp của phụ nữ với mắc NTĐSDD ……. 67
Bảng 3.11. Liên quan giữa nơi cư trú và hoàn cảnh kinh tế của phụ nữ với mắc
nhiễm trùng đường sinh dục dưới ………………………………………………….. 68
Bảng 3.12. Liên quan giữa tình trạng hôn nhân, kinh nguyệt với NTĐSDD …. 68
Bảng 3.13. Liên quan giữa tiền sử sản khoa với mắc NTĐSDD……………….. 69
Bảng 3.14. Liên quan giữa tiền sử bệnh lý sản, phụ khoa với NTĐSDD ………… 70
Bảng 3.15. Mô hình hồi quy logistic đa biến số đánh giá một số yếu tố liên
quan đến mắc NTĐSDD ở phụ nữ nghiên cứu ………………………………… 71
Bảng 3.16. Tỷ lệ kiến thức ở phụ nữ về nguyên nhân gây NTĐSDD……………. 72
Bảng 3.17. Tỷ lệ kiến thức về đặc điểm của NTĐSDD……………………………. 73
Bảng 3.18. Tỷ lệ kiến thức về hậu quả mắc NTĐSDD…………………………….. 73
Bảng 3.19. Tỷ lệ thực hành của phụ nữ về vệ sinh sinh dục …………………….. 74
Bảng 3.20. Tỷ lệ thực hành về nơi tắm và nguồn nước tắm……………………… 75
Bảng 3.21. Tỷ lệ thực hành về khám và điều trị bệnh phụ khoa ……………….. 76v
Bảng 3.22. Liên quan giữa nhóm tuổi và nghề nghiệp của phụ nữ với kiến
thức chung chưa đúng về NTĐSDD ………………………………………………. 77
Bảng 3.23. Liên quan giữa trình độ học vấn, nơi cư trú và kinh tế gia đình với
kiến thức chung chưa đúng về NTĐSDD ……………………………………….. 78
Bảng 3.24. Liên quan giữa tiền sử mắc và điều trị bệnh lý sản, phụ khoa với
kiến thức chung chưa đúng về phòng, chống NTĐSDD …………………… 79
Bảng 3.25. Liên quan giữa mắc NTĐSDD với kiến thức chung chưa đúng về
NTĐSDD ở phụ nữ nghiên cứu …………………………………………………….. 79
Bảng 3.26. Mô hình hồi quy logistic đa biến số đánh giá một số yếu tố liên quan
đến kiến thức chung chưa đúng về NTĐSDD ở phụ nữ nghiên cứu ……… 80
Bảng 3.27. Liên quan giữa nhóm tuổi và nghề nghiệp của phụ nữ với thực
hành chung chưa đúng về phòng, chống NTĐSDD …………………………. 81
Bảng 3.28. Liên quan giữa trình độ học vấn, nơi cư trú và kinh tế gia đình với
thực hành chung chưa đúng về phòng, chống NTĐSDD ………………….. 82
Bảng 3.29. Liên quan giữa tiền sử mắc và điều trị bệnh sản, phụ khoa với thực
hành chung chưa đúng về phòng, chống NTĐSDD …………………………. 83
Bảng 3.30. Liên quan giữa mắc NTĐSDD với thực hành chung chưa đúng về
phòng, chống NTĐSDD……………………………………………………………….. 83
Bảng 3.31. Mô hình hồi quy logistic đa biến số đánh giá một số yếu tố liên
quan đến thực hành chung chưa đúng về phòng, chống NTĐSDD…….. 84
Bảng 3.32. Liên quan giữa mắc NTĐSDD với thực hành chưa đúng về số lần
vệ sinh sinh dục hàng ngày …………………………………………………………… 85
Bảng 3.33. Liên quan giữa mắc NTĐSDD với thực hành chưa đúng về số lần
vệ sinh sinh dục hàng ngày khi hành kinh ………………………………………. 85
Bảng 3.34. Liên quan giữa mắc NTĐSDD với thực hành chưa đúng về vệ sinh
sinh dục sau lao động …………………………………………………………………… 86
Bảng 3.35. Liên quan giữa mắc NTĐSDD với thực hành chưa đúng về vệ sinh
sinh dục trước khi quan hệ tình dục…………………………………………………. 86
Bảng 3.36. Liên quan giữa mắc NTĐSDD với thực hành chưa đúng về quan
hệ tình dục khi hành kinh……………………………………………………………… 87vi
Bảng 3.37. Liên quan giữa mắc NTĐSDD với thực hành chưa đúng về quan
hệ tình dục khi mắc viêm nhiễm sinh dục……………………………………….. 87
Bảng 3.38. Liên quan giữa mắc NTĐSDD với thực hành chưa đúng về cách
vệ sinh sinh dục ở phụ nữ nghiên cứu…………………………………………….. 88
Bảng 3.39. Liên quan giữa mắc NTĐSDD với thực hành chưa đúng về việc
không thụt rửa âm đạo khi vệ sinh sinh dục ……………………………………. 88
Bảng 3.40. Liên quan giữa mắc NTĐSDD với thực hành chưa đúng về nơi
phơi đồ lót ở phụ nữ nghiên cứu ……………………………………………………. 89
Bảng 3.41. Đặc điểm về nhóm tuổi ở phụ nữ nghiên cứu nhóm can thiệp và
nhóm chứng………………………………………………………………………………… 89
Bảng 3.42. Đặc điểm về nghề nghiệp ở phụ nữ nghiên cứu nhóm can thiệp và
nhóm chứng………………………………………………………………………………… 90
Bảng 3.43. Đặc điểm về trình độ học vấn ở phụ nữ nghiên cứu nhóm can thiệp
và nhóm chứng……………………………………………………………………………. 90
Bảng 3.44. Đặc điểm về nơi cư trú và kinh tế gia đình ở phụ nữ nhóm can
thiệp và nhóm chứng……………………………………………………………………. 91
Bảng 3.45. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân và kinh nguyệt ở phụ nữ nhóm
can thiệp và nhóm chứng ……………………………………………………………… 91
Bảng 3.46. Tỷ lệ mắc NTĐSDD và hiệu quả sau 6 và 12 tháng can thiệp ở
phụ nữ nhóm can thiệp và nhóm chứng………………………………………….. 92
Bảng 3.47. Tỷ lệ tác nhân gây NTĐSDD được phát hiện và hiệu quả sau 6 và
12 tháng can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng ………………………. 93
Bảng 3.48. Tỷ lệ tái mắc nhiễm trùng đường sinh dục dưới sau 12 tháng ở phụ
nữ nhóm can thiệp và nhóm chứng ………………………………………………… 93
Bảng 3.49. Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức chung đúng về NTĐSDD và hiệu quả
sau 6 và 12 tháng can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng ………….. 94
Bảng 3.50. Tỷ lệ phụ nữ có thực hành chung đúng về phòng, chống NTĐSDD và
hiệu quả sau 6 và 12 tháng can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng ….. 95vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu……….. 61
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về tiền sử bệnh lý sản, phụ khoa của ĐTNC …………. 63
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc NTĐSDD ở phụ nữ thành phố Cần Thơ ……………….. 64
Biểu đồ 3.4. Các tác nhân gây NTĐSDD được phát hiện…………………………. 65
Biểu đồ 3.5. Số biểu hiện lâm sàng trên một phụ nữ mắc bệnh ………………… 66
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ kiến thức chung về nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ
nữ nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ…………………………………………….. 74
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ thực hành về quan hệ tình dục khi hành kinh và khi đang
viêm nhiễm sinh dục ở phụ nữ nghiên cứu……………………………………… 75
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ thực hành chung về phòng, chống nhiễm trùng đường sinh
dục dưới ở phụ nữ nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ ……………………… 76viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Khung lý thuyết về các yếu tố nguy cơ gây NTĐSDD ở phụ nữ … 35
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ……………………………………. 42
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp cộng đồng………… 5
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
1. “Tình hình nhiễm trùng đường sinh dục dưới và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có chồng tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ”, tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 35-2021, tr 94-101.
2. “Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục phòng, chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ năm 2017”, tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 41-2021, tr 134-141.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Duy Ánh (2009), “Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và mối liên quan với kiến thức thái độ thực hành của phụ nữ có chồng tại Đông Anh”, Tạp chí Y học thực hành, 8/2009(669), tr. 53-55.
2. Nguyễn Duy Ánh (2010), “Thực trạng và yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ nữ có chồng độ tuổi 18-49 tại quận Cầu Giấy”, Tạp chí Y học thực hành, 8/2009(669), tr. 21-24.
3. Nguyễn Trọng Bài và Võ Văn Thắng (2010), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18-49 tuổi có chồng tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2009”, Tạp chí Y học dự phòng, 11(3), tr. 109-114.
4. Nguyễn Trọng Bài và Võ Văn Thắng (2010), “Các yếu tố liên quan viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau năm 2009”, 11(3), tr. 116-125.
5. Bệnh viện Hùng Vương (2020), Hướng dẫn điều trị sản phụ khoa tập 2, NXB Tổng hợp TPHCM.
6. Bệnh viện Từ Dũ (2019), Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2019, NXB Thanh niên.
7. Nguyễn Thị Bình (2017), “Thực trạng nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám tại Phòng khám Sản, Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên năm 2017″, Tạp chí Y học Thực hành, 1062(11), tr. 53-55.
8. Vũ Đức Bình (2015), Thực trạng, nguy cơ nhiễm Candida Sp, Trichomonas
Vaginalis đường sinh dục ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ tại huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ và hiệu quả điều trị giáo dục sức khỏe (2011-
2013), Luận án tiến sỹ Y học, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày
18/3/2021 về ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học.10. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe
sinh sản, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 26/QĐ-BYT về Hướng dẫn quy trình kỹ
thuật chuyên ngành Vi sinh Y học, Hà Nội.
12. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 75/QĐ-BYT ngày 13/01/2015 về Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu, Hà Nội.
13. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 315/QĐ-BYT về Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị các bệnh sản phụ khoa, Hà Nội.
14. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 4128/QĐ-BYT về Hướng dẫn quốc gia về
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội.
15. Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình thành phố Cần Thơ (2015), Báo
cáo công tác Dân số – Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố
Cần Thơ năm 2015.
16. Lê Hoài Chương (2013), “Khảo sát những nguyên nhân gây viêm nhiễm
đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện phụ
sản Trung ương”, Tạp chí Y học thực hành, 2013(5).
17. Phạm Văn Hiển (2015), Da liễu học, NXB Giáo dục Việt Nam.
18. Nguyễn Văn Học (2011), “Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
dưới tại huyện Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2010″, Tạp chí Y
học Việt Nam, 379(2), tr. 62-65.
19. Nguyễn Văn Học và Vũ Quang Khải (2011), “Một số yếu tố liên quan tới
bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
có chồng tại huyện Thanh Hà – Hải Dương năm 2007″, Tạp chí Y học
Việt Nam, 381(1), tr. 67-70.
20. Lưu Thị Hồng và các cộng sự (2017), “Đánh giá kiến thức về bệnh viêm
nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18-49 tuổi đến khám tại khoa
Phụ Sản, Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Phụ sản, 15(3), tr. 126-130.21. Nguyễn Cao Hùng (2019), “Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh
dục dưới và đánh giá kết quả điều trị ở phụ nữ có chồng từ 15- 49 tuổi
huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau năm 2017-2018″, Tạp chí Y Dược học
Cần Thơ.
22. Phạm Văn Lình (2008), Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe, Nhà
xuất bản Đại học Huế.
23. Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007), “Viêm âm đạo – cổ tử cung”,
sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Kim Loan (2019), “Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường
sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng đến khám, điều trị tại Bệnh viện đa
khoa Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019″, Tạp chí Y Dược học
Cần Thơ, (19-2019).
25. Trần Thị Lợi và Ngũ Quốc Vĩ (2008), “Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố
liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Cần Thơ”, Tạp chí Y học TP. HCM, 2008(13).
26. Vũ Thị Thúy Mai và các cộng sự (2019), “Thực trạng kiến thức và thực
hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ
từ 18-49 tại thành phố Nam Định”, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng,
2(2), tr. 53-60.
27. Nguyễn Quang Mạnh và Cấn Hải Hà (2014), “Viêm nhiễm đường sinh
dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan, Thạch Thất,
Hà Nội và một số yếu tố liên quan”, Bản tin Y Dược miền núi, (4/2014).
28. Nguyễn Khắc Minh và các cộng sự (2009), “Nghiên cứu một số yếu tố
liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng
trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Tiên Phước – Quảng Nam 2007″, Tạp
chí Y học Thực hành, 5/2009(662), tr. 15-19.29. Nguyễn Khắc Minh và các cộng sự (2009), “Tình hình viêm nhiễm đường
sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, có chồng tại huyện Tiên
Phước, Quảng Nam”, Tạp chí Y học Thực hành, 01/2009(641+642), tr.
15-17.
30. Đặng Thị Thùy Mỹ và các cộng sự (2021), “Thực trạng viêm nhiễm
đường sinh dục dưới của phụ nữ trong tuổi sinh sản tại Bệnh viện Sản
Nhi Trà Vinh”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 2021 (39), tr. 105-106.
31. Đặng Bé Nam (2019), “Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị
bệnh viêm sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng từ 18-49 tuổi khám tại
Phòng khám đa khoa Phương Nam, thành phố Cà Mau năm 2018-
2019″, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 2019(19), tr. 01-08.
32. Nguyễn Thị Nhu và Trần Đình Bình (2013), “Nghiên cứu tình hình nhiễm
khuẩn sinh dục do Chlammydia trachomatic ở phụ nữ bằng test nhanh
SD Bioline Chlammydia Rapid Test và kỹ thuật PCR “, Tạp chí Phụ
sản, 11(3), tr. 74-77.
33. Nguyễn Tiến Nhựt và Lê Lam Hương (2018), “Tình hình viêm nhiễm
đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong tuổi sinh sản đến khám tại Bệnh
viện Trường Đại học Y Dược Huế”, Tạp chí Y dược học Huế, 8(5), tr.
102-107.
34. Quốc Hội (2015), Luật an toàn vệ sinh lao động, Hà Nội.
35. Lê Thị Duyên Thắm (2009), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới
ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre năm 2009″, Tạp chí Y học thực hành, (718+719), tr. 422-431.
36. Cao Ngọc Thành và các cộng sự (2017), “Nghiên cứu tình hình viêm
nhiễm đường sinh dục thấp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng ở
huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y Dược học – Trường Đại
học Y Dược Huế, 7(4).37. Trần Thanh Thảo và Nguyễn Vũ Quốc Huy (2010), “Đánh giá tình hình
viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ tuổi sinh đẻ có chồng tại
tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Y học thực hành, (718+719), tr. 541-549.
38. Lê Thị Kim Thoa (2015), “Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh
dục dưới và đánh giá kết quả điều trị viêm nhiễm đường sinh dục dưới
ở phụ nữ có chồng tại huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre năm 2012″,
Tạp chí Y học Việt Nam, 4(2).
39. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định 2013/QĐ-TTg về chiến lược dân
số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
40. Thủ Tướng Chính Phủ (2015), Quyết định 59/QĐ-TTg ban hành chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
41. Phan Trung Thuấn và các cộng sự (2016), “Nghiên cứu tỷ lệ viêm nhiễm
sinh dục dưới ở phụ nữ Khmer trong độ tuổi sinh đẻ tại Cần Thơ năm
2015″, Tạp chí Y dược học Huế, (31), tr. 132-136.
42. Phan Trung Thuấn và các cộng sự (2016), “Kiến thức, thái độ và thực
hành phòng chống viêm nhiễm sinh dục dưới của phụ nữ Khmer trong
độ tuổi 15-49 tại Cần Thơ năm 2016″, Tạp chí Y dược học Huế, (32), tr.
112-118.
43. Phan Trung Thuấn và các cộng sự (2018), “Kết quả can thiệp viêm nhiễm
sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng người dân tộc Khmer tại Cần Thơ
năm 2016″, Tạp chí Y dược học Huế, 8(2), tr. 83-89.
44. Nông Thị Thu Trang (2015), “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
bệnh viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ nông thôn miền núi độ
tuổi sinh đẻ có chồng tại tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Thực hành,
2(950), tr. 64-66.
45. Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Bài giảng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.46. Nguyễn Thị Kim Tuyết và các cộng sự (2017), “Tỷ lệ viêm âm đạo và
một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại huyện Tân Thạnh, tỉnh
Long An năm 2017″, Tạp chí Y học thực hành, 9(1056), tr. 44-47.
47. Ngũ Quốc Vĩ và các cộng sự (2013), “Nghiên cứu sự thay đổi tỷ lệ viêm
âm đạo do 3 tác nhân thường gặp và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ
đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào
năm 2008 và 2012″, Tạp chí Y học TP. HCM, 17(4), tr. 118-123.
48. Trần Đình Vinh và các cộng sự (2020), “Tình hình nhiễm Chlamydia
trachomatis ở bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng
năm 2018-2019″, Tạp chí Phụ sản, 18(2), tr. 57-62.
49. Nguyễn Đức Vy và các cộng sự (2014), “Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới và tìm hiểu yếu tố liên quan đến thói quen vệ sinh của phụ nữ tại 13 xã ở Huế và Quảng Trị năm 2013”, Tạp chí Phụ sản, 12(3), tr. 28-30.
50. Phạm Thu Xanh (2014), Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại khu vực biển, đảo thành phố Hải Phòng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Nguồn: https://luanvanyhoc.com