THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO BÁC SĨ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng, nhu cầu và các điều kiện cần thiết cho đào tạo bác sĩ gia đình (BSGĐ) thông qua phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bảng hỏi mở với cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn và cán bộ đào tạo y tế ở trung ương và 7 tỉnh, thành phố. Kết quả cho thấy đào tạo bác sĩ gia đình là một nhu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng y tế cũ sở. Trên 500 bác sĩ gia đình đã được đào tạo, song đội ngũ giảng viên của các trường còn thiếu và yếu, chưa có định hướng kế hoạch dài hạn cho đào tạo bác sĩ gia đình. 92% bác sĩ tuyến y tế cũ sở có nhu cầu đào tạo nâng cao, trong đó chỉ 29% có nguyện vọng đào tạo choyên ngành bác sĩ gia đình. Cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về bác sĩ gia đình; có quy định về vai trò, chức năng và cũ chế hoạt động của bác sĩ gia đình; có chiến lược đào tạo dài hạn và chính sách hỗ trợ cho cán bộ y tế cũ sở Mô hình bác sĩ gia đình ra đời từ những năm 1960 nhằm đáp ứng với sự thay đổi trong mô hình bệnh tật và nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của người dân ở các nước phát triển. Bác sĩ gia đình là những thầy thuốc chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục cho tất cả các cá nhân trong bối cảnh gia đình, cho các gia đình trong bối cảnh cộng đồng, không phân biệt tuổi, giới, chủng tộc, bệnh tật cũng như điều kiện văn hoá và tầng lớp xã hội” [1]. Với những thế mạnh của mình, mô hình này đã cho thấy hiệu quả trong việc tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ở nhiều nước trên thế giới [2].
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất