Thực trạng nước sạch, nhà tiêu hộ gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng tại 2 xã Ngọc Hồi, Vạn Phúc
Luận văn Thực trạng nước sạch, nhà tiêu hộ gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng tại 2 xã Ngọc Hồi, Vạn Phúc – huyện Thanh Trì – Hà Nội năm 2014. Đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện nay đang là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. 100 năm trước mới có khoảng 35% dân số sống tại đô thị, đến nay các đô thị chiếm hơn một nửa dân số thế giới và dự báo tới năm 2050 con số này sẽ là hơn 70% [1]. Đô thị hóa, công nghiệp hóa mang lại cho người dân những lợi ích không nhỏ về kinh tế, cải thiện điều kiện sống: cơ sở vật chất về vệ sinh tốt hơn, các công trình vệ sinh công cộng, hoạt động xử lý chất thải và chống ô nhiễm được tập trung đầu tư, từ đó cải tạo môi trường đô thị, nâng cao sức khỏe cho cư dân [2]. Tuy nhiên, nếu quá trình đô thị hóa không được quy hoạch, phát triển quá nhanh, tự phát sẽ dẫn đến những mặt trái kèm theo. Một trong những yếu tố đó là suy giảm chất lượng cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường. Khu vực đang trong quá trình đô thị hóa là những nơi thu hút một khối lượng khổng lồ cư dân nơi khác tới sinh sống và làm việc. Việc gia tăng dân số tạo nên sức ép về diện tích ở, nhu cầu về nước sạch và công trình vệ sinh tăng cao, nguy cơ ô nhiễm môi trường về hóa học, vi sinh vật, sinh tâm lý hay các tác hại sức khỏe khác như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hỏa hoạn. Song song với những vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn chưa được giải quyết hết.
Để hạn chế những thách thức đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đưa ra giải pháp về “Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị” tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”: Quy hoạch bố trí lại dân cư nông thôn gắn với việc quy hoạch xây dựng công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị ở các vùng [3]. Chương trình Xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong những năm qua đã cụ thể hóa Nghị quyết và thực hiện giải quyết các vấn đề vệ sinh nông thôn đặc biệt là cung cấp nước sạch và xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Việc cải thiện nước sạch và vệ sinh nông thôn cũng góp phần giảm sức ép đối với các công trình vệ sinh công cộng tại khu vực ven đô thị hoặc vùng nông thôn bắt đầu đô thị hóa. Tuy nhiên, kết quả hoạt động các chương trình cho thấy: hiện nay, 95% dân số Việt Nam có thể tiếp cận nước được cải thiện nhưng chỉ 23% dân số được hưởng nước máy tại hộ gia đình. Khoảng 76% dân số có thể tiếp cận các phương tiện vệ sinh môi trường được cải thiện, trong khi đó, 4% vẫn còn phóng uế bừa bãi [4].
Năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Sau khi mở rộng, Hà Nội có diện tích lớn, dân số lớn với tỷ lệ đất và dân số nông nghiệp cao. Cùng với xu thế chung của cả nước, Hà Nội có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh nhưng tốc độ cải thiện nguồn nước, nhà tiêu chưa tương ứng. Năm 2009, Hà Nội có dân số trên 6,32 triệu người trong đó 88,3% diện tích và 63,5% dân số sống tại khu vực nông thôn. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh vào khoảng 84%, tỷ lệ hộ có và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ là 71,2%. Tính đến hết năm 2012 tỷ lệ dân số nông thôn thành phố Hà Nội được sử dụng nước hợp vệ sinh là 85,17% trong đó 33,02% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 74,46% [5].
Huyện Thanh Trì nằm ở phía Nam nội thành Hà Nội cũng nằm trong xu thế đó. Trong 10 năm trở lại đây, dân số Thanh Trì tăng nhanh trong đó số lượng người di cư thuần túy chiếm gần ^ dân số. Các cụm công nghiệp, khu đô thị được xây dựng dẫn đến tập trung dân cư nhanh gây quá tải cung cấp nước sạch. Trong khi đó, hệ thống cung cấp nước sạch của huyện chủ yếu từ các cơ sở cấp nước nhỏ lẻ và hộ gia đình. Diện tích ở thu hẹp dẫn đến suy giảm chất lượng các công trình vệ sinh, nguồn nước, ảnh hưởng sức khỏe người dân. Để góp phần định hướng tốt hơn về cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường tại huyện Thanh Trì cũng như những địa phương đang đô thị hóa em thực hiện đề tài đánh giá: “Thực trạng nước sạch, nhà tiêu hộ gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng tại 2 xã Ngọc Hồi, Vạn Phúc – huyện Thanh Trì – Hà Nội năm 2014” với những mục tiêu sau:
- Mô tả thưc trang nước sach, nhà tiêu hô gia đình tai 2 xã Ngoc Hồi, Van Phúc – huyện Thanh Trì – Hà Nôi năm 2014.
- Mô tả môt số yếu tố ảnh hưởng đến thưc trang nước sach, nhà tiêu hô gia đình tai 2 xã Ngọc Hồi, Van Phúc – huyện Thanh Trì – Hà Nôi năm 2014.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1. Sức khỏe, môi trƣờng và phát triển. 3
1.1.1. Các khái niệm. 3
1.1.2. Các yếu tố môi trƣờng tác động lên sức khỏe. 5
1.2. Thực trạng nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng hiện nay. 7
1.2.1. Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng môi trƣờng nông thôn. 7
1.2.2. Đô thị hóa và cải thiện cung cấp nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng. 11
1.2.3. Các vấn đề sức khỏe môi trƣờng trong khu vực đô thị. 13
1.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu sức khỏe môi trƣờng. 14
1.3.1. Nghiên cứu KAP. 15
1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá tình trạng nƣớc sạch, nhà tiêu HGĐ. 16
1.3.3. Phỏng vấn sâu. 18
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 22
2.1. Bản đồ huyện Thanh Trì. 22
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu. 23
2.3. Thời gian nghiên cứu. 23
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. 23
2.5. Mẫu và cách chọn mẫu 23
2.6. Biến số nghiên cứu. 24
2.7. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu. 26
2.8. Đạo đức nghiên cứu. 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 30
3.1. Thông tin chung. 30
3.2. Thực trạng khai thác, sử dụng nước sạch, nhà tiêu HGĐ tại 2 xã. 31
3.2.1. Thực trạng cung cấp nước sạch hộ gia đình. 31
3.2.2. Thực trạng xây dựng và sử dụng nhà tiêu hộ gia đình. 35
3.3. Kiến thức, thái độ và một số yếu tố ảnh hƣởng thực trạng nguồn nƣớc, nhà
tiêu hộ gia đình. 38
3.3.1. Nhận thức và thái độ của người dân đối với nước sạch và nhà tiêu hộ
gia đình. 38
3.3.2. Yếu tố ảnh hưởng thực trạng nước sạch, nhà tiêu hộ gia đình. 41
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 47
4.1. Thực trạng nước sạch, nhà tiêu HGĐ tại 2 xã. 47
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng thực trạng nước sạch, nhà tiêu hộ gia đình 53
KẾT LUẬN 60
KIẾN NGHỊ 62
PHỤ LỤC 1 I
PHỤ LỤC 2 VIII
PHỤ LỤC 3 IX
PHỤ LỤC 4