Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên.Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đang là một vấn đề đang nhận được quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo, đang phát triển. Trong những năm qua, tỉ lệ tử vong trẻ em nói chung đã giảm mạnh nhưng tỉ lệ tử vong sơ sinh vẫn không giảm đáng kể. Ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong [20].
Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ nhỏ đặc biệt trong 6 tháng đầu, bảo vệ hệ miễn dịch cho trẻ, cung cấp cho trẻ nhỏ một sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống [17], [74]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Dù nhiều người ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ nhưng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay khá thấp ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn thế giới không quá 35%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này được ước tính là 19.6% theo báo cáo năm 2011 của Viện Dinh dưỡng [3], [37], [38] . Một trong những rào cản quan trọng chính là ảnh hưởng của những chuẩn mực xã hội như: cho trẻ ăn dặm sớm, uống thêm các loại dung dịch khác ngoài sữa mẹ như sữa bột, nước, nước trái cây [1]. NCBSM hoàn toàn không đơn giản là hành vi sức khỏe mà còn chịu nhiều tác động của văn hóa, xã hội.
UNICEF ước tính hàng năm cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh có thể phòng tránh được tử vong cho 1,3 triệu trẻ em dưới năm tuổi. Các hoạt động thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ đã được bắt đầu ở Việt Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và đã đạt được một số kết quả tích cực, cho đến nay vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở thành một thực hành như mong muốn ở Việt Nam [26]. Các chính sách về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và việc cho con bú ngay trong giờ đầu tiên sau sinh cũng đã được thông qua và tuyên truyền vận động, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có 19,6% trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và chỉ có một phần tư các em được bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh [3]. Nuôi con bằng bình (bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ) vẫn là một thực hành rất phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Cho trẻ ăn, uống quá sớm ngay trong 6 tháng đầu vẫn là một thách thức lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [43],[1].
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ ở đây ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc cho nuôi con bằng sữa mẹ? Để có câu trả lời và cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề trên, là cơ sở cho xây dựng kế hoạch và xây dựng các giải pháp tăng cường công tác nuôi con bằng sữa mẹ tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên”.
Với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2016
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương về sữa mẹ 3
1.1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ 3
1.1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ 4
1.2. Tầm quan trọng của sữa mẹ 5
1.2.1. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não hoàn hảo 5
1.2.2. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng 5
1.2.3. NCBSM là điều kiện để gắn bó tình cảm mẹ con 5
1.2.4. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ 5
1.2.5. Cho bú sữa mẹ thuận lợi và kinh tế 6
1.3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 6
1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi 6
1.3.2. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 6
1.3.3. Lợi ích của bú sớm sau sinh 7
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trang nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu 8
1.5. Những yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu 11
1.5.1. Yếu tố về dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn của bà mẹ 11
1.5.2. Tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội 13
1.5.3. Độ tuổi của bà mẹ 13
1.5.4. Phương pháp đẻ và các chính sách về thai sản 13
1.6. Tình hình ăn bổ sung trên thế giới và ở Việt Nam 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.2. Thời gian nghiên cứu 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu 17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 17
2.3.2. Cỡ mẫu, địa điểm nghiên cứu và cách chọn mẫu 17
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu 19
2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá 20
2.3.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 21
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 21
2.5. Sai số và cách khắc phục 22
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 22
Chương 3. KẾT QUẢ 23
3.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con
dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc tỉnh Thái Nguyên 23
3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi 27
3.2.1. Các yếu tố liên quan tới việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu 27
3.2.2. Các yếu tố liên quan tới việc trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu
ngay sau khi sinh 33
Chương 4. BÀN LUẬN 38
4.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ 38
4.1.1. Thực trạng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu 38
4.1.2. Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh 39
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng
đầu 42
4.2.1. Trình độ học vấn của bà mẹ 42
4.2.2. Nghề nghiệp của bà mẹ 43
4.2.3. Chế độ thai sản và thời gian quay trở lại làm việc của bà mẹ 44
4.2.4. Các yếu tố liên quan khác 45
KẾT LUẬN 47
KHUYẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN
DANH MỤC BANG
Bảng 3.1. Các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ theo huyện nghiên cứu 23
Bảng 3.2. Tình hình cho trẻ ăn/ uống thức ăn khác ngoài sữa mẹ ngay_sau sinh 24
Bảng 3.3. Đặc điểm chung của bà mẹ 24
Bảng 3.4. Thông tin cuộc đẻ 25
Bảng 3.5. Các đặc điểm chung của trẻ 26
Bảng 3.6. Tuổi của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu 27
Bảng 3.7. Dân tộc mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ_trong 6
tháng đầu 28
Bảng 3.8. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu 28
Bảng 3.9. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ_hoàn
toàn trong 6 tháng đầu 29
Bảng 3.10. Số con của bà mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu 30
Bảng 3.11. Bà mẹ quay lại làm việc trước 6 tháng và thực hành nuôi con_hoàn
toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu 30
Bảng 3.12. Nơi sinh trẻ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ_trong 6
tháng đầu 31
Bảng 3.13. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu 32
Bảng 3.14. Tình trạng đẻ non và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu 32
Bảng 3.15. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu 33
Bảng 3.16. Tuổi của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh 33
Bảng 3.17. Dân tộc mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ
đầu sau sinh 34
Bảng 3.18. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng_ 1 giờ
đầu sau sinh 34
Bảng 3.19. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trongvòng 1
giờ đầu sau sinh 35
Bảng 3.20. Số con của bà mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh 35
Bảng 3.21. Nơi sinh trẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh 36
Bảng 3.22. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 36
Bảng 3.23. Tình trạng đẻ non và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng_1 giờ đầu
sau sinh 37
Bảng 3.24. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 37
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ 23