Thực trạng ô nhiễm Asen trong thực phẩm, tóc tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình và hiệu quả một số biện pháp can thiệp
Luận án tiến sĩ y học Thực trạng ô nhiễm Asen trong thực phẩm, tóc tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình và hiệu quả một số biện pháp can thiệp.Asen được biết đến với tên gọi dân gian khác là “thạch tín” là một chất độc có lịch sử lâu đời trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm Asen trong môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ Asen nhiều nơi đã vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) 10µg/L [1], [2]. Nghiên cứu của Komorowicz và cộng sự (2016) tại Phần Lan cho thấy nước bề mặt gần khu vực bị ô nhiễm có lượng Asen lên đến 3778 µg/L [3]. Nghiên cứu của O’Reilly và cộng sự (2010) tại Argentina cho thấy nước bề mặt vùng San Juan có lượng Asen khoảng từ 4- 138 μg/L đến
Tại Việt Nam nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Hoa (2016) tại Hồ Tây, cho thấy lượng Asen hoà tan trong nước có sự biến đọ ̂ng theo mùa, về mùa mưa, nồng độ Asen trung bình trong nước dao động từ 9,14 μg/l đến 11,20 μg/l, mùa khô, dao động từ 10,045 đến 14,93μg/l [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Ngọc (2020) tại Thủy Nguyên, Hải Phòng cho kết quả 83% mẫu nước giếng vượt giới hạn cho phép về Asen v 98,15% – 100% mẫu nước mặt vượt giới hạn cho phép về Asen và Pb [7]. Các cuộc điều tra quốc gia cũng như tổng hợp của Quỹ nhi đồng liệp hợp quốc (UNICEF) đã đưa ra những vùng được cảnh báo bị ô nhiễm Asen nặng nề nhất gồm có Băng-la-đét, Tây Ben-gan (Ấn Độ), Việt Nam, khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc) và Đài Loan, ước tính có đến hàng triệu người có nguy cơ bị ngộ độc Asen. Việt Nam có khoảng 10 triệu người ở đồng bằng Sông Hồng, 500.000 đến 1 triệu người ở đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm Asen [8], [9]. Ô nhiễm Asen tồn tại trong đất, nước và không khí, do vậy sẽ tồn tại hàm lượng Asen nhất định trong các loại thực phẩm. Asen có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, củ quả, thịt, hải sản. Nồng độ Asen tùy thuộc vào loại thực phẩm, điều kiện nuôi2 trồng và phương pháp chế biến, bảo quản thực phẩm [10]. Asen từ môi trường xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua chuỗi thức ăn và nước uống, Asen tích lũy trong cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng [11], [12].
Đánh giá mức độ nghiêm trọng của việc nhiễm Asen với sức khỏe cộng đồng, trong khi chưa có thuốc đặc trị thì các tổ chức y tế cũng như các nhà khoa học đã không ngừng nỗ lực tìm ra các biện pháp khắc phục tình trạng phơi nhiễm Asen của người dân. Ngoài các biện pháp can thiệp bằng cách tác động trực tiếp vào nguồn ô nhiễm Asen, các tổ chức y tế cũng nhận thấy các biện pháp can thiệp về phía nhận thức của người dân và giáo dục truyền thông là phương pháp can thiệp hiệu quả, chi phí thấp và dễ thực hiện [13], [14]. Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là khu vực đồng bằng Sông Hồng, nơi mà đã có nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy có tỷ lệ Asen trong nước còn ở mức cao như nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hải (2009) [15], nghiên cứu Cục Quản Lý môi trường Y tế, Bộ Y tế (2012) [16]. Cùng với việc phát triển công nghiệp hoá tỉnh Thái Bình, các khu công nghiệp điện tử, hoá chất cũng không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó người dân vẫn có các thói quen canh tác sử dụng các hoá chất, phân bón không rõ nguồn gốc cũng như kỹ thuật nông nghiệp vẫn còn lạc hậu. Do đó, tìm hiểu thực trạng ô nhiễm Asen trong thực phẩm và các giải pháp can thiệp giảm ô nhiễm Asen, hạn chế những ảnh hưởng của Asen lên sức khoẻ con người là điều cần thiết nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng ô nhiễm Asen trong thực phẩm, tóc tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình và hiệu quả một số biện pháp can thiệp” với mục tiêu:
1. Xác định mức độ nhiễm Asen trong thực phẩm (Cá, nhuyễn thể, rau,
củ, quả), nước ao nuôi cá và mức độ tồn dư Asen trong tóc người dân tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình năm 2017.
2. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp truyền thông thay đổi hành vi sử dụng thực phẩm nhiễm Asen làm giảm nguy cơ phơi nhiễm Asen đối với người dân tại địa bàn nghiên cứu năm 2018
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………… 4
1.1. Đại cương về Asen ……………………………………………………………………… 4
1.1.1. Khái niệm về Asen và các dạng tồn tại của Asen ……………………… 4
1.1.2. Độc tính của Asen ………………………………………………………………… 5
1.1.3. Nguồn gây ô nhiễm Asen ………………………………………………………. 6
1.1.4. Cơ chế hấp thụ Asen từ thực phẩm vào cơ thể con người ………….. 8
1.1.5. Các Phương pháp xác định Asen trong thực phẩm ………………….. 12
1.1.6. Tiêu chuẩn Asen trong nước và thực phẩm …………………………… 15
1.2. Tình hình ô nhiễm Asen trên thế giới và tại Việt Nam …………………… 16
1.2.1. Trên thế giới ………………………………………………………………………. 16
1.2.2. Tại Việt nam ………………………………………………………………………. 21
1.3. Một số nghiên cứu kiến thức, thực hành của người dân trong phòng
chống ô nhiễm Asen. ………………………………………………………………….. 26
1.4. Các biện pháp can thiệp giảm nguy cơ phơi nhiễm Asen đối với con
người ……………………………………………………………………………………….. 30
1.4.2. Biện pháp can thiệp nhằm giảm ô nhiễm Asen trong môi trường…
đất ……………………………………………………………………………………………… 32
1.4.3. Biện pháp can thiệp bằng giáo dục truyền thông …………………….. 34
1.2. Địa bàn nghiên cứu …………………………………………………………………… 37
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 41
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………….. 41
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………. 41
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu …………………………………………………………….. 42
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………….. 43
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 442.2.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………….. 44
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………. 47
2.2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu …………………………………. 49
2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu …………………………………. 50
2.2.5. Quá trình tổ chức nghiên cứu ……………………………………………….. 55
2.2.6. Các qui ước và tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ………………. 59
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu ……………………………………………………. 60
2.2.8. Các sai số có thể mắc phải và biện pháp khắc phục ………………… 61
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………. 62
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 63
3.1. Mức độ nhiễm Asen trong nước ao nuôi cá, thực phẩm và mức độ tồn
dư Asen trong tóc người dân tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình năm
2017 …………………………………………………………………………………………. 63
3.2. Hiệu quả biện pháp can thiệp truyền thông lồng ghép giảm nguy cơ phơi
nhiễm Asen đối với người dân tại địa bàn nghiên cứu …………………… .79
3.2.1. Kiến thức của người dân về những ảnh hưởng của Asen đối sức
khỏe tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình trước can thiệp…………79
3.2.2. Hiệu quả biện pháp can thiệp truyền thông làm giảm nguy cơ phơi
nhiễm Asen đối với người dân tại địa bàn nghiên cứu…………. ……88
Chương 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………….. 101
4.1. Mức độ nhiễm Asen trong nước ao nuôi cá, thực phẩm và mức độ tồn
dư Asen trong tóc người dân tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình năm
2017 ……………………………………………………………………………………….. 101
4.2. Hiệu quả biện pháp can thiệp truyền thông tích cực giảm nguy cơ phơi
nhiễm Asen đối với người dân tại địa bàn nghiên cứu… ………………. 122
4.3. Tính mới của nghiên cứu……………………………………………………….130
4.4. Hạn chế của nghiên cứu…………………………………………………………131KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 132
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………. 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/lít) trong nước bề mặt theo
loại ao chia theo mùa …………………………………………………………………………… 63
Bảng 3.2.Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/lít) trong nước tầng đáy theo
loại ao chia theo mùa …………………………………………………………………………… 64
Bảng 3.3. Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/lít) nước tầng đáy …………….
và tầng bề mặt theo địa điểm, theo mùa tại ao tù …………………………………….. 65
Bảng 3.4. Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/lít) nước tầng đáy và tầng bề
mặt theo địa điểm, theo mùa tại ao lưu thông …………………………………………. 66
Bảng 3.5. Tỷ lệ nước ao tù, ao lưu thông nhiễm Asen theo mùa và theo tầng
nước chia theo mức độ ………………………………………………………………………… 67
Bảng 3.6. Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/kg) trong cá tầng bề mặt theo
loại ao theo mùa …………………………………………………………………………………. 68
Bảng 3.7. Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/kg) trong ………………………..
cá tầng đáy theo loại ao theo mùa …………………………………………………………. 69
Bảng 3.8. Tỷ lệ cá vượt tiêu chuẩn Asen cho phép theo ao theo mùa ………… 70
Bảng 3.9. Tỷ lệ cá nuôi trong ao tù và ao lưu thông nhiễm Asen theo mùa và
theo tầng nước chia theo mức độ ………………………………………………………….. 71
Bảng 3.10. Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/kg) trong nhuyễn thể theo
loại ao ……………………………………………………………………………………………….. 72
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhuyễn thể nhiễm Asen theo loại ao chia theo mức độ …… 73
Bảng 3.12. Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/kg) trong ………………………
các loại rau ………………………………………………………………………………………… 74
Bảng 3.13. Tỷ lệ nhuyễn thể, rau, củ quả vượt tiêu chuẩn Asen cho phép….. 75
Bảng 3.14. Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/kg) trong tóc theo giới theo
địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 77
Bảng 3.15. Tỷ lệ tóc tồn dư Asen theo giới chia theo mức độ ………………….. 78Bảng 3.16. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu …………………………….. 79
Bảng 3.17. Tỷ lệ người dân đã nghe nói về Asen và nguồn thông tin theo trình
độ học vấn …………………………………………………………………………………………. 80
Bảng 3.18. Tỷ lệ người dân biết nơi tồn tại và đường vào cơ thể của Asen theo
trình độ học vấn ………………………………………………………………………………….. 81
Bảng 3.19. Tỷ lệ người dân biết cơ quan ảnh hưởng và các bệnh lý mạn tính do
thâm nhiễm Asen theo trình độ học vấn ………………………………………………… 83
Bảng 3.20. Tỷ lệ người dân nhận biết các dấu hiệu nhiễm độc Asen theo trình
độ học vấn …………………………………………………………………………………………. 84
Bảng 3.21. Tỷ lệ người dân biết các thực phẩm có nguy cơ nhiễm Asen theo
trình độ học vấn ………………………………………………………………………………….. 85
Bảng 3.22. Tỷ lệ người dân biết về các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật….
có nguy gây ô nhiễm Asen theo trình độ học vấn ……………………………………. 87
Bảng 3.23. Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về nơi tồn tại và đường
vào cơ thể của Asen ……………………………………………………………………………. 88
Bảng 3.24. Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về bệnh lý mạn tính do
thâm nhiễm Asen ………………………………………………………………………………… 89
Bảng 3.25. Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về dấu hiệu nhận biết…
nhiễm độc asen …………………………………………………………………………………… 90
Bảng 3.26. Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về thực phẩm có thể có
nguy cơ nhiễm Asen ……………………………………………………………………………. 91
Bảng 3.27. Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về các loại phân bón,…
thuốc bảo vệ thực vật có thể chứa Asen …………………………………………………. 83
Bảng 3.28. Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về phòng ngừa nhiễm…
Asen trong trồng trọt và chế biến thực phẩm ………………………………………….. 94
Bảng 3.29. Hiệu quả thay đổi thực hành của người dân về sử dụng phân bón…
để chăm sóc rau, quả …………………………………………………………………………… 95Bảng 3.30. Hiệu quả thay đổi thực hành của người dân về sử dụng HCBVTV
để chăm sóc rau, quả …………………………………………………………………………… 97
Bảng 3.31. Hiệu quả thay đổi thực hành của người dân về sử dụng thường…..
xuyên nhóm rau trên cạn trước và sau can thiệp ……………………………………… 98
Bảng 3.32. Hiệu quả thay đổi thực hành của người dân sử dụng thường xuyên
nhóm rau dưới nước trước và sau can thiệp ……………………………………………. 99
Bảng 3.33. Hiệu quả thay đổi nguồn nước thường sử dụng của người dân . 10
Nguồn: https://luanvanyhoc.com