THỰC TRẠNG PHÁ THAI LẶP LẠI TRONG NHÓM PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020
THỰC TRẠNG PHÁ THAI LẶP LẠI TRONG NHÓM PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020
Nguyễn Thị Thúy Hạnh1, Trần Thị Thảo Anh1, Bui Kim Chi2, Trần Thơ Nhị1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Học viện Hành chính Quốc gia
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phá thai lặp lại ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới còn rất phổ biến mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe về thể chất mà còn đến sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu được tiến hành ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhằm mô tả thực trạng phá thai lặp lại và một số yếu tố liên quan ở nhóm phụ nữ tới phá thai. Nghiên cứ đã sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang phỏng vấn trực tiếp trên 477 phụ nữ đến phá thai cho kết quả: tỷ lệ phá thai lặp lại là 22,2%. Các yếu tố liên quan bao gồm: nghề nghiệp, tuổi càng cao càng có nguy cơ phá thai lặp lại cao. Các yếu tố về gia đình và xã hội như có đủ 2 con trở lên, có con trai, việc sử dụng bao cao su, chồng/người yêu là người có ảnh hưởng nhất đến quyết định phá thai và mong muốn tiếp tục có thai trong tương lai có liên quan đến tình trạng phá thai lặp lại. Hơn một phần năm số phụ nữ phá thai lặp lại và có mối liên quan đến yếu tố gia đình và xã hội. Vì vậy, cần có các phương pháp can thiệp thích hợp để làm giảm tỷ lệ phá thai lặp lại.
ỞViệt Nam nói riêng cũng như nhiều nước trên thếgiới nói chung, phá thai và phá thai lặp lại còn phổbiến. Theo tổchức Y tếThếgiới (WHO), hằng năm, hơn một nửa sốca mang thai –121 triệu –là ngoài ý muốn. Viện Guttmacher cho biết, trong giai đoạn từnăm 2010-2014, trên toàn thếgiới có 56% sốca mang thai ngoài ý muốn kết thúc bằng việc phá thai[1]. Việt Nam xếp hạng là một trong 5 quốc gia có tỷlệphá thai cao nhất trên thếgiới và đứng đầu Đông Nam Á (WHO). Năm 2018, theo báo cáo kết quảnghiên cứu Đánh giá chất lượng Kếhoạch hóa gia đình Việt Nam, tổng tỷsuất phá thai ởViệt Nam là 0,42, nghĩa là cứ5 phụnữthì có 2 người đã từng phá thai ít nhất một lần trong toàn bộgiai đoạn sinh sản. Mặc dù hiện nay đã có nhiều phương pháp phá thai tương đối an toàn, tuy nhiên phá thai lặp lại vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu không chỉđến sức khỏe vềthểchất, khảnăng tiếp tục mang thai của người phụnữ, mà còn vềtính mạng, vềvấn đềsức khỏe tâm thần. Phá thai dù là với bất kỳlý do nào thì hậu quảcủa việc phá thai lặp lại sẽảnh hưởng lớn đến tâm lý của người phụnữnhư stress nặng nề, rối loạn tinh thần, suy sụp, sợhãi, tựdằn vặt bản thân[2].ỞViệt Nam cũng như trên thếgiới, phần lớn các nghiên cứu vềphá thai lặp lại được thực hiện tại các bệnh viện lớn và đã làm cách nay khá lâu. Đểcó những sốliệu thực tế, mới nhất và hiểu được các yếu tốliên quan đến việc người phụnữnguy cơ cao hoặc quyết định phá thai lặp lại, từđó đưa ra những đềxuất can thiệp cần thiết đểlàm giảm tỷlệcác trường hợp phá thai lặp lại, chúng tôi đã thực hiện đềtài nghiên cứu: “Thực trạng phá thai lặp lại trong nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020” với mục tiêu: Mô tảthực trạng phá thai lặp lại ởnhóm phụnữtới phá thai tại Bệnh viện Phụsản Hà Nội năm 2020 và phân tích một sốyếu tốliên quan đến việc phá thai lặp lại ởnhóm phụnữtới phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com