Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại Bắc Ninh năm 2014

Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại Bắc Ninh năm 2014

Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại Bắc Ninh năm 2014.Thế kỷ XX đã đánh dấu những thành tựu to lớn mà vắc xin đem lại cho nền y tế công cộng nhằm ngăn ngừa bệnh tật, khuyết tật và tử vong [1]. Ngày nay, nhờ có vắc xin mà khoảng 3 triệu trẻ em được cứu sống mỗi năm [2]. Mặc dù vắc xin là an toàn nhưng không phải hoàn toàn không có nguy cơ. Sau khi sử dụng vắc xin có thể xuất hiện những phản ứng phụ sau tiêm. Biểu hiện của phản ứng sau tiêm chủng rất khác nhau, từ phản ứng nhẹ, thông thường đến những phản ứng nặng, hiếm gặp, có thể đe dọa đến tính mạng [3]. Nếu không được điều tra và làm rõ kịp thời, các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng có thể làm suy giảm niềm tin của cộng đồng đối với vắc xin, dẫn đến làm giảm tỷ lệ tiêm chủng [4].

Quinvaxem là loại vắc xin phối hợp có tác dụng phòng ngừa 5 bệnh trong cùng 1 mũi tiêm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Hib gây ra. Tính tới nay, hơn 400 triệu liều Quinvaxem đã được sử dụng tại 91 quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, 15,2 triệu lượt trẻ em trên toàn quốc đã được tiêm Quinvaxem [5]. Mặc dù đã được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định năm 2006 [5], nhưng Quinvaxem cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác, khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng không mong muốn. Một số nước trên thế giới đã ghi nhận những trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem như: tại Sri Lanka năm 2008 đã có trẻ tử vong, bị giảm trương lực cơ – giảm đáp ứng; Bhutan báo cáo về những trẻ mắc bệnh cảnh não/viêm màng não năm 2009; Ấn Độ ghi nhận 83 trường hợp phản ứng sau tiêm Quinvaxem từ giữa năm 2012 đến năm 2013 [6], [7]. Ở Việt Nam, trong thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013, 43 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, trong đó 9 trường hợp tử vong được báo cáo sau khi sử dụng vắc xin Quinvaxem [5]. Việc tạm dừng sử dụng vắc xin trên phạm vi toàn quốc do ảnh hưởng của phản ứng sau tiêm chủng đã làm tỷ lệ tiêm chủng Quinvaxem năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012, từ 96,6% xuống còn 59,4%. Điều này khiến cho nhiều trẻ chưa được tiêm chủng hoặc không tiêm đủ 3 mũi Quinvaxem. Nếu những trẻ này không được tiêm vét thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng đầu đủ năm 2014 [8].
    Các phản ứng sau tiêm có thể do thuộc tính của vắc xin hoặc không liên quan đến vắc xin và chúng thường xảy ra sớm, trong vòng 24 giờ sau khi tiêm. Do vậy mà vai trò của người mẹ rất quan trọng vì thông qua việc chăm sóc, theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng của bà mẹ, các phản ứng sau tiêm có thể được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt đối với những phản ứng nặng, nguy hiểm nhưng xảy ra nhanh như sốc phản vệ. Để hạn chế tối đa hậu quả của các phản ứng không mong muốn, đặc biệt là đối với những vắc xin mới như Quinvaxem thì không những cần phải đánh giá và theo dõi thường xuyên các phản ứng sau tiêm mà còn phải quan tâm đến việc thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phản ứng sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem và tại một vài địa phương ở Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu liên quan đến thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này hầu như còn rất ít và hạn chế ở Việt nam nói chung cũng như tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại Bắc Ninh năm 2014” với các mục tiêu:
1.    Mô tả thực trạng các phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem tại Bắc Ninh năm 2014.
2.    Mô tả thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ tại Bắc Ninh năm 2014
3.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ tại Bắc Ninh năm 2014. 

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.    1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.Khái niệm về vắc xin    3
1.1.1.Định nghĩa    3
1.1.2. Phân loại vắc xin    3
1.1.3. Bảo quản vắc xin    4
1.2. Chương trình Tiêm chủng mở rộng    4
1.2.1. Khái niệm về tiêm chủng    4
1.2.2. Chương trình TCMR trên thế giới    5
1.2.3. Chương trình TCMR tại Việt Nam    6
1.3. Phản ứng sau tiêm chủng    7
1.3.1. Khái niệm phản ứng sau tiêm chủng    7
1.3.2. Nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng    7
1.3.3. Phân loại phản ứng sau tiêm    8
1.4. Vắc xin Quinvaxem.    10
1.4.1. Sơ lược về vắc xin Quinvaxem.    10
1.4.2. Phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem    11
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    14
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    14
2.2. Thiết kế nghiên cứu    14
2.3. Đối tượng nghiên cứu    14
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu    15
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập    15
2.6. Biến số nghiên cứu    16
2.7. Sai số và cách khắc phục    21
2.8. Xử lý và phân tích số liệu    21
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu    22
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ    23
3.1.Thông tin chung về đối tượng    23
3.2. Mô tả thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem    25
3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm của bà mẹ và công tác truyền thông về phản ứng sau tiêm chủng.    29
3.4. Một số yếu tố liên quan đến việc thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm của bà mẹ    35
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN    37
4.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    37
4.2. Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem    37
4.3.Thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm của bà mẹ    38
4.4. Kiến thức và thái độ của bà mẹ về phản ứng sau tiêm    40
4.5. Công tác truyền thông về phản ứng sau tiêm chủng    41
4.6. Một số yếu tố liên quan đến việc thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ.    42
KẾT LUẬN    44
KHUYẾN NGHỊ    45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại Bắc Ninh năm 2014

 

Leave a Comment