THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG LẬP NĂM 2017
THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG LẬP NĂM 2017
Đặng Văn Xuyên1,, Nguyễn Thanh Hà2, Vũ Phong Túc3, Nguyễn Văn Thường1
Mục tiêu: Mô tả thực trạng phát sinh chất thải y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập tại Việt Nam năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng trên 200 khoa/phòng ở 40 bệnh viện đa khoa công lập. Kết quả: Lượng chất thải phát sinh trung vị 1,2707 kg/ngày/giường, trung bình 2,4793±4,1131 kg/giường/ngày. Trong đó chất thải rắn nguy hại không lây có lượng thấp nhất với trung vị 0,0007 kg/ngày/giường, trung bình 0,0068±0,0139 kg/giường/ngày, chất thải lây nhiễm trung vị 0,1677 kg/ngày/giường, trung bình 0,2405±0,2749 kg/ngày/giường. So sánh lượng chất thải phát sinh theo tuyến cho thấy tuyến trung ương trung vị 3,0752 kg/ngày/giường, trung bình 1,4267-5,0437 kg, ngày giường; tuyến tỉnh trung vị 2,3679 kg/ngày/giường, trung bình 5,0009±7,0620, tuyến huyện trung vị 0,9669 kg/ngày/giường, trung bình 1,1135±1,0751 kg/ngày/giường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với kiểm định ANOVA (p<0,05). Chất thải y tế phần lớn là chất thải thông thường 90%, chất thải nguy hại chiếm 10%; lượng chất thải phát sinh tuyến tỉnh cao nhất và tuyến huyện thấp nhất.
Chất thải y tế là chất thải phátsinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế[1]. Chất thải y tế được phân định thành chất thải ytế lây nhiễm, chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường.Hiện nay, cả nước có 13.511 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh và dự phòng từ cấp Trung ương đến địa phương với lượng chất thải rắn phát sinh vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường Y tế, năm 2011, uớc tính đến năm 2015 lượng chất thải rắn y tế phát sinh sẽ là 590 tấn/ngày và đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày [2].Chấtthải y tế là yếutố nguy cơ nguy hại đến sức khoẻ nhân viên y tế như các bệnh lây nhiễm (có thể có nguy cơ HIV/AIDS, HBV, HCV, SARS-COV-2, Cúm A,…) phơi nhiễm các chất hoá học, thuốc nguy hại . Chất thải y tế cũng ảnh hưởng đến người bệnh, người thăm quan bệnh viện và vàảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. Chất thải y tế cũng là yếu tố làm tăng chi phí trong điều trị, quản lý bệnh viện và ảnh hưởng đến cảnh quan của bệnh viện[3].Nhằm tìm hiểu thực trạng phát sinh chất thải, qua đó tìm ragiải pháp can thiệp chúng tôi tiến hành nghiên cứ với đề tài: “Thực trạng phát sinh chất thải y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập năm 2017”.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com