Thực trạng phục hình răng đã mất và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, năm 2015
Luận văn Thực trạng phục hình răng đã mất và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, năm 2015.Những thập kỷ gần đây trên Thế giới chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, công tác giáo dục và chăm sóc sức khoẻ ngày càng được quan tâm nên tuổi thọ trung bình mỗi người cũng như số lượng và tỷ lệ người cao tuổi tăng cao trong cộng đồng dân số.
Cũng như trên thế giới, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đang dần được nâng cao, tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng. Ở Việt Nam, người trên 60 được xem là người cao tuổi và đã hết độ tuổi lao động, nhưng những đóng góp của họ đối với xã hội vẫn hết sức quan trọng.
Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chẳng những là vấn đề trách nhiệm mà còn là biểu hiện của đạo lý con người, đồng thời cũng rất phù hợp với truyền thống đạo đức của người Việt Nam ta. Mục tiêu chương trình sức khoẻ người cao tuổi đã và đang giành được sự quan tâm của toàn xã hội, của chính phủ nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam.
Người cao tuổi ở khu vực thành phố Hà Nội là những người có điều kiện tiếp cận với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe rất tốt, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng. Cơ hội tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe răng miệng của người cao tuổi ở Hà Nội cũng nhiều hơn so với các tỉnh khác.
Trong chương trình chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi, vấn đề sức khỏe răng miệng càng ngày càng được chú ý như bệnh sâu răng, bệnh nha chu và đặc biệt là tình trạng mất răng. Việc mất một hoặc nhiều răng không những chỉ có nghĩa là mất các chức năng của răng này mà còn ảnh hưởng tới chức năng của các răng còn lại của bộ răng và toàn bộ hệ thống nhai.
Vì vậy, việc phục hình răng mất cho người cao tuổi là một việc cực kỳ quan trọng, nó giúp cải thiện trực tiếp đến chất lượng của họ. Để đánh giá tình trạng phục hình các răng đã mất cần có những điều tra đánh giá chuyên sâu nhằm cung cấp các số liệu cập nhật, đồng thời cần đưa ra được kết luận về đặc điểm của một số yếu tố liên quan đến tình trạng phục hình của người cao tuổi, từ đó đưa ra những khuyến cáo phù hợp giúp cho tình trạng phục hình răng mất được cải thiện và nâng cao.
Mặc dù việc đánh giá về vấn đề phục hình răng đã mất và các vấn đề liên quan là hết sức quan trọng và cần thiết, nhưng lại thiếu đi các nghiên cứu chuyên sâu ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Với những lý do nêu trên, trong khuôn khổ nội dung một đề tài khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi mong muốn thực hiệnmột điều tra, nghiên cứu: “Thực trạng phục hình răng đã mất và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, năm 2015” với hai mục tiêu chủ yếu sau:
– Mô tả thực trạng làm phục hình các răng đã mất của nhóm người cao tuổi mất răng trên địa bàn quận Cầu Giấy- Hà Nội năm 2015.
– Nhận xét đặc điểm một số yếu tố liên quan đến vấn đề phục hình răng đã mất của nhóm người cao tuổi ở trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng phục hình răng đã mất và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, năm 2015
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009). “Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12”, ngày 23/11/2009.
2. UNFPA (2011). “Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: thực trạng, dự báo và gợi ý chính sách.”
3. Tổng cục thống kê (2009). “Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009. Kết quả toàn bộ”, tr. 3-6.
4. Cautley A.J, Rodda-J.C., Treasure-E.T., Spears-G.F.(1992), “The oral health and attitudes to dentate elderly population in Mosgiel”, N-Z- Dent-J, 88 (394), pp. 138-143.
5. Kalsbeek H., et al. (2000), “Oral health of community-living elderly. 1. Condition of teeth, use of proffessional dental care and oral hygiene habits”, Ned tijdschr tandheelkd, 107(12), pp. 499-504.
6. Lee K.L., Schwarz E., Mak K. (1993), “Improving oral health through understanding the meaning of health and disease in a Chinese culture’’, Int-Dent-J, 43(1), pp. 2- 8.
7. Trương Mạnh Dũng (2007), “Tình trạng mất răng ở người cao tuổi phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”, Tạp chí y học thực hành. 686(11), tr. 4-5.
8. Võ Thế Quang (2000), “Viêm quanh chóp răng”, Bách khoa thư bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập III, tr. 523.
9. Chistensen J. (1977), “Oral health status of 65 to 74 year old Danes. a reliminary report on the replications of who’s international collaborative study in Denmark’’, J. Dent Res, Special Issue C, 56, pp. 149-153.
10. Douglass C.W., et al. (1993), “Oral health status of elderly in New England”, Journal of Gerontology Medical Sciences, 48(2), pp. 39- 46.
11. Marcus S.E., Kaste L.M., Brown L.J. (1994), “Prevalence and demographic correclates of tooth loss among the elderly in the United states’’, Special Care in Dentistry, 14(3), pp. 123-7.
12. Mai Đình Hưng (1996), “Tuổi già và tình hình sức khoẻ của răng miệng”, Tổng quan tài liệu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, số 1, tr. 8-9.
13. Hoàng Tử Hùng (2002), “Tích tuổi và tình trạng răng miệng”, Thông tin Y Dược học, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tập IX, tr. 33-37.
14. Osterberg B.J. (2000), “Các vấn đề sức khỏe răng miệng của phụ nữ”, Cập nhật nha khoa 2002, Tài liệu dịch, Đại học Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 53-61.
15. Ngô Đồng Khanh, Lâm Ngọc Ân (1997), “Tổn thương vùng ung thư và ung thư miệng ở miền Nam Việt Nam: Khảo sát Dịch tễ và phân tích các yếu tố nguy cơ”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Viện Răng Hàm Mặt, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 47-58.
16. Fiske J., Lloyd H.A. (1992), “Dental needs of residents and cares in elderly peoples’ homes and cares’ attitudes to oral health”, Eur J Prosthodont Restor Dent, 1(2), pp. 91-95.
17. Luan W.M., Baelum V., Chen X., Fejerskov O. (1989), “Dental caries in adult and elderly Chinese”, J. Dent Res, 68(12), pp. 1771-1776
18. Douglass C.W., et al. (1993), “Oral health status of elderly in New England”, Journal of Gerontology Medical Sciences, 48(2), pp. 39-46.
19. Mandel I.D. (1996), “Phòng ngừa sâu răng: Các chiến lược hiện nay và những hướng mới”, Cập nhật nha khoa 2001, Tài liệu dịch, Đại học Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh, tập 3, số 1, tr.18-33.
20. Bourgeois D., Nihtila A. (1998), “Prevalence of caries and edentulousness among 65-74 year olds in Europe”, Bull World Health Organ, 76(4), pp. 413-417.
21. Ambjornsen (2002), “Do the old-age pensioners have an unexpectedly poor oral health?”, Nor Tannlegeforen Tid, 112, pp. 272-274.
22. Osterberg T. (1984), “Variation in dental health in 70-year old men and women in Goteborg, Sweden. A cross-sectional epidemiological study including longitudinal and cohort effect”, Swed. Dent. J., 8(1), pp. 29-48.
23. Nguyễn Văn Bài (1994), “Góp phần đánh giá tình trạng mất răng và nhu cầu điều trị phục hình ở một số tỉnh phía Bắc”, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.16.
24. Chu Đức Toàn (2012), “Nghiên cứu thực trạng mất răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tại quận Đống Đa – Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 38.
25. Phạm Văn Việt (2004), “Nghiên cứu tình trạng,nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và đánh giá kết quả hai năm thực hiện nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu ở người cao tuổi tại Hà Nội”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, tr 14.
26. Võ Thế Quang và cộng sự (1990), “Điều tra cơ bản về sức khoẻ răng miệng ở Việt Nam”, Viện Thông tin – Thư viện Y học Trung ương, Hà Nội, tr. 6-10.
27. Vũ Kiều Diễm (1991), “Điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng ở miền Nam Việt Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975 – 1993, Viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, tr. 17 – 19.
28. Nguyễn Trà My (2012), “Khảo sát thực trạng bệnh sâu răng và bệnh quanh răng ở một nhóm người cao tuổi tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2012”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 39.
29. Kalsbeek H., et al. (2000), “Oral health of community-living elderly.1.Condition of teeth, use of proffessional dental care and oral hygiene habits”, Ned tijdschr tandheelkd, 107(12), pp. 499-504.
30. Nguyễn Đức Thắng (1999), “Điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng các tỉnh phía Bắc 1991”, Tạp chí Y học Việt Nam, sè 10 – 11, tr. 7 – 10.
31. Nguyễn Mạnh Minh (2007), “Đánh giá tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình cố định ở người trưởng thành tại Hà Nội năm 2006 – 2007”, Tạp chí Y học thực hành, số 2.
32. WHO Quality of Life Assessment Group (1996), “The quality of life”, World Health Forum. 17(4), tr. 354-356.
33. Nguyễn Văn Tuấn (2007), “Phương pháp tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu Y học”, Bài giảng sinh viên chuyên khoa và đa khoa, tr 12-13.
34. Tống Minh Sơn (2007), “Đánh giá hiệu quả điều trị mất răng loại Kennedy I và II bằng hàm khung”, Luận án Tiến sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội, tr. 64.
35. Vũ Mạnh Tuấn (2013), “Dự phòng bệnh răng miệng người già”, Nha khoa Cộng đồng tập 1, Viện đào tạo Răng hàm mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 166-175.
36. Trần Thiên Lộc, “Phục hình răng cố định – phần III”, Thành phố Hồ Chí Minh: Khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, 1996.
37. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ân, Trịnh Đình Hải, John Spence A, Thomson K.R. (2002), Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 12-18.
ĐẶT VẤN ĐỀ Thực trạng phục hình răng đã mất và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, năm 2015
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Hiện trạng tình hình, đặc điểm dân số cao tuổi ở Việt Nam nói chung
và Hà Nội nói riêng 3
1.1.1. Khái niêm người cao tuổi: 3
1.1.2. Người cao tuổi ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng 3
1.2. Đặc điểm răng miệng ở người cao tuổi 4
1.3. Mất răng ở người cao tuổi 6
1.3.1. Nguyên nhân mất răng 6
1.3.2. Ảnh hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống 7
1.3.3. Tình hình mất răng ở người cao tuổi 8
1.4. Vấn đề phục hình răng mất ở người cao tuổi 10
1.4.1. Các phương pháp phục hình 10
1.4.2. Tình hình làm phục hình răng đã mất của bệnh nhân: 14
1.5. Một số yếu tố liên quan đến vấn đề phục hình răng mất ở người cao
tuổi 16
1.5.1. Yếu tố khách quan: 17
1.5.2. Yếu tố chủ quan: 17
1.5.3. Ảnh hưởng của tình trạng phục hình đến chất lượng cuộc sống của
người cao tuổi: 18
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Địa điểm nghiên cứu 19
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 20
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 20
2.3.1. Mẫu nghiên cứu 20
2.3.2. Nội dung nghiên cứu 21
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 21
2.4.1. Chuẩn bị trước khi tiến hành nghiên cứu 21
2.4.2. Khám và phát hiện tình trạng mất răng và tình trạng phục hình
răng mất 21
2.4.3. Phỏng vấn 22
2.5. Các biến số 22
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số 23
2.7. Xử lý số liệu: 25
2.8. Hạn chế sai số trong nghiên cứu 25
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 26
3.2. Tình trạng phục hình răng mất ở người cao tuổi 26
3.3. Một số yếu tố liên quan đến phục hình răng mất ở người cao tuổi. … 35
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 42
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 42
4.2. Thực trạng phục hình răng mất 42
4.2.1. Tỷ lệ mất răng chung 42
4.2.2. Tình trạng phục hình các răng đã mất của người cao tuổi 43
4.3. Một số yếu tốt liên quan đến vấn đề phục hình răng mất 47
4.3.1. Trình độ văn hóa 47
4.3.2. Nghề nghiệp 47
4.3.3. Nơi làm phục hình 48
4.3.4. Thời gian sử dụng phục hình 48
KẾT LUẬN 50
5.1. Thực trạng phục hình răng mất của người cao tuổi 50
5.2. Một số yếu tố liên quan đến phục hình răng mất của người cao tuổi 50
KHUYẾN NGHỊ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2.1. Biến đổi sinh lý về hình thái, cấu trúc, chức năng ở một số
tổ chức 5
Bảng 1.3.1. Tình hình mất răng qua một số nghiên cứu trên thế giới 8
Bảng 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính 26
Bảng 3.2.1. Tỷ lệ mất răng ở các nhóm tuổi 26
Bảng 3.2.2 Tỷ lệ bệnh nhân đã phục hình 27
Bảng 3.2.3. Mức độ phục hình đúng mức răng đã mất trong số bệnh nhân
đã được phục hình 28
Bảng 3.2.4. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng hàm giả tháo lắp theo
các nhóm tuổi 31
Bảng 3.2.5. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng hàm tháo lắp từng
phần theo tuổi 31
Bảng 3.2.6. Tỷ lệ bệnh nhân theo từng loại phục hình cố định 32
Bảng 3.2.7. Tỷ lệ bệnh nhân đã có cầu răng trên răng thật theo
loại cầu và nhóm tuổi 33
Bảng 3.2.8. Tỷ lệ bệnh nhân đã có phục hình cố định theo
loại vật liệu và nhóm tuổi 34
Bảng 3.3.1. Mối liên quan giữa tỷ lệ mất răng và tỷ lệ phục hình với
yếu tố trình độ văn hóa 35
Bảng 3.3.2. Mối liên quan giữa tỷ lệ mất răng và tỷ lệ phục hình với
yếu tố nghề nghiệp 36
Bảng 3.3.3. Mối liên quan giữa nơi làm phục hình và
chất lượng của phục hình 37
Bảng 3.3.4. Mối liên quan giữa nơi làm phục hình và cảm nhận của
đối tượng về thẩm mỹ 38
Bảng 3.3.5. Mối liên quan giữa thời gian sử dụng phục hình và
cảm nhận của đối tượng về thẩm mỹ 40
Bảng 3.3.6. Mối liên quan giữa thời gian làm phục hình và cảm nhận của đối tượng về khả năng ăn nhai 41
Biểu đồ 3.2.1. Lý do chưa làm phục hình răng đã mất 28
Biểu đồ 3.2.2. Lý do phục hình răng mất chưa đúng mức 29
Biểu đồ 3.2.3 Tỷ lệ các phương pháp phục hình theo nhóm tuổi 30
Biểu đồ 3.3.1. Tỷ lệ nơi làm phục hình 37
Biểu đồ 3.3.2. Chất lượng phục hình theo thời gian 39
NCT: Người cao tuổi
WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế Thế giới CSSKRM: chăm sóc sức khỏe răng miệng