Thực trạng quản lý bệnh Đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Đông Hưng của tỉnh Thái Bình năm 2018
Thực trạng quản lý bệnh Đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Đông Hưng của tỉnh Thái Bình năm 2018.Những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự báo “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá, đặc biệt bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất”. Bệnh không lây đang gia tăng nhanh chóng ở các nước có thu nhập cao, nhưng còn nhanh hơn ở một số nước có thu nhập trung bình và thấp [1].
Sự phổ biến toàn cầu của bệnh ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ týp 2 đang trở thành mối lo ngại lớn đối với tất cả các quốc gia. Gánh nặng bệnh tật do ĐTĐ đang đè nặng lên không chỉ ngành y tế mà còn tác động đến cả nền kinh tế và toàn xã hội. Theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2015 trên thế giới có hơn 415 triệu người từ 20 – 79 tuổi mắc bệnh ĐTĐ và ước tính sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. Năm 2015, ĐTĐ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến 5 triệu ca tử vong trên toàn cầu. Hàng năm, chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người ĐTĐ chiếm tới 5 – 10% tổng ngân sách y tế của mỗi quốc gia, trong đó chủ yếu cho điều trị biến chứng [2], [3].
Xu hướng bệnh tật ở Việt Nam không nằm ngoài quy luật chung của thế giới. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch dịch tễ học với gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh ĐTĐ đang có xu hướng ngày càng tăng lên [4]. Năm 1990, Tạ Văn Bình nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 1,2% và đã tăng lên 4% vào năm 2001 [5]. Điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho thấy sau 10 năm (2002 – 2012) tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc đã tăng thêm 200% từ 2,7% lên 5,42% [6].
Mặc dù tình trạng phổ biến và gánh nặng của đái tháo đường là rất lớn, nhưng gần một nửa (46,5%) người mắc đái tháo đường không được chẩn đoán (theo báo cáo của IDF). Hầu hết những trường hợp này là đái tháo đường týp 2. Trong số những người bệnh đái tháo đường được phát hiện, khoảng 50% số người bệnh không được tiếp cận tới điều trị, trong số người được điều trị, có khoảng 50% người bệnh không được điều trị hiệu quả.
Trước sự gia tăng về tỷ lệ mắc bệnh và gánh nặng của đái tháo đường, đòi hỏi các bác sĩ phải nắm chắc kiến thức, bao gồm dự phòng, chẩn đoán và điều trị ĐTĐ, để không chỉ quản lý tốt người bệnh mà còn làm giảm tác động về sức khoẻ công cộng của bệnh và các biến chứng của nó đối với xã hội. Thực tế cho thấy hiện nay trong thực hành lâm sàng, nhiều bệnh nhân ĐTĐ vẫn không đạt được mục tiêu điều trị theo như hướng dẫn về đái tháo đường.Điều này đặt ra câu hỏi về kiến thức của các bác sỹ trong điều trị ĐTĐ ở nước ta hiện nay như thế nào?
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Miền Bắc Việt Nam. Hệ thống y tế của Thái Bình cũng có các đặc điểm tương đồng với nhiều địa phương khác, đã sát nhập 4 trung tâm y tế dự phòng tỉnh thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình. Tại tuyến huyện, vẫn còn sự chồng chéo chức năng khi trung tâm y tế dự phòng vẫn tồn tại bên cạnh bệnh viện huyện. Hoạt động phát hiện, điều trị ĐTĐ diễn ra chủ yếu ở bệnh viện, trong khi hệ thống dự phòng vẫn thụ động trong quản lý các bệnh không lây nhiễm, trong đó có ĐTĐ. Câu hỏi đặt ra với Sở Y tế Thái Bình là thực trạng quản lý ĐTĐ ở bệnh viện huyện như thế nào để có cắn cứ tích hợp quản lý bệnh không lây nhiễm giữa hoạt động dự phòng và điều trị.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng quản lý bệnh Đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Đông Hưng của tỉnh Thái Bình năm 2018” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng quản lý người bệnh Đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, tỉnh Thái Bình năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến diều trị ngoại trú bệnh đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
HÌNH, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái niệm 3
1.1.1. Đái tháo đường 3
1.1.2. Quản lý bệnh Đái tháo đường 3
1.2. Tổng quan về Đái tháo đường 3
1.2.1. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường 3
1.2.2. Phân loại đái tháo đường 5
1.2.3. Biến chứng của bệnh đái tháo đường 6
1.2.4. Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường 7
1.2.5. Điều trị Đái Tháo đường týp 2 10
1.2.6. Phòng bệnh đái tháo đường 12
1.3. Tình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam 13
1.3.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới 13
1.3.2. Tình hình bệnh đái tháo đường tại Việt Nam 14
1.4. Địa điểm nghiên cứu 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Địa điểm nghiên cứu 17
2.2. Thời gian nghiên cứu 17
2.3. Đối tượng nghiên cứu 17
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 17
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ 17
2.4. Thiết kế nghiên cứu 17
2.5. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 17
2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu 18
2.7. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin 20
2.7.1. Công cụ thu thập thông tin 20
2.7.2. Thu thập thông tin 20
2.7.3. Phương pháp và quy trình thu thập số liệu 20
2.8. Phân tích số liệu: 20
2.9. Đạo đức nghiên cứu 21
2.10. Hạn chế nghiên cứu 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Thực trạng quản lý bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Bệnh viện Đông Hưng 22
3.1.1. Thông tin của bệnh nhân có hồ sơ bệnh án nghiên cứu 22
3.1.2. Thực trạng chẩn đoán và theo dõi cận lâm sàng 24
3.1.3. Thực trạng điều trị 27
3.2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý Đái tháo đường tại BV Đông Hưng 30
3.2.1. Yếu tố liên quan đến chẩn đoán và cận lâm sàng 30
3.2.2. Yếu tố liên quan đến điều trị 39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51
4.1. Thông tin chung và thực trạng quản lý ĐTĐ tại Bệnh viện Đông Hưng 51
4.2. Các yếu tố liên quan đến quản lý đái tháo đường tại Bệnh viện Đông Hưng 56
KẾT LUẬN 60
KHUYẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán phân loại đái tháo đường theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) 2012 4
Bảng 1.2: Số người bệnh ĐTĐ tại 10 nước 11
Bảng 1.3: Số người bệnh ĐTĐ tại 10 nước 14
Bảng 1.4: Hệ thống y tế công lập Thái Bình 16
Bảng 2.1: Biến số và chỉ số nghiên cứu 18
Bảng 3.1: Thông tin chung của bệnh nhân có hồ sơ bệnh án nghiên cứu 22
Bảng 3.2: Bệnh nhân theo đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 23
Bảng 3.3: Chẩn đoán ĐTĐ của bệnh nhân có hồ sơ bệnh án nghiên cứu 24
Bảng 3.4: Tình trạng biến chứng/ bệnh đồng mắc 25
Bảng 3.5: Phân bố các bệnh đồng mắc 25
Bảng 3.6: Phân bố chỉ số xét nghiệm trong nhóm đối tượng nghiên cứu 27
Bảng 3.7: Phân bố số lần kê đơn theo tên biệt dược 28
Bảng 3.8: Liên quan giữa tuổi và chỉ định xét nghiệm chỉ số HbA1c trong nhóm đối tượng nghiên cứu 30
Bảng 3.9: Liên quan giữa giới tính và chỉ định xét nghiệm chỉ số HbA1c trong nhóm đối tượng nghiên cứu 31
Bảng 3.10: Liên quan giữa loại chẩn đoán ĐTĐ và chỉ định xét nghiệm chỉ số HbA1c trong nhóm đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 3.11: Liên quan giữa có THA nguyên phát và chỉ định xét nghiệm chỉ số HbA1c trong nhóm đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.12: Liên quan giữa tuổi và chỉ định xét nghiệm chỉ số Glucose lúc đói trong nhóm đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3.13: Liên quan giữa giới tính và chỉ định xét nghiệm chỉ số Glucose lúc đói trong nhóm đối tượng nghiên cứu 35
Bảng 3.14: Liên quan giữa loại chẩn đoán ĐTĐ và chỉ định xét nghiệm chỉ số Glucose lúc đói trong nhóm đối tượng nghiên cứu 36
Bảng 3.15: Liên quan giữa có THA nguyên phát và chỉ định xét nghiệm chỉ số Glucose lúc đói trong nhóm đối tượng nghiên cứu 37
Bảng 3.16: Liên quan chỉ định xét nghiệm HbA1C với chỉ định xét nghiệm Glucose lúc đói trong lần khám của đối tượng nghiên cứu 38
Bảng 3.17: Liên quan giữa thuốc điều trị ĐTĐ với nhóm tuổi 39
Bảng 3.18: Liên quan giữa thuốc điều trị ĐTĐ với giới tính 40
Bảng 3.19: Liên quan giữa thuốc điều trị ĐTĐ với bệnh chẩn đoán 41
Bảng 3.20: Liên quan giữa thuốc điều trị ĐTĐ với tăng huyết áp 42
Bảng 3.21: Liên quan giữa dùng kháng sinh với nhóm tuổi 43
Bảng 3.22: Liên quan giữa dùng kháng sinh với giới tính 44
Bảng 3.23: Liên quan giữa dùng kháng sinh với bệnh chẩn đoán 45
Bảng 3.24: Liên quan giữa dùng kháng sinh với tăng huyết áp 46
Bảng 3.25: Liên quan giữa dùng vitamin với nhóm tuổi 47
Bảng 3.26: Liên quan giữa dùng vitamin với giới tính 48
Bảng 3.27: Liên quan giữa dùng vitamin với bệnh chẩn đoán 48
Bảng 3.28: Liên quan giữa dùng vitamin với tăng huyết áp 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hanson MA và Gluckman PD (2015), “Developmental origins of health and disease – Global public health implications”, Best Practice and Research Clinical Obstetrics Gynaecology, 29(1), tr. 24-31.
2. International Diabetes Federation (2015), IDF Diabetes Atlas – 7th edition.
3. Tạ Văn Bình (2007), “Làm gì để phòng chống bệnh Đái tháo đường và biến chứng”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Narain, J.P., R. Garg và các cộng sự. (2011), “Non-communicable diseases in the South-East Asia region: burden, strategies and opportunities”, The national medical journal of India, 24(5), tr. 280-287.
5. Tạ Văn Bình (2006 ), “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Nguyễn Vinh Quang và Lê Phong (2013), “Báo cáo kết quả sơ bộ hoạt động điều tra lập bản đồ dịch tễ học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012”, Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia hoạt động phòng chống các rối loạn thiếu i ốt, tr. 1-29.
7. World Health Ozganization Diabetes, truy cập ngày 10/12/2015, tại trang web http://www.who.int/diabetes/en/.
8. Mai Thế Trạch (2007), “Biến chứng mạn tính, điều trị bệnh đái tháo đường”, Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học.
9. Bộ Y tế (2011), Quyết định số 3260/QĐ-BYT ngày 9 tháng 9 năm 2011, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2.
10. American Diabetes Association (2012), “Executive Summary: Standards of Medical Care in Diabetes 2012”, Diabetes Care, 35, tr. 1.
11. International Diabetes Federation 2011 Global diabetes action plan 2011-2021, truy cập ngày 10/12/2015, tại trang web http://www.idf.org/sites/default/files/Global_Diabetes_Plan_Final.pdf.
12. Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus (2014), Diabetes care, 37, tr. 2442-2450.
13. Đại học Y Hà Nội – Các bộ môn nội (2012), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
14. The Expert Committee on the Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus (2003), “Report of the Expert Committee on the Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus”, Diabetes care, 26 (1), tr. 5-20.
15. The global diabetes community Prediabetes (Borderline Diabetes), truy cập ngày 15/12/2015, tại trang web http://www.diabetes.co.uk/pre-diabetes.html.
16. Tạ Văn Bình (2004 ), “Phòng và quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. International Diabetes Federation (2013), IDF Diabetes Atlas – 6th edition.
18. International Diabetes Federation Complications of Diabetes, truy cập ngày 20/1/2016, tại trang web http://www.idf.org/complications-diabetes.
19. Bộ Y tế (2006), “Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khỏe ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
20. Tạ Văn Bình (2008), Điều tra đái tháo đường toàn quốc năm 2008, Hội nghị khoa học hội dinh dưỡng Việt nam lần thứ 4, Viện nội tiết Trung ương
21. Thái Hồng Quang (2001), “Bệnh của tuyến tụy”, Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 218-278.
22. Trần Minh Long (2011), Mô tả một số yếu tố liên quan đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi từ 30-69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
23. Tạ Văn Bình (2008), “Bệnh đái tháo đường – Tăng glucose máu nguyên lý và nền tảng”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
24. Tạ Văn Bình và cs (2002), “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ tại khu vực nội thành của 4 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
25. Nguyễn Vinh Quang (2007), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 và hiệu quả của biện pháp can thiệp cộng đồng tại Nam Định, Thái Bình (2002 – 2004), Luận văn Tiến sỹ Y học, Học Viện Quân Y.
26. Nguyễn Thành Lâm (2012), Nghiên cứu thực trạng tiền đái tháo đường và đái tháo đường týp 2 ở nhóm người có nguy cơ tại Ninh Bình năm 2012, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
27. AlEssa H, Bhupathiraju S, Malik V và các cộng sự. (2015), “Carbohydrate quality measured using multiple quality metrics is negatively associated with type 2 diabetes”, Circulation, 131, tr. A20.
28. Sun Q, Spiegelman D và Van Dam RM (2010), “White rice, brown rice, and risk of type 2 diabetes in US men and women”, Archives of Internal Medicine, 170, tr. 961-969.
29. InDependent Diabetes Trust (2013), Diabetes, Stress, Anxiety and Depression, truy cập ngày 20/12/2015, tại trang web http://www.iddt.org/wp-content/uploads/2011/10/Stress-Anxiety-Depression.pdf.
30. “Knowledge of diabetes and hypertension care among health care workers in southwest Nigeria” (2009), Postgrad Med, 121(1), tr. 173-7.
31. M. Niroomand, S. N. Ghasemi và H. Karimi-Sari (2017), “Knowledge, Attitude, and Practice of Iranian Internists Regarding Diabetes: A Cross Sectional Study”, 41(3), tr. 179-186.
32. Okeoghene Anthonia Ogbera, Olufunke Adeyeye, Ifedayo Adeola Odeniyi và các cộng sự. (2013), “Knowledge of diabetes mellitus in tuberculosis amongst healthcare workers in Nigeria”, Indian Journal of Endocrinology and Metabolism, 17(4), tr. 704-708.
33. Valentine Odili và I. Eke (2011), Knowledge of Diabetes Mellitus among Registered Nurses in Benin City, Vol. 3.
34. Stark Casagrande S, Fradkin JE, Saydah SH, Rust KF, Cowie CC (2013). The prevalence of meeting A1C, blood pressure, and LDL goals among people with diabetes, 1988-2010. Diabetes Care, 36(8):2271-2279.
35. Duckworth, W., Abraira, C., Moritz, T., Reda, D., Emanuele, N., Reaven, P. D., … Huang, G. D. (2009). “Glucose Control and Vascular Complications in Veterans with Type 2 Diabetes”. New England Journal of Medicine, 360(2), 129-139.
36. CDC (2017). “National Diabetes Statistics Report, 2017 Estimates of Diabetes and Its Burden in the United States”. National Diabetes Statistics Report, 2017
37. Chen Roujun, Yi Yanhua, Li Bixun (2016). “High prevalence of diabetes mellitus and impaired glucose tolerance in liver cancer patients: A hospital based study of 4610 patients with benign tumors or specific cancers [ version 1; referees: 2 approved]”. F1000Research 2016,5:1397 Last updated: 23 AUG 2016.
38. Massimo Volpe, Allegra, Carmine Savoia, Giuliano Tocci (2015). “Understanding and treating hypertension in diabetic populations”. Cardiovasc Diagn Ther. 2015 Oct; 5(5): 353-363.
39. Minh Phương (2018). “Tỷ lệ đái tháo đường và giảm dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng huyết áp”
40. Nguyễn Thành Long . “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tình trạng tiền đái tháo đường ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện quân y 120”. Bệnh viện quân y 120 – Cục Hậu cần – Quân khu 9
41. Darshan S Khangura, M.D, Muhammad Waqar Salam, Stephen A Brietzke, M.D., and James R Sowers, M.D (2018). “Hypertension in Diabetes”. Bookshelf ID: NBK279027
42. Bernard M.Y.Cheung and Chao Li (2012), “Diabetes and Hypertension: Is There a Common Metabolic Pathway?”. Curr Atheroscler Rep. 2012 Apr; 14(2): 160-166.
43. Guido Lastra, Sofia Syed, L. Romayne Kurukulasuriya, Camila Manrique, and James R. Sowers (2013). “Type 2 diabetes mellitus and hypertension: An update”. Endocrinol Metab Clin North Am. 2014 Mar; 43(1): 103-122.
44. Loh TP, Tan KM, Saw S, Sethi SK (2011). Glycated haemoglobin: what is the diagnostic yield at shortened testing intervals? Diabetes Res Clin Pract. 2011 Nov;94(2):e40-e42.
45. Phan TL, Hossain J, Lawless S, Werk LN (2014). Quarterly visits with glycated hemoglobin monitoring: the sweet spot for glycemic control in youth with type 1 diabetes. Diabetes Care. 2014 Feb;37(2):341-345.