THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Hoàng Văn Hùng1, Nguyễn Thị Minh2, Đàm Khải Hoàn2
1 CDC tỉnh Tuyên Quang
2 Đại học Y Dược Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh tăng huyết áp (THA) đang là một trong những thách thức lớn đối với sức khoẻ cộng đồng trên toàn cầu hiện nay, không chỉ cho các quốc gia phát triển mà còn cho cả các quốc gia đang phát triển. Dù tỷ lệ điều trị THA đã gia tăng nhưng vẫn còn số lượng lớn bệnh nhân được điều trị nhưng chưa được kiểm soát tốt huyết áp. Nghiên cứu được tiến hành trên 495 người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ người được quản lý THA tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang là 33,3% (trong đó tỷ lệ quản lý THA ở Trạm Y tế xã là 73,5%, tại các cở sở y tế khác là 26,5%). Chương trình phòng chống THA chưa thực sự có hiệu quả. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ trong mạng lưới y tế tuyến cơ sở và hoạt động của nhân viên Y tế thôn bản còn hạn chế. Nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, kiến thức, thái độ và tuân thủ điều trị THA là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng quản lý điều trị tăng huyết áp.

Bệnh tăng huyết áp (THA) đang là một trong những  thách  thức  lớn  đối  với  sức  khoẻ  cộng đồng trên toàn cầu hiện nay, không chỉ cho các quốc gia phát triển mà còn cho cả các quốc gia đang phát triển [7].Theo số liệu điều tra tại Việt Nam năm 2015 cho  thấy  tỷ  lệ  THA  được  phát  hiện  là  60,9%, trong  đó  92,8%  được  điều  trị  nhưng  chỉ có 31,3%  bệnh  nhân  kiểm  soát  được  huyết  áp. Thực trạng này cho thấy vẫn còn một tỷ lệ lớn THA chưa được phát hiện trong cộng đồng. Dù tỷ lệ điều trị THA đã gia tăng nhưng vẫn còn số lượng lớn bệnh nhân được điều trị nhưng chưa được kiểm soát tốt huyết áp [6].Tỉnh  Tuyên  Quang  hiện  có  121/138  (88%) Trạm Y tế (TYT) xã có bác sỹ, 100% TYT đăng ký khám chữa bệnh cho đối tượng có thẻ BHYT. Đây là những điều kiện thuận lợi để triển khai quản lý THA tại TYT xã. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn, nên công tác quản lý THA ở cộng đồng còn hạn chế. Vậy thực trạng bệnh nhân THA được quản  lý  tại  cộng  đồng  tỉnh  Tuyên  Quang  hiện nay như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả quản lý THA tại cộng đồng? Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với 2 mục tiêu sau:1. Đánh giá thực trạng quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởngđến kết quả  quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu  -Đối  tượng  nghiên  cứu  định  lượng: Người trưởng thành từ 40tuổitrở lên -Đối tượng nghiên cứu định tính:CBYT theo dõi chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm  tại  CDC  tỉnh,  TTYT  huyện,  TYT  xã.  Đại diện chính quyền, đoàn thể xã. Sổ sách báo cáo liên quan đến chương trình phòng chống THA.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng huyết áp, quản lý, cộng đồng, yếu tố ảnh hưởng

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2020), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chương trình mục tiêu Y tế – Dân số giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội. 
2. Nguyễn Kim Kế (2013), Nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã Hưng Yên, Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. 
3. Nguyễn Thị Quyên (2019), “Thực trạng quản lý điều trị tăng huyết áp ngoại trú của người dân huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái năm 2016”, Tạp chí Nghiên cứu y học, 119 (3), tr. 119-133. 
4. Đinh Văn Thành (2015), Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học Y dược Thái Nguyên. 
5. Thủ tướng chính phủ (2015), Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015 – 2025, Hà Nội. 
6. Nguyễn Lân Việt (2016), Báo cáo điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015-2016, Hà Nội. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment