Thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường týp 2 tại phòng khám bệnh viện Chí Linh 2013

Thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường týp 2 tại phòng khám bệnh viện Chí Linh 2013

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường týp 2 tại phòng khám bệnh viện Chí Linh 2013/ Hoàng Ngọc Lân. 2014.Từ những năm 90 của thế kỷ 20, các chuyên gia y tế đã dự báo “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh rối loạn chuyển hóa”.Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính, phổ biến, dễ mắc phải và điều trị tốn kém. Đái tháo đường ảnh hưởng đến hàng triệu người, cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi và trình độ. Đái tháo đường đang trở thành gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phổ biến và các hậu quả nặng nề của nó. Gánh nặng bệnh nhân đái tháo đường đang tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Theo nghiên cứu về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2004 và theo Sarah Wild và CS [61], tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở các nhóm tuổi trên toàn thế giới là 2,8% vào năm 2000 và ước tính là 4,4% vào năm 2030. Tổng số người bị bệnh đái tháo đường tăng từ 171 triệu người trong năm 2000, dự kiến lên 366 triệu người vào năm 2030. Bệnh đái tháo đường nếu phát hiện muộn hoặc kiểm soát kém sẽ gây ra các biến chứng cấp và mạn tính, làm ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh.

Khi mà các quốc gia trên thế giới đang mải tập trung đối phó với dịch cúm gà và căn bệnh HIV/AIDS, bệnh tiểu đường “ung dung” phá hủy ngầm. “Nó thực sự đã lọt qua khỏi tầm kiểm soát”, giáo sư Paul Zimmet, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường của WHO cho biết: “Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở châu Á hiện nay đã vượt xa châu Âu, nơi vốn được xem là ổ bệnh.

Việt Nam không phải là nước có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao, nhưng là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh nhất thế giới. Đái tháo đường phát hiện muộn trong cộng đồng cao, chiếm 64,5%. Thường khi phát hiện khoảng 20% bệnh nhân đã có tổn thương thận, 8% có tổn thương võng mạc, 9% có tổn thương thần kinh và 50% đã có bệnh tim mạch [8].

Đối với người bệnh đái tháo đường, việc nâng cao chất lượng điều trị, dự phòng biến chứng ; phục hồi chức năng; nâng cao chất lượng tư vấn cho người bệnh là rất quan trọng. Để đạt được điều này, đòi hỏi công tác quản lý bệnh đái tháo đường phải ngày càng được cải thiện [3].

Cortez Dias N. và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 16.856 người có tuổi trung bình là 58,1 +15,1 tại Bồ Đào Nha, với 3.215 người mắc bệnh đái tháo đường. Kết quả cho thấy việc kiểm soát bệnh đái tháo đường có tác động mạnh tới nguy cơ biến chứng lâu dài. Cứ tăng 1% HbA 1C thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tăng 18%, nguy cơ tử vong tăng 12-14% và nguy cơ bị bệnh võng mạc hoặc suy thận tăng 37%. Việc quản lý bệnh đái tháo đường có thể và nên được cải thiện, vì 9,8% số người bệnh không được điều trị và 48,3% không được kiểm soát bệnh [36].

Nguyễn Vinh Quang và cộng sự (2006) tìm hiểu thực trạng quản lý bệnh đái tháo đường tại Nam Định và Thái bình thấy việc quản lý và điều trị đái tháo đường ở 2 tỉnh này chưa tốt: 65,06% có kiểm soát đường huyết kém khi đói, 54,22% số người bệnh đang điều trị có tăng huyết áp.

Bệnh đái tháo đường vẫn đang là vấn đề thời sự của cộng đồng. Tại thị xã Chí Linh, trong những năm gần đây tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường ngày một gia tăng. Trong khi việc quản lý, theo dõi, điều trị người bệnh còn hạn chế.Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường týp 2 tại phòng khám bệnh viện Chí Linh 2013” với mục tiêu như sau:

1. Mô tả thực trạng quản lý bệnh đái tháo đường týp 2 tại Phòng khám Bệnh viện Chí Linh Hải Dương năm 2013.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến công tác quản lý bệnh đái tháo đường týp 2 tại Phòng khám Bệnh viện Chí Linh Hải Dương năm 2013. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường týp 2 tại phòng khám bệnh viện Chí Linh 2013

TIẾNG VIỆT

1. Tạ Văn Bình (2007), “Làm gì để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng”, Nhà xuất bản Y học, tr.79-195.

2. Tạ VănBình (2006), “Bệnh đái tháo đường – tăng glucose máu”, Nhà xuất bản Y học, tr.14-24, 304-311.

3. Tạ Văn Bình (2003), “Thực hành quản lý và điều trị bệnh đái tháo đường”, Nhà xuất bản Y học, tr.7-10, 28-48.

4. Tạ Văn Bình (2001), “Tình hình chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á”, Tạp chí Y học thực hành, 405(11), tr 32-35.

5. Nguyễn Huy Cường (2010), “Bệnh đái tháo đường”, Truy cập ngày

30/10/2010, http: //daithaoduong.net/index.php?option=com-

content&view= article&id=50&Itemid=60

6. Bế Thu Hà (2009), “Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ y học, trường đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

7. Nguyễn Thị Ngọc Hân, Đặng Bích Thuỷ, Vũ Đình Triển và cộng sự (2010), “Đánh giá hiệu qủa kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp II điều trị tại trung tâm y tế dự phòng Thái Bình”, tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 6(1), tr.65-70.

8. Huy Hoàng, “Biến chứng của bệnh đái tháo đường”, trang web của Sở Y tế Khánh Hoà, tuy cập ngày

9. Vũ Thị Tuyết Mai (2011), “Thực trạng công tác quản lý điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 tại Trung tâm y tế thị xã Chí Linh năm 2011 ”, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường đại học y tế Công cộng Hà Nội.

10. Thái Hồng Quang (2001), “ Bệnh đái tháo đường”, Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 257- 258.

11. Nguyễn Vinh Quang, Đoàn Huy Hậu, Tạ Văn Bình (2006), “Tình hình bệnh đái tháo đường và thực trạng quản lý bệnh nhân này ở Nam Định, Thái Bình năm 2003” , Nội tiết và các rối loạn tiêu hoá, (15+16), tr. 1-9.

12. Đỗ Trung Quân ( 2006), “Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị”, Nhà Xuất bản Y học, tr. 11, 26-301.

13. Nguyễn Văn Quýnh (2004), “Một số đặc điểm bệnh đái tháo đường týp 2 mới phát hiện, điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 29(3), tr. 89-92

14. Quyết định của Thủ Tướng chính phủ số 09/2011/ QĐ- TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015.

15. Nguyễn Minh Sang và CS (2007), “Thực trạng kiểm soát đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhập viện điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai”, tạp chí nghiên cứu Y học, Phụ trương 53(5), tr 17-23.

16. Đỗ Thoa (2009), “Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt nam, truy cập ngày 30/10/2010, http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx7cn

id= 362574&CO id=30087.

17. Hoàng Kim Ước (2008), “Bệnh đái tháo đường và những điều cần lưu ý trong quản lý bệnh nhân”. Thầy thuốc Việt Nam, (10), tr. 55-56.

18. Phạm Thắng (2010), “Nghiên cứu rối loạn nhận thức ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trên 60 tuổi”. Tạp chí YDược học quân sự, 18(5)

19. Nguyễn Huy Thông và CS (2011), “Biến đổi nồng đồ Testosterone trên bệnh nhân đái tháo đường”. Tạp chí YDược học quân sự, 13(3).

20. Trịnh Xuân Tráng (2011), “Đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa Thân-Nội tiết bệnh viên đa khoa Thái Nguyên”. Tạp chí YDược học quân sự, 31(5).

21. Nguyễn Thị Kim Thủy (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nguy cơ tim mạch đến chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”. Tạp chí Y Dược học quân sự, 1(7).

22. Mai Văn Điển và CS (2011), “Tỷ lệ biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 mới phát hiện tại bệnh viện nhân dân 115”. Tạp chí YDược học quân sự, 13(7).

23. Phạm Văn Thùy và CS (2013), “Kết quả quản lý, điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện tuyến huyện, tỉnh Thái Bình”.

Tạp chí Y học thực hành, 6(874).

24. Vũ Bích Nga và CS (2013), “Rối loạn dung nạp Glucose ở những người có yếu tố nguy cơ đái tháo đường”. Tạp chí Y học thực hành, 6(872)

Mục Lục Thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường týp 2 tại phòng khám bệnh viện Chí Linh 2013

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường … 3

1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường 3

1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường 3

1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường 4

1.2. Biến chứng và phòng chống biến chứng bệnh đái tháo đường 5

1.2.1. Biến chứng bệnh đái tháo đường 5

1.2.2. Phòng chống biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường 11

1.3. Điều trị và quản lý điều trị bệnh đái tháo đường 12

1.3.1. Điều trị đúng – phương pháp dự phòng tích cực nhất cho bệnh

nhân đái tháo đường týp 2 12

1.3.2. Quản lý điều trị người bệnh đái tháo đường týp 2 13

1.4. Lịch theo dõi và các chỉ tiêu cần đánh giá của người bệnh đái tháo đường 15

1.4.1. Theo dõi thường quy 15

1.4.2. Những chỉ định theo dõi đột xuất 16

1.5. Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam .. 16

1.5.1. Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường trên thế giới 16

1.5.2. Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam 19

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 22

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 22

2.1.2.  Địa điểm tiến hành nghiên cứu 22

2.1.3.  Thời gian tiến hành nghiên cứu 22

2.2. Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22

2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 22

2.2.3. Công cụ và phương pháp/ tổ chức thu thập số liệu 23 

2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu 25

2.3. Tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý bệnh đái tháo đường týp 2 trong

nghiên cứu 28

2.4. Sai số và biện pháp khắc phục 29

2.5. Xử lý và phân tích số liệu 29

2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 30

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

3.1. Thực trạng quản lý bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Phòng khám

Bệnh viện Chí Linh Hải Dương năm 2013 31

3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 31

3.1.2. Thực trạng quản lý bệnh đái tháo đường týp 2 35

3.1.3. Một số đặc điểm của người bệnh liên quan với bệnh đái tháo đường 36

3.2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý đái tháo đường týp 2 tại Phòng

khám Bệnh viện Chí Linh Hải Dương năm 2013 42

3.2.1. Kết quả định lượng 42

3.2.2. Kết quả của một số cuộc khảo sát định tính 47

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 50

4.1. Thực trạng quản lý bệnh ĐTĐ týp 2 tại Phòng khám Bệnh viện Chí Linh Hải Dương năm 2013 50

4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Phòng

khám bệnh viện Chí Linh 50

4.1.2. Tỷ lệ quản lý tốt bệnh nhân đái tháo đường týp 2 51

4.1.3. Một số chỉ số đánh giá cơ bản liên quan đến đái tháo đường týp 2.. 53

4.2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường týp 2 tại

Phòng khám Bệnh viện Chí Linh Hải Dương năm 2013 55

KẾT LUẬN 65

KIẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân đái tháo đường theo tuổi và giới 31

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân đái tháo đường theo nghề nghiệp 32

Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân đái tháo đường theo trình độ học vấn 33

Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường theo đặc điểm kinh tế hộ gia đình

và tình trạng sống 34

Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường quản lý tốt theo giới 35

Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường theo nhóm tuổi và thời gian

mắc bệnh 36

Bảng 3.7. Kết quả đo/xét nghiệm một số chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường …. 37

Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng bệnh theo thời gian

mắc bệnh 38

Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn về tiền sử và một số thói quen của bệnh nhân …. 39 Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân đái tháo đường theo nguyên nhân trở ngại khi

đi kiểm tra bệnh 40

Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân biết về bệnh đái tháo đường qua các nguồn thông tin41 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa quản lý đái tháo đường với tuổi bệnh nhân .. 42

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa giới với quản lý đái tháo đường 43

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với quản lý đái tháo đường 43

Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với quản lý đái tháo đường 44

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình đái tháo đường với quản lý đái

tháo đường 44

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thói quen uống bia, rượu với quản lý đái tháo đường. 45 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá, thuốc lào với quản lý

đái tháo đường 46

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa việc khám sức khỏe hàng năm với quản lý đái tháo đường 46

Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân đái tháo đường theo nghề nghiệp 33

Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân đái tháo đường theo trình độ học vấn 34

Hình 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường được quản lý tốt 35

 

 

Leave a Comment