THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CHOLESTEROL MÁU Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH THỪA CÂN BÉO PHÌ ĐỘ TUỔI TỪ 40 ĐẾN 60 TUỔI

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CHOLESTEROL MÁU Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH THỪA CÂN BÉO PHÌ ĐỘ TUỔI TỪ 40 ĐẾN 60 TUỔI

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CHOLESTEROL MÁU Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH THỪA CÂN BÉO PHÌ ĐỘ TUỔI TỪ 40 ĐẾN 60 TUỔI
Trương Hồng Sơn1, Lưu Liên Hương1, Lê Việt Anh1, Lê Minh Khánh1, Phạm Hồng Ngọc1
1 Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm về tình trạng rối loạn lipid máu ở người trưởng thành thừa cân béo phì độ tuổi 40-60 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 103 người trưởng thành thừa cân béo phì tại Hà Nội, độ tuổi 40-60 tuổi. Kết quả: tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người trưởng thành thừa cân béo phì là rất cao: tỷ lệ tăng cholesterol máu ở người trưởng thành thừa cân béo phì là là 45,6%, tăng LDL-C là 50,5%, tăng triglyceride là 34%, tỷ lệ giảm HDL-C là 50,5%. Tỷ lệ người thừa cân béo phì mắc ít nhất 1 rối loạn về lipid máu là 71,8%. Các rối loạn lipid máu thường gặp nhất ở nhóm người trưởng thành thừa cân béo phì 40-60 tuổi là giảm HDL-C và tăng LDL-C.

Theo  Tổ  chức  Y  tế  thế  giới,  tại  Việt  Nam,  các bệnh tim mạch chịu trách nhiệm cho 31% tổng số  ca  tử  vong  trong  năm  2016;  trong  đó  các nguyên nhân tử vong hàng đầu đến từ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Tình trạng tăng cholesterol máu là một rối loạn chiếm tỷ lệ rất cao (38,9%), và  tăng  cholesterol  máu –đặc  biệt  là  tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) là một yếu tố nguy  cơ  quan  trọng  trong  phát  triển  cácbệnh tim mạch. Thừa  cân  béo  phì  đang  dần  trở  thành  một vấn  đề  sức  khoẻ  trên  toàn  thế  giới.  Việt  Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới có tỷ lệ người thừa cân béo phì đang gia tăng liên tục và do đó, các biến chứng đi kèm thừa cân béo phì theo được dự đoán cũng sẽ gia tăng. Thừa cân béo phì cũng được cho là  yếu tố  nguy  cơ chính của bệnh tim mạch thông qua các yếu tố nguy cơ như làm tăng triglyceride huyết tương khi  đói,  tăng  LDL-C,  giảm  HDL-C,  tăng  đường huyết và tăng huyết áp.Nghiên cứu này tập trung mô tả tình trạng rối loạn  lipid  máu  ở  người  trưởng  thành  thừa  cân béo phì 30-60 tuổi tại Hà Nội.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, tăng lipid máu, tăng cholesterol

Tài liệu tham khảo
1. World Health Organization Western Pacific (WPRO) và International Diabetes Institute (IDI) (2000). The Asia – Pacific perspective: Redefining obesity and its treatment. 
2. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch. 
3. Huỳnh Ngọc Linh, Nguyễn Thanh Trung và cộng sự (2016). Đặc điểm rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan ở người từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau năm 2015. Tạp chí Y học dự phòng, 4 (177), 
4. Võ Thanh Thư (2005). KHẢO SÁT RỐI LOẠN LIPID, LIPOPROTEIN MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH, 
5. Kwagyan, J., T.M. Retta và cộng sự (2015). Obesity and Cardiovascular Diseases in a High-Risk Population: Evidence-Based Approach to CHD Risk Reduction. Ethn Dis, 25 (2), 208-213. 
6. Zhang, L., W.H. Zhang và cộng sự (2011). Prevalence of overweight/obesity and its associations with hypertension, diabetes, dyslipidemia, and metabolic syndrome: a survey in the suburban area of Beijing, 2007. Obes Facts, 4 (4), 284-289. 
7. Tolonen H, Keil U và cộng sự (2005). Prevalent aweness and treatment of hypercholessterolaemia in 32 populations: results from the WHO MONICA Project. Int J Epidemiol, 34 (1), 181-192. 
8. Đỗ Đình Xuân và Trần Văn Long (2009). khảo sát tình trạng rối loạn lipid máu ở nhóm người trên 40 tuổi tại một số tỉnh thuộc đồng bằng bắc bộ. Tạp chí Y học thực hành, 5, 44-46. 
9. Ezeh, K.J. và O. Ezeudemba (2021). Hyperlipidemia: A Review of the Novel Methods for the Management of Lipids. Cureus, 13 (7), e16412 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment