THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN BỆNH VIỆN TUYẾN QUẬN HUYỆN TẠI HẢI PHÒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN BỆNH VIỆN TUYẾN QUẬN HUYỆN TẠI HẢI PHÒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN BỆNH VIỆN TUYẾN QUẬN HUYỆN TẠI HẢI PHÒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP.Rối loạn cơ xương là một vấn đề sức khỏe nghề nghiệp phổ biến và ngày càng gia tăng ở người lao động trên thế giới. Nó đề cập đến các rối loạn liên quan đến bộ máy vận động như hệ thống cơ, gân, xương, sụn, dây chằng, hệ thống mạch máu và thần kinh, các tổ chức và mô mềm khác xung quanh khớp [96]. Rối loạn cơ xương liên quan đến nghề nghiệp bao gồm tất cả các rối loạn được gây ra hoặc làm nặng thêm bởi đặc điểm công việc và các điều kiện làm việc liên quan [68].
Những rối loạn này rất phổ biến ở người lao động trên toàn thế giới. Ở châu Âu, rối loạn cơ xương chiếm một phần lớn trong các vấn đề sức khỏe mà người lao động gặp phải [68]. Theo khảo sát về điều kiện làm việc ở châu Âu lần thứ 6, rối loạn cơ xương là một trong những vấn đề sức khỏe được báo cáo nhiều nhất trên người lao động: đau lưng (43%), đau cơ ở cổ hoặc chi trên (42%) và đau cơ ở hông hoặc chi dưới (29%) [109]. Rối loạn cơ xương không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hiệu suất của người lao động mà chúng còn tạo ra những gánh nặng lớn cho hệ thống y tế và xã hội [50], [112].

Về khía cạnh nghề nghiệp, rối loạn cơ xương là vấn đề sức khỏe nghề nghiệp thường gặp nhất trên các nhân viên y tế trên thế giới, đặc biệt là ở các điều dưỡng viên [42]. Một nghiên cứu tổng hợp gần đây của Soylar và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn cơ xương của điều dưỡng viên trong vòng 12 tháng qua dao động trong khoảng từ 33,0% đến 88,0% và rối loạn cơ xương liên quan đến nghề nghiệp có liên quan đến nhiều yếu tố như đặc điểm dân số xã hội học cũng như các yếu tố liên quan đến tư thế lao động không hợp lý, yếu tố tâm lý và tổ chức công việc [130].
Ở nước ta, các bệnh nghề nghiệp và công tác dự phòng các bệnh nghề nghiệp ngày càng được quan tâm. Hiện danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm của nước ta đã tăng lên 34 bệnh [2], kèm theo các tài liệu và thông tư hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp [3], [4], [11]. Nhiều chương trình2 dự phòng bệnh nghề nghiệp đã được triển khai tại các môi trường lao động khác nhau, trong đó có môi trường y tế. Tuy nhiên rối loạn cơ xương hiện nay chưa được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp dù một số đánh giá cho thấy các rối loạn này rất phổ biến trong một số loại hình lao động [22], [24], [17], [33]. Chúng ta chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng rối loạn cơ xương trên người lao động trong ngành y tế. Kết quả gần đây của nhóm nghiên cứu của
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cùng với các chuyên gia của Đại học Laval (Canada) cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn cơ xương trên điều dưỡng viên tại bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng trong 12 tháng qua lên tới 81% [33] và rất nhiều các yếu tố nghề nghiệp có thể tác động lên các rối loạn này [32]. Điều này chứng tỏ vấn đề rối loạn cơ xương trên điều dưỡng viên nước ta có thể là rất lớn. Tuy nhiên bệnh viện Việt Tiệp là một bệnh viện tuyến tỉnh lớn nhất của Hải Phòng, áp lực số lượng và mức độ bệnh nhân nặng là tương đối cao. Câu hỏi của chúng tôi là thực trạng vấn đề rối loạn cơ xương trên điều dưỡng ở các tuyến chăm sóc khác, đặc biệt là tuyến huyện là như thế nào, tác động của chúng lên cuộc sống và công việc của những điều dưỡng đó ra sao, kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về rối loạn cơ xương ở mức độ nào, và can thiệp nào trong điều kiện của nước ta có thể có hiệu quả để giúp dự phòng các rối loạn này trên điều dưỡng viên? Từ những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc rối loạn cơ xương và ảnh hưởng của chúng lên đời sống và công việc hằng ngày của điều dưỡng viên đang công tác tại các bệnh viện tuyến quận/huyện của Hải Phòng năm 2017.
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến mắc rối loạn cơ xương trên điều dưỡng viên tại các cơ sở trên.
3. Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp truyền thông giáo duc sức khỏe nhằm dự phòng rối loạn cơ xương trên điều dưỡng viên tại một số bệnh viện tuyến quận/huyện tại Hải Phòng

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………….i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………….iii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………..iv
DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………………………………..viii
DANH MỤC HÌNH………………………………………………………………………………… x
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN…………………………………………………………………… 3
1.1. Đặc điểm dịch tễ học của RLCX nghề nghiệp và tác động của RLCX lên
công việc và cuộc sống của nhân viên y tế………………………………………….. 3
1.1.1. Đại cương về rối loạn cơ xương………………………………………………. 3
1.1.2. Dịch tễ học rối loạn cơ xương trên điều dưỡng viên ………………….. 7
1.1.3. Tác động của rối loạn cơ xương lên công việc và cuộc sống hằng
ngày của điều dưỡng viên……………………………………………………… 15
1.2. Môi trường – điều kiện làm việc và tình trạng rối loạn cơ xương trên điều
dưỡng viên……………………………………………………………………16
1.2.1. Yếu tố nguy cơ vật lý/tư thế với RLCX …………………………………….. 17
1.2.2. Cường độ làm việc và tình trạng RLCX…………………………………… 20
1.2.3. Các điều kiện khác về môi trường làm việc và RLCX ……………….. 21
1.3. Biện pháp dự phòng RLCX nghề nghiệp trên điều dưỡng viên và hiệu
quả của các biện pháp dự phòng ………………………………………………………….. 21
1.3.1. Khái niệm và các cấp độ trong dự phòng ………………………………… 21
1.3.2. Dự phòng RLCX trong môi trường lao động ……………………………. 22
1.3.3. Dự phòng RLCX trên điều dưỡng viên…………………………………….. 23
1.3.4. Một số phương pháp đánh giá tình trạng RLCX trên điều dưỡng
viên………………………………………………………………….27
1.3.5. Lý do lựa chọn công cu đánh giá và các biện pháp dự phòng
RLCXNN trên ĐDV trong đề tài……………………………………………….. 34v
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… 39
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………… 39
2.1.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu …………………………………………….. 39
2.1.2. Thời gian nghiên cứu:…………………………………………………………… 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2 giai đoạn……………………………………………… 40
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………………. 43
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu ……………………………………………………………….. 44
2.3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………………… 46
2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu………………………………………………….. 46
2.3.2. Kỹ thuật và công cu thu thập số liệu……………………………………….. 52
2.3.3. Các bước và tiến hành nghiên cứu …………………………………………. 56
2.4. Sai số và cách khống chế sai số ……………………………………………………… 58
2.5. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………… 58
2.6. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………… 59
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………. 60
3.1. Tỷ lệ mắc RLCX và ảnh hưởng của RLCX lên đời sống và công việc
hàng ngày của điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng 60
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………… 60
3.1.2. Tỷ lệ mắc RLCX của điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện
Hải Phòng……………………………………………………………………………… 67
3.1.3. Ảnh hưởng của RLCX lên đời sống và công việc hằng ngày của
điều dưỡng viên các bệnh viện quận huyện Hải Phòng ……………….. 69
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến mắc RLCX
trên điều dưỡng viên bệnh viện quận huyện Hải Phòng ……………………… 73
3.2.1. Kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng viên về RLCX …. 73
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến mắc RLCX trong vòng 12 tháng quavi
trên điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng ……… 80
3.3. Hiệu quả của biện pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm
dự phòng RLCX trên điều dưỡng viên bệnh viện quận huyện tại Hải
Phòng …………………………………………………………………………………………… 86
3.3.1. So sánh một số đặc điểm của điều dưỡng viên trước và sau can
thiệp ……………………………………………………………………………………… 86
3.3.2. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ mắc RLCX…………………………………… 87
3.3.3. Hiệu quả của can thiệp đối với KAP của điều dưỡng viên…………. 89
3.3.4. Hiệu quả can thiệp lên chất lượng cuộc sống, mức độ lo âu và công
việc hàng ngày của điều dưỡng viên …………………………………………. 95
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN ……………………………………………………………………. 99
4.1. Tỷ lệ mắc RLCX và ảnh hưởng của RLCX lên đời sống và công việc
hằng ngày của điều dưỡng viên bệnh viện quận huyện Hải Phòng ………. 99
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………… 99
4.1.2. Tỷ lệ mắc RLCX trên điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện
Hải Phòng……………………………………………………………………………. 103
4.1.3. Ảnh hưởng của RLCX lên đời sống và công việc hằng ngày của
điều dưỡng viên bệnh viện quận huyện Hải Phòng……………………. 109
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến mắc RLCX
trên điều dưỡng viên bệnh viện quận huyện Hải Phòng ……………………. 113
4.2.1. Kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng viên về RLCX .. 113
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến RLCX trên điều dưỡng viên bệnh viện
tuyến quận huyện Hải Phòng………………………………………………….. 119
4.3. Hiệu quả can thiệp dự phòng RLCX trên điều dưỡng viên ………………. 122
4.3.1. Cỡ mẫu và quần thể dùng trong nghiên cứu can thiệp…………….. 122
4.3.2. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ mắc RLCX…………………………………. 123
4.3.3. Đánh giá sự thay đổi về kiến thức, thái độ và thực hành đối với
RLCX…………………………………………………………………………………… 124
4.3.4. Hiệu quả can thiệp lên chất lượng cuộc sống, mức độ lo âu và công
việc hàng ngày của điều dưỡng viên ……………………………………….. 126vii
4.4. Một số ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu……………………………… 129
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………… 133
5.1. Tỷ lệ RLCX và ảnh hưởng của RLCX lên đời sống và công việc hằng
ngày của điều dưỡng viên bệnh viện tuyến quận huyện Hải Phòng ……. 133
5.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến mắc RLCX
trên điều dưỡng viên…………………………………………………………………….. 133
5.3. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng RLCX trên điều dưỡng
viên bệnh viện quận huyện ……………………………………………………………. 133
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………. 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………..

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thực trạng RLCX trên điều dưỡng viên tại các nước Châu Âu……….. 9
Bảng 1.2. Thực trạng RLCX trên điều dưỡng viên tại một số nước Châu Á ….. 12
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bệnh viện …………………………….. 60
Bảng 3.2. Phân bố điều dưỡng theo khoa lâm sàng tại các bệnh viện……………. 63
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo tiền sử bệnh cơ xương khớp……………………. 64
Bảng 3.4. Đặc điểm lao động và điểm chất lượng cuộc sống của điều dưỡng … 65
Bảng 3.5. Đặc điểm vắng mặt ở nơi làm việc trong vòng 12 tháng qua…………. 66
Bảng 3.6. Thời gian kéo dài của các đợt mắc RLCX trong 12 tháng qua ………. 68
Bảng 3.7. Thời gian giảm sút các hoạt động thường ngày và giải trí do RLCX
trong 12 tháng qua………………………………………………………………………………….. 70
Bảng 3.8. Đặc điểm chất lượng cuộc sống trên điều dưỡng viên trong 12 tháng
qua theo tình trạng RLCX ……………………………………………………………………….. 71
Bảng 3.9. Đặc điểm mức độ lo âu trong cuộc sống trên điều dưỡng viên trong 12
tháng qua theo tình trạng RLCX ………………………………………………………………. 72
Bảng 3.10. Đặc điểm sự vắng mặt tại nơi làm việc trong 12 tháng qua theo tình
trạng RLCX …………………………………………………………………………………………… 72
Bảng 3.11. Tỷ lệ trả lời đúng kiến thức về triệu chứng RLCX……………………… 73
Bảng 3.12. Tỷ lệ trả lời đúng về các yếu tố nguy cơ của RLCX …………………… 74
Bảng 3.13. Tỷ lệ trả lời đúng về các biện pháp phòng ngừa RLCX………………. 74
Bảng 3.14. Tỷ lệ trả lời đúng về hậu quả của RLCX…………………………………… 75
Bảng 3.15. Tỷ lệ đã nghe về khái niệm Éc-gô-nô-mi của điều dưỡng viên ……. 75
Bảng 3.16. Tỷ lệ trả lời đúng kiến thức thao tác y tế dự phòng RLCX………….. 76
Bảng 3.17. Thái độ dự phòng RLCX trong thao tác y tế ……………………………… 76
Bảng 3.18. Thái độ dự phòng RLCX trong cuộc sống hàng ngày…………………. 77
Bảng 3.19. Thái độ của điều dưỡng viên với các tổn thương cơ xương khớp…. 77
Bảng 3.20. Thực hành dự phòng RLCX trong một số hoạt động chuyên môn .. 78
Bảng 3.21. Thực hành dự phòng RLCX trong cuộc sống hàng ngày…………….. 78
Bảng 3.22. Thực hành khi xuất hiện các triệu chứng RLCX………………………… 79
Bảng 3.23. Liên quan giữa một số đặc điểm về dân số xã hội học của điều dưỡng
viên và tình trạng RLCX …………………………………………………………………………. 80
Bảng 3.24. Liên quan giữa một số đặc điểm về công việc của điều dưỡng viên và
tình trạng RLCX…………………………………………………………………………………….. 81
Bảng 3.25. Liên quan giữa kiến thức đúng về RLCX và tình trạng mắc RLCX 82
Bảng 3.26. Liên quan giữa việc được đào tạo hướng dẫn sử dụng các dụng cụ y tế
đúng tư thế và tình trạng RLCX……………………………………………………………….. 83
Bảng 3.27. Liên quan giữa có được đào tạo hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân đúng
tư thế và tình trạng RLCX……………………………………………………………………….. 83
Bảng 3.28. Liên quan giữa thái độ đúng về RLCX và tình trạng mắc RLCX…. 84ix
Bảng 3.29. Liên quan giữa thực hành đúng về RLCX và tình trạng mắc RLCX84
Bảng 3.30. Mô hình đa biến yếu tố liên quan đến RLCX trên điều dưỡng viên (chỉ
liệt kê những biến có ý nghĩa thống kê)…………………………………………………….. 85
Bảng 3.31. Đặc điểm chung của 2 nhóm điều dưỡng tham gia nghiên cứu can
thiệp ……………………………………………………………………………………………………… 86
Bảng 3.32. Tỷ lệ RLCX trước và sau can thiệp của điều dưỡng viên tại các bệnh
viện quận huyện Hải Phòng …………………………………………………………………….. 87
Bảng 3.33. Tỷ lệ RLCX trước và sau can thiệp của điều dưỡng viên tại từng vị trí
giải phẫu trên cơ thể ……………………………………………………………………………….. 88
Bảng 3.34. Thay đổi kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân, hậu quả của RLCX
trước và sau can thiệp trên điều dưỡng viên ………………………………………………. 89
Bảng 3.35. Thay đổi kiến thức về dự phòng đối với RLCX và Ergonomie trước
và sau can thiệp trên điều dưỡng viên……………………………………………………….. 90
Bảng 3.36. Sự thay đổi trước và sau can thiệp về từng khía cạnh trong thái độ đối
với RLCX của nhóm không được can thiệp (N=162)…………………………………. 91
Bảng 3.37. Sự thay đổi trước và sau can thiệp về từng khía cạnh trong thái độ đối
với RLCX của nhóm được can thiệp (N=130)……………………………………………. 92
Bảng 3.38. Sự thay đổi trước và sau can thiệp về từng khía cạnh trong thực hành
đối với RLCX của nhóm không được can thiệp (N=162)……………………………. 93
Bảng 3.39. Sự thay đổi trước và sau can thiệp về từng khía cạnh trong thực hành
đối với RLCX của nhóm được can thiệp (N=130)………………………………………. 94
Bảng 3.40. Sự thay đổi về điểm trung bình chất lượng cuộc sống của 2 nhóm điều
dưỡng trước và sau can thiệp …………………………………………………………………… 95
Bảng 3.41. Sự thay đổi về điểm trung bình mức độ lo âu trong cuộc sống của 2
nhóm điều dưỡng trước và sau can thiệp …………………………………………………… 96
Bảng 3.42. Sự thay đổi về tỷ lệ bị giảm sút các hoạt động thường ngày do các vấn
đề RLCX tại từng vị trí giải phẫu trên cơ thể trước và sau can thiệp của điều dưỡng
viên ………………………………………………………………………………………………………. 97
Bảng 3.43. Sự thay đổi về tỷ lệ bị giảm sút các hoạt động giải trí do các vấn đề
RLCX tại từng vị trí giải phẫu trên cơ thể trước và sau can thiệp của điều dưỡng
viên ………………………………………………………………………………………………………. 9

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment