Thực trạng rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018-2019
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thực trạng rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018-2019.Rối loạn nuốt là một trong những rối loạn chức năng phổ biến ở người bệnh(NB) sau đột quỵ não giai đoạn cấp tính, ảnh hưởng đến một nửa những NB bị đột quỵ, và tác động lâu dài do các biến chứng tiềm ẩn cho NB đột quỵ tùy thuộc vào thời gian đánh giá, phương pháp chẩn đoán và điều trị [35]
Đột quỵ não thường để lại di chứng liệt vận động, rối loạn nuốt, thất ngôn và tiểu không tự chủ… Rối loạn nuốt là biến chứng hay gặp ở cả giai đoạn sớm và giai đoạn muộn sau đột quỵ não chiếm khoảng 42 – 67% dẫn đến bệnh cảnh viêm phổi do hít sặc gây tử vong cao gấp 5,4 lần [7],[13]
Phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ bao gồm chăm sóc dinh dưỡng, tập vận động, tập chức năng sinh hoạt hàng ngày, kiểm soát rối loạn nuốt và các biện pháp can thiệp sớm… Trong thực hành lâm sàng, rối loạn chức năng nuốt ở NB sau đột quỵ não chưa được quan tâm đầy đủ, đặc biệt là giai đoạn sớm khi còn đang điều trị tại các cơ sở cấp cứu, chăm sóc ban đầu của đơn vị đột quỵ… Rối loạn nuốt là nguyên nhân gây viêm phổi, mất nước, thiếu dinh dưỡng làm tăng nguy cơ tử vong cũng như gia tăng chi phí điều trị cho NB, ảnh hưởng đến cơ hội phục hồi chức năng sớm, khả năng độc lập và tái hòa nhập cộng đồng [61].
Hoa Kỳ, với đại đa số 6,2 triệu người sống sót sau đột quỵ não [23] một trong những rào cản đầu tiên trong quá trình phục hồi chức năng là rối loạn chức năng nuốt. Rối loạn nuốt không chỉ làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong sau đột quỵ mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống khi không thể ăn thức ăn với gia đình và bạn bè. Đánh giá nhanh và điều trị rối loạn nuốt có thể giảm thiểu các biến chứng thứ cấp và thúc đẩy nhanh chóng tái hòa nhập vào xã hội.
Ở Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập đến chẩn đoán rối loạn nuốt ở NB sau đột quỵ não như: Nguyễn Thế Dũng (2009) tại bệnh viện Bạch Mai, Phan Nhật Trí và Nguyễn Thị Thu Hương (2010) tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh Cà Mau [7],[13]. Các nghiên cứu này chủ yếu việc lượng giá tình trạng rối loạn nuốt sau đột quỵ não được thực hiện bởi các chuyên viên ngôn ngữ trị liệu sau giai đoạn cấp và thực hiện can thiệp phục hồi chức năng. Thực trạng rối loạn nuốt ở NB sau đột quỵ não vẫn còn khá mới mẻ, số lượng cán bộ là chuyên viên ngôn ngữ được đào tạo đầy đủ còn rất ít, tập trung ở một số đơn vị phục hồi chức năng của các bệnh viện lớn chuyên khoa. Do đó tại các đơn vị đột quỵ, cấp cứu và chăm sóc NB sau đột quỵ giai đoạn sớm gần như chưa có và chưa thể đáp ứng được công việc sàng lọc, phát hiện rối loạn nuốt để sớm can thiệp đúng, kịp thời, phòng ngừa biến chứng. Việc phát hiện sớm rối loạn nuổt được coi là một trong những công việc quan trọng của điều dưỡng khi chăm sóc NB sau đột quỵ não giúp giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm tỉ lệ tử vong và di chứng ở nhóm người bị đột quỵ não [42].
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với nội dung đề tài: Thực trạng rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018-2019. Với hai mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ, đặc điểm lâm sàng rối loạn nuốt của người bệnh sau đột quỵ não tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018-2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn nuốt của người bệnh sau đột quỵ não tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018-2019.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đột quỵ não, thuật ngữ, dịch tễ học và biến chứng 3
1.1.1. Một số thuật ngữ liên quan đến đột quỵ não 3
1.1.2. Tình hình dịch tễ học 5
1.1.3. Các biến chứng, di chứng 6
1.2. Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh đột quỵ não trong bệnh viện 7
1.3. Rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não 14
1.3.1. Giải phẫu học của các cấu trúc 14
1.3.2. Sinh lý quá trình nuốt 16
1.3.3. Sinh lý bệnh rối loạn nuốt 27
1.4. Sàng lọc chẩn đoán và điều trị rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não 29
1.4.1. Các triệu chứng lâm sàng gọi ý tình trạng rối loạn nuốt 29
1.4.2. Chẩn đoán rối loạn nuốt 30
1.4.3. Điều trị rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não 30
1.5. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não 32
1.6. Các công cụ nghiên cứu 33
1.7. Tình hình nghiên cứu về rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não 38
1.7.1. Thực trạng rối loạn nuốt trên thế giới 38
1.7.2. Thực trạng rối loạn nuốt ở Việt Nam 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 41
2.2.3. Phương pháp thu thập số 41
2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 45
2.2.5. Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 49
2.2.6. Phương pháp đánh giá 51
2.3. Sai số và phương pháp khắc phục 51
2.3.1. Sai số 51
2.3.2. Phương pháp khống chế sai số 51
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 52
2.5. Đạo đức nghiên cứu 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 53
3.1.1. Thông tin chung về NB đột quỵ giai đoạn cấp 53
3.2. Xác định tỉ lệ, đặc điểm lâm sàng rối loạn nuốt của người bệnh sau đột quỵ não tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018-2019 56
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng 58
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 65
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Nghề nghiệp và nơi ở của người bệnh 54
Bảng 3. 2: Thông tin sức khoẻ của người bệnh 55
Bảng 3. 3: Phân loại mức độ đột quỵ của NB theo thang điểm NIHSS 56
Bảng 3. 4: Dấu hiệu gợi ý người bệnh sau đột quỵ có rối loạn nuốt 57
Bảng 3. 5: Vị trí tổn thương/MRI/CT người bệnh sau đột quỵ não có rối loạn nuốt 58
Bảng 3.6: Triệu chứng nội soi họng người bệnh sau đột quỵ não có rối loạn nuốt 58
Bảng 3.7 . Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não và nhóm tuổi 58
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa mức độ rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột qụy não và nhóm tuổi 59
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thể bàng quang tăng hoạt khô và nhóm tuổi 59
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não và giới 59
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não và thời gian bị bệnh 60
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt mức độ trung bình và nặng ở người bệnh sau đột quỵ não và giới 60
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não và Bất thường trong giao tiếp 61
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não và tình trạng thừa cân 61
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não và tình trạng tăng huyết áp 62
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não với bệnh lý đái tháo đường 62
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ với tình trạng viêm phổi 62
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ với tình trạng viêm phổi tái phát 63
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ và tình trạng liệt màn hầu 63
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ và tình trạng giảm phản xạ hầu họng 63
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ và thể tổn thương não 64
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ và vị trí bán cầu não tổn thương 64
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi 53
Biểu đồ 3.2. Phân bố người bệnh theo giới tính 53
Biểu đồ 3.3. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn 54
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não 56
Biểu đồ 3.5. Mức độ rối loạn nuốt ở người bệnh sau đột quỵ não 57
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện 12
Hình 1.2. Giải phẫu của họng và hạ họng nhìn từ sau 15
Hình 1.3. Giải phẫu họng 15
Hình 1.4. Lớp cơ của họng và hạ họng 16
Hình 1.5 : Thì môi miệng 16
Hình 1.6. Thì họng 17
Hình 1.7. Thì thực quản 20
Hình 1.8. Các dây thần kinh điều hoà động tác nuốt 23
Sơ đồ thần kinh điều hoà cơ chế nuốt 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y tế (2004), Tài liệu Quản lý điều dưỡng, NXB Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2011), Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 về việc Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện., chủ biên.
3. Cục Quản lý Khám chữa bệnh (2014), Tài liệu đào tạo liên tục: Chăm sóc người bệnh toàn diện, Ban hành kèm theo Quyết định 123/QĐ-K2ĐT ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế về việc ban hành chương trình và tài liệu đào tạo “Chăm sóc người bệnh toàn diện”, Hà Nội.
4. Hoàng Ngọc Thắm (2012), Thực trạng nhu cầu và chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp của điều dưỡng viễn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012, Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
5. Ngô Ngọc Liễn (2000), “Ung thư thanh quản”, Giản yếu tai mũi họng. Tập III. NXB Y học Hà Nội, tr. 197-204.
6. Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (2000), Bệnh mạch máu và rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2,” Kỷ yếu công trình Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá, Nxb Y học, tr. 411 – 417van der Bilt A, Olthoff LW, Bosman F, Oosterhaven SP. The effect of missing postcanine teeth on chewing performance in man. Arch Oral Biol May;1993 38(5):423–429. [PubMed: 8328923]
7. Nguyễn Thê Dũng (2009), Nghiên cứu đảnh giá tình trạng nuôt ở bệnh nhân tai biến mạch não chưa đặt nội khỉ quản điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y hà Nội. (Dung)
8. Nguyễn Thị Huệ và Vũ Thị Bích Hạnh (2008), “Tỷ lệ thương tật thứ cấp ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não giai đoạn sớm”, Nghiên cứu y học, 2(54), tr. 63-67.
9. Nguyễn Thị Thu Hương, Hoàng Khánh (2007), Nuốt khó ở người cao tuổi trong tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, Luận văn thạc sỹ. Đại học Y – dược Huế.
10. Nguyễn Văn Chi (2016), Cập nhật về chẩn đoán và xử trí đột quỵ não cấp, Hội nghị Tim mạch toàn quốc 2016.
11. Nguyễn Văn Chương (2010), Bài giảng Đại cương đột quỵ não, Bộ môn Nội thần kinh – Học viện Quân Y, Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1997), Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tai biến mạch máu não: Tài liệu hướng dẫn cho nhân viên phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
13. Phan Nhật Trí, Nguyễn Thị Thu Hương (2011), Nghiên círu rối loạn nuốt theo GUSS ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại bệnh viện Cà Mau 2010 – 2011, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Cà Mau, Cà Mau. (D)
14. Phan Thái Nguyên và Vũ Anh Nhị (2009), “Biến chứng thường gặp trong tuần lễ đầu trên bệnh nhân đột quỵ não cấp.”, Tạp chí Y học thực hành, 13(1).
15. Trần Thị Hợp (1997) Ung thư thanh quản và hạ họng. Bài giảng ung thư học. NXB Y học Hà Nội tr. 123-7.
16. Trần Văn Chương (2011), Giới thiệu về Bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não (Phần 1), truy cập ngày 01/12/2016, tại trang web http://thaythuocvietnam.vn/Gioi-thieu-ve-Benh-liet-nua-nguoi-do-tai-bien-mach-mau-nao-Phan-1-t1204–n2781.
17. Trịnh Văn Minh (2001). Giải phẫu người. NXB Y học. Tập 1, tr. 579-594
Nguồn: https://luanvanyhoc.com