Thực trạng sâu răng của học sinh 7 đến 11 tuổi tại trường tiểu học Đền Lừ – Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội năm 2012
Hiện nay, bệnh sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ em. Theo các công trình nghiên cứu đã công bố trên Thế giới và Việt Nam thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh sâu răng rất cao, khoảng trên 80%. Sâu răng có thể gây đau, ảnh hưởng đến ăn uống, học hành, vui chơi của trẻ, tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây do điều kiện kinh tế phát triển, chế độ ăn uống của người dân nói chung và của trẻ em nói riêng có nhiều thay đổi như sử dụng nhiều đường, sữa,…v.v, trong khi đó nhận thức về tác hại của bệnh sâu răng ở người dân còn hạn chế. Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc công bố năm 2002: trẻ 6 – 8 tuổi sâu răng chiếm 25,4%; trẻ 9 – 11 tuổi sâu răng chiếm 54,6% [32].
Giai đoạn sớm, bệnh sâu răng không có biểu hiện gì đặc biệt, có thể chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu trên mặt nhai, kẽ giữa hai răng, mặt ngoài hoặc mặt trong các răng. Hầu hết bệnh nhân không có cảm giác ê buốt nên ở giai đoạn này thường không phát hiện được trên lâm sàng bằng phương pháp thăm khám thông thường. Ngày nay, việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật cho phép chẩn đoán sâu răng ngay từ giai đoạn sớm nhất (khi bề mặt men còn nguyên vẹn) đã giúp cho công tác phòng bệnh sâu răng đạt được kết quả nhất định.
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất (răng 6) mọc lúc khoảng 6 tuổi, nên còn được gọi là “ răng 6 tuổi ”. Đây là răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trong miệng, đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn bộ răng hỗn hợp, với sự có mặt đồng thời của cả răng sữa và răng vĩnh viễn trên cung răng. Răng 6 là một trong ba răng hàm lớn có vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn và chức năng giữ kích thước dọc của tầng dưới mặt [14]. Do vậy dự phòng sâu răng cho răng 6 có tầm quan trọng đặc biệt quyết định đến việc bảo vệ sức nhai cho bộ răng vĩnh viễn. Các phương pháp chẩn đoán bệnh sâu răng thông thường trước đây như quan sát bằng mắt thường, sử dụng thám châm, Xquang… thường chỉ phát hiện được các tổn thương ở giai đoạn muộn (bề mặt răng đã bị vỡ). Khoa học ngày càng phát triển cho phép áp dụng các phương tiện chẩn đoán như phương pháp phát hiện dựa trên phép đo dòng điện, bộ kiểm tra sâu răng điện tử, các kỹ thuật tăng cường hình ảnh FOTI và DIFOTI, các phương pháp kỹ thuật huỳnh quang [42], [43]. Trong số các phương tiện có thể phát hiện được sâu răng ở giai đoạn sớm thì Laser huỳnh quang (DIAGNOdent) là một phương tiện hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng, độ nhạy và độ đặc hiệu cao[39], [45]. Đây là một công cụ hoạt động dựa trên sự phát huỳnh quang của răng khi được chiếu bởi tia sáng thuộc trường ánh sáng đỏ. Ngoài việc phát hiện tổn thương, máy còn có khả năng lượng hóa mức độ hủy khoáng để theo dõi kết quả điều trị dự phòng [41], [50].
Với mong muốn được tiếp cận và áp dụng những tiến bộ trong phát hiện sâu răng, đặc biệt sâu răng giai đoạn sớm tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Thực trạng sâu răng của học sinh 7 đến 11 tuổi tại trường tiểu học Đền Lừ – Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội năm 2012 ”, với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ bệnh sâu răng ( sữa và vĩnh viễn ) ở học sinh 7 -11 tuồi tại trường tiểu học Đền Lừ.
2. Đánh giá mức độ tồn thương của bệnh sâu răng giai đoạn sớm ở mặt hố rãnh R6, R 7 của học sinh 7 – 11 tuồi theo tiêu chí lâm sàng khám bằng phương pháp quan sát và thiết bị laser huỳnh quang
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh sâu răng 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Căn nguyên bệnh sâu răng 3
1.1.3. Sinh lý bệnh quá trình sâu răng 6
1.1.4. Phân loại bệnh sâu răng 7
1.1.5. Các phương pháp phát hiện sớm bệnh sâu răng 9
1.2. Thực trạng bệnh sâu răng của học sinh tiểu học tại Việt Nam 13
1.2.1 Thực trạng bệnh sâu răng tại Việt Nam 13
1.2.2 Thực trạng bệnh sâu răng của học sinh tại thành phố Hà Nội 15
C hươn g 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 16
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 16
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 16
2.2.3. Các bước tiến hành 17
2.3. Các chỉ số nghiên cứu 19
2.4. Các tiêu chí sử dụng trong đánh giá 19
2.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh sâu răng của WHO(1997) 19
2.4.2. Chẩn đoán sâu răng sớm: ( tổn thương tiền xoang ) 21
2.5 Nhận định kết quả 27
2.6. Độ tin cậy 29
2.7. Hạn chế sai số trong nghiên cứu 29
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 29
2.9. Xử lý số liệu 30
c hương 3. KỂ T QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Thông tin chung về đối tCfrng nghiên cứu 31
3.2. Tỷ lệ sâu răng sữa và răng vĩnh viễn 32
3.2.1 Thực trạng bệnh sâu răng sữa 32
3.2.2. Thực trạng bênh sâu răng vĩnh viễn khám bằng mắt thCêng 35
3.3. Tỷ lệ sâu răng của răng số 6, số 7 37
3.3.1 Tỷ lệ sâu răng số 6, số 7 được đánh giá bằng phương pháp lâm
sàng theo tiêu chuẩn của WHO (1997) 37
3.3.2 Mức độ sâu mặt hố rãnh răng số 6, số 7 được xác định theo tiêu
chuẩn ICDAS 43
3.3.3 Mức độ sâu mặt hố rãnh răng số 6, được xác định bằng phương
pháp Laser huỳnh quang 51
3.4. So sánh tỷ lệ bệnh sâu răng số 6,7 bằng 2 phương pháp khám 60
c hương 4. BÀN LUẬN 63
4.1. Tỷ lệ bệnh sâu răng (sữa và vĩnh viễn) ở học sinh 7 – 11 tuổi tại trường
tiểu học Đền Lừ 64
4.1.1. Sâu răng sữa 64
4.1.2. Phân tích chỉ số smt 66
4.1.3. Sâu răng vĩnh viễn 66
4.1.4. Phân tích chỉ số SMT 67
4.2. Đánh giá mức độ tổn thương của bệnh sâu răng giai đoạn sớm ở mặt
hố rãnh R6, R7 của học sinh 7 – 11 tuổi theo tiêu chí lâm sàng khám bằng phương pháp quan sát và thiết bị laser huỳnh quang 68
4.2.1. Khám theo tiêu chí lâm sàng bằng phương pháp quan sát 68
4.2.2. Khám bằng Laser huỳnh quang 71
KỂ T LUẬN 74
KIỂ N NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích