THỰC TRẠNG SÂU RĂNG SỮA TRÊN TRẺ 4-6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON Ở HÀ NỘI
THỰC TRẠNG SÂU RĂNG SỮA TRÊN TRẺ 4-6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON Ở HÀ NỘI
Nguyễn Hà Thu1, Trần Thị Mỹ Hạnh1, Lương Minh Hằng1
1 Viện Đào tạo Răng hàm mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu thực trạng sâu răng sữa được tiến hành trên 586 trẻ 4-6 tuổi thuộc trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non mùng 10/10. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sâu răng tạo lỗ trong nghiên cứu tương đối cao (60,1 %), tỷ lệ sâu răng ở nữ cao hơn nam (khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). Tỷ lệ sâu răng cao nhất nằm ở vị trí các răng hàm hàm dưới (31,8 %) và răng cửa hàm trên (21,1%). Chỉ số sâu mất trám của trẻ tăng dần theo lứa tuổi. Chỉ số sâu mất trám chung của trẻ trong nghiên cứu là 3,79.
Bệnh răng miệng đang là vấn đề sức khỏe chính của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chi phí dành cho khám chữa răng là rất lớn, ngay ở các nước pháttriển,chi phí này cũng chiếm tới 5% tổng chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên,bệnhsâu răng có thể được phòng ngừa và chữa trị hiệu quả ngay từ giai đoạn sớm. Trong những năm gần đây tại Việt Nam, khi nền kinh tế phát triển, thói quen ăn uống thay đổi không hợp lý dẫn đến mức độ tăng nhanh chóng của bệnh sâu răng ngay từ hàm răng sữa của trẻ nhỏ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng sâu răng tại nhiều địa phương trong cả nước cho thấy bệnh sâu răng có xu hướng gia tăng [2-5].Để cung cấp *Viện Đào tạo Răng hàm mặt,Trường Đại học Y Hà NộiChịu trách nhiệm chính: Trần Thị Mỹ HạnhEmail: tranmyhanh@hmu.edu.vnNgày nhận bài: 7.5.2021Ngày phản biện khoa học: 25.6.2021Ngày duyệt bài: 8.7.2021thêm các yếu tố dịch tễ vềsâu răng sữa,chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sâu răng của trẻ mầm non 4-5tuổi tạimột sốtrường mầm ở Hà Nội”nhằm mục đích: tìm hiểu thực trạng sâu răng của trẻ tại khu vực nghiên cứu này. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu: -Tiêu chuẩn lựa chọn:toàn bộ số trẻ từ 4-6tuổi tại trường mầm non, thành phố Hà nội 2018-2019 có bố mẹ đồng ý hợp tác nghiên cứu được ghi nhận bằng văn bản và bản thân trẻ sẵn lòng tham gia và đủ năng lực để tham gia.-Tiêuchuẩn loại trừ:bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp không đồng ý tham gia, trẻ không sẵn sàng hợp tác hoặc không đủ năng lực để hợp tác. 2.2. Phương pháp nghiên cứu:2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:nghiên cứu mô tả cắt ngang.2.2.2. Cỡ mẫu: Nghiên cứu được tiến hành trên 586 trẻ trong độ tuổi 4-6 tại trường mầm non Hoa Hồng và Trường mầm non Mùng 10-10 đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn như trên
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Răng, sâu răng, sâu mất trám
Tài liệu tham khảo
1. World Health Organization (25/3/2020) fact sheets/ Detail/ Oral health
2. Bộ Y tế (2001), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010, Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2001/QĐ-TTg, ngày 22/2/2001 của Thủ tướng chính phủ, Hà Nội, tr. 12-29.
3. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011), “Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010”, Tạp chí Y học thực hành, 797(12), tr. 56-59.
4. Vương Hương Giang (2008), Khảo sát tình trạng răng miệng ở trẻ em mẫu giáo lứa tuổi 4-5 tuổi, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 35-48.
5. Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải (2000), “Kết quả điều tra sức khoẻ Răng miệng toàn quốc ở Việt Nam (1999 – 2000)”, Tạp chí Y học Việt Nam, 264 (10), tr. 8-20.
6. Nigel B. Pits (2014) ICCMS guide for Practitioners and Educators, ICCMS caries management.
7. Vũ Văn Tâm (2017), “Nghiên cứu tình trạng sâu răng của trẻ mầm non 3-6 tuổi thuộc xã Vân Xuyến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”, tạp chí Khoa học đại học Quốc gia Hà nội: Khoa học tự nhiên và công nghệ, taapj33, số 2S (2017) 134-139.
8. Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), “Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà nội”, Khóa luận tốt nghiệp đại học trường Đại học Sư phạm Hà nội 2 Khoa Giáo dục tiểu học.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com