Thực trạng sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương năm 2013
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương năm 2013.Trẻ đẻ nhẹ cân (có cân nặng sơ sinh dưới 2500gam) là một trong những vấn đề sức khoẻ sinh sản được quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ sinh nhẹ cân là 17%, cao gấp 2 lần ở các nước phát triển. Thực tế 96% sinh nhẹ cân xảy ra ở các nước đang phát triển. Theo UNICEF, tỷ lệ sinh nhẹ cân tại Trung quốc: 4% (năm 2003), Mỹ: 8% (năm 2002) [31].
Thực tế đã cho thấy: trong thời kỳ bào thai nếu trẻ bị thiếu dinh dưỡng kéo dài thì khi sinh sẽ có cân nặng thấp, còn gọi là sơ sinh nhẹ cân. Sơ sinh nhẹ cân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong sơ sinh và nhiều bệnh tật trong giai đoạn sơ sinh, để lại hậu quả không tốt cho sự phát triển của trẻ sau này như: Suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và tinh thần…
Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân là một trong các chỉ số đánh giá hiệu quả chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân tác động trực tiếp đến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tử vong chu sinh, tử vong trẻ em và nó tác động đến tuổi thọ trung bình của người dân trong cộng đồng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân như: Chế độ dinh dưỡng, sức khoẻ của bà mẹ khi mang thai, tuổi của mẹ khi mang thai, tuổi thai khi sinh,…
Ở Việt nam, Chính phủ đã ban hành và cho triển khai thực hiện nhiều chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em mang tính chiến lược như kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1996-2000; chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010; kế hoạch hành động và nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2006 – 2010,… Hơn 10 năm qua, tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam đã được cải thiện một cách tích cực như tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân trên toàn quốc đã giảm từ 4,9% năm 2001 còn 3,4% năm 2009, tuy nhiên việc giảm tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân chưa thực sự ổn định.
Các công trình nghiên cứu về sơ sinh nhẹ cân tại địa bàn nghiên cứu ở tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Bình Giang nói riêng chưa nhiều. Vì vậy, để có các dẫn liệu về tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân, các yếu tố liên quan, từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp nhằm làm giảm sơ sinh nhẹ cân là việc làm cần thiết, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương trong những năm tiếp theo, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương năm 2013” với hai mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương năm 2013.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương năm 2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương năm 2013
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y tế (2000), Sức khỏe sinh sản, Tài liệu bổ túc cho nữ hộ sinh/y sỹ sản nhi tuyến xã, nxb Y học, tr. 201-209
2. Bộ Y tế (2001), Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr.130-134.
3. Bộ Y tế (2005), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr. 169-180.
4. Bộ Y tế (2010), Nghiên cứu mối liên quan giữa vệ sinh môi trường, nguồn nước hộ gia đình và hành vi vệ sinh chăm sóc trẻ của bà mẹ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp bộ.
5. Bộ Y tế (2009), Kế hoạch hành động quốc gia vì sự sống còn trẻ em giai đoạn 2009-2015, Ban hành kèm theo Quyết định số 2565/QĐ-BYT ngày 17/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội, 2009.
6. R. Bonita, R. Beaglehole and T Kjellstrom (2009), Dịch tễ học có bản, nxb Y học, 2009.
7. Từ Giấy (2000), Dinh dưỡng và ứng dụng, nxb Y học, Hà Nội tr.
8. Lại Văn Hạ (2012), Thực trạng sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Thái Bình năm 2011-2012, Luận văn thạc sỹ YTCC, trường Đại học Y Thái Bình 2012.
9. Nguyễn Thị Như Hoa (2011), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình năm 2011, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Phạm Văn Hoan (2007), “Một số yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh tại Hà nội năm 2004”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 3 (1), Tr. 31.
11. Nguyễn Văn Khoa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2009), “Tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chi Minh, số 1 – 2009, Tr. 114 -118
12. Phạm Gia Lai và cộng sự (2010), “Thực trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0-60 tháng tuổi của các huyện thành phố tỉnh Thái Bình và một số yếu tố liên quan năm 2008”, Tạp chí Y học thực hành, số 749-750, tr. 13-15.
13. Trần Chí Liêm (2008), “Một số nguyên nhân và yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại một số địa điểm thuộc Bắc Cạn”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, số 4, tr.243-248.
14. Lê Thị Thanh Nguyên và cộng sự (2007), “ Khảo sát các trường hợp sơ sinh có cân nặng thấp trong 6 tháng đầu năm 2006 tại khoa Sản bệnh viện đa khoa Bình Dương”, Tạp chí phụ sản, 03-04, trang 267.
15. Trần Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Từ Vân, Nguyễn QuangVinh (2009), Tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở huyện Củ Chi từ 9/2007 đến 2/2008, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chi Minh, số 1-2009, Tr. 129 – 134.
16. Hoàng Thế Nội (2004), “Nghiên cứu giảm tỷ lệ sơ sinh thấp cân thông qua hoạt động can thiệp chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ tại 2 huyện Ân Thi và Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên”, Nội san Sản phụ khoa Hội phụ sản khoa Việt Nam, tr. 277-286.
17. Hà Thị Minh Phương (2006), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan của mẹ lớn tuổi đẻ con so nhẹ cân tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm 2001-2005, Luận văn thạc sỹ Y học trường đại học Y Hà Nội.
18. Trương Mạnh sức (2011), “Tình hình thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai và thực trạng chăm sóc quản lý thai nghén của cộng đồng tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm 2011”, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Thái Bình.
19. Phạm Ngọc Tài (2011), “Tình trạng còi cọc, thừa cân ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam”, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Thái Bình.
20. Lê Anh Tuấn và CS (2012), “Thực trạng sơ sinh thấp cân, non tháng đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Tạp chí phụ sản, 10 (2), tr. 100-102.
21. Phạm Việt Thanh, Ngô Minh Xuân (2009), Tình hình trẻ sơ sinh nhẹ cân tại bệnh viện Từ Dũ, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 13, số 5, Tr. 1-3.
22. Phạm Thị Kim Thủy, Tạ Văn Trầm (2011), Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến việc sinh trẻ nhẹ cân tại bệnh viện Phụ sản Tiền Giang từ tháng 2-6 năm 2010, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 15, số 1, Tr. 1-3.
23. Lê Thái Thiên Trinh và cộng sự (2010), “ Nghiên cứu tỷ lệ tử vong và một số yếu tố nguy cơ gây tử vong trẻ sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện An Giang năm 2008”, Tạp chí Nhi khoa 3 (3&4), tr.45.
24. Trường đại học Y Hà nội (2000), Sản khoa, nxb Y học.
25. Trường Đại học y Thái Bình (2004), Dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, tr. 65.
26. Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2011), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009- 2010, Nhà xuất bản Y học, tr 3.
27. Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2011), Chiến lược về dinh dưỡng giai đoạn 2001- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, t.r 36.
28. Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2011), Thông tin dinh dưỡng Thái Bình, Giám sát dinh dưỡng 2010, nxb Y học, tr. 22.
29. Vụ Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em/kế hoạch hoá gia đình (2002), Tài liệu hội nghị tổng kết công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2001 và phương hướng năm 2002, tr. 10.
30. Đào Hải Yến (2005), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến trẻ đẻ nhẹ cân, Luận văn thạc sỹ Y học trường đại học Y Hà Nội.
31. UNICEF (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010.
MỤC LỤC Thực trạng sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương năm 2013
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.1.1. Sơ sinh nhẹ cân 3
1.1.2. Phân loại sơ sinh nhẹ cân 3
1.1.3. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân 3
1.1.4. Tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh đủ tháng khoẻ mạnh 3
1.2. Lịch sử vấn đề sơ sinh nhẹ cân 4
1.3. Các giai đoạn phát triển của trẻ thời kỳ bào thai 5
1.4. Vai trò của dinh dưỡng ở thời kỳ bào thai 6
1.4.1. Nhu cầu tăng thêm năng lượng 7
1.4.2. Nhu cầu bổ sung chất đạm và chất béo 8
1.4.3. Bổ sung chất khoáng 8
1.4.4. Nhu cầu bổ sung các vitamin 9
1.5. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trong thời kỳ mang thai.. 10
1.6. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân của các vùng trong cả nước từ năm 2001 đến
2009 11
1.7. Một số nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân 12
1.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sơ sinh nhẹ cân 16
1.8.1. Các yếu tố từ phía người mẹ 16
1.8.2. Các yếu tố từ phía thai nhi 20
1.8.3. Một số yếu tố xã hội của mẹ 21
1.9. Các nghiên cứu về sơ sinh nhẹ cân trên thế giới 21
1.10. Một số nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân tại Việt Nam 26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 31
2.1.1. Đối tượng 31
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu 31
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 34
2.2.3. Biến số trong nghiên cứu 35
2.2.4. Các bước triển khai nghiên cứu 35
2.2.5. Kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 36
2.2.6. Các biện pháp hạn chế sai số 37
2.2.7. Xử lý số liệu 37
2.2.8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Thực trạng sơ sinh nhẹ cân tại bệnh viện huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương năm 2013 39
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sơ sinh nhẹ cân tại địa bàn nghiên cứu 46
3.2.1. Mối liên quan giữa sơ sinh nhẹ cân và một số đặc tính của người
mẹ 46
3.2.2. Mối liên quan giữa sơ sinh nhẹ cân và tình trạng trẻ khi sinh 49
3.2.3. Mối liên quan giữa sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố trong thời kỳ
mang thai 50
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 55
4.1. Thực trạng sơ sinh nhẹ cân tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương năm
2013 . 55
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sơ sinh nhẹ cân tại bệnh viên
huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương 62
KẾT LUẬN 73
1. Thực trạng sơ sinh nhẹ cân tại bệnh viện huyện Bình Giang tỉnh Hải
Dương năm 2013 73
2. Một số yếu tố liên quan đến sơ sinh nhẹ cân tại địa bàn nghiên cứu: …. 73
KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
•
Tên bảng Trang
3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu 39
3.2. Phân bố trẻ sơ sinh nhẹ cân theo cân nặng 39
3.3. Phân bố trẻ sơ sinh nhẹ cân theo cân nặng của trẻ 40
3.4. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân theo mùa trong năm 41
3.5. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân theo giới tính 42
3.6. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân theo tuổi thai khi sinh 42
3.7. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân theo số con hiện có của bà mẹ 43
3.8. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân theo tuổi của mẹ 43
3.9. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân theo nghề nghiệp của mẹ 44
3.10. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân theo nơi ở của mẹ 45
3.11. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC với số con hiện có của mẹ 46
3.12. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC với tuổi của mẹ 46
3.13. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC với nghề nghiệp của mẹ 47
3.14. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC với trình độ học vấn của mẹ 48
3.15. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC với chiều cao của mẹ 48
3.16. Liên quan giuqax sơ sinh nhẹ cân với tuổi thai 49
3.17. Liên quan giữa SSNC với số con trong lần sinh này của mẹ 49
3.18. Liên quan giữa SSNC với tình trạng trẻ khi sinh 50
3.19. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC với cân nặng của mẹ trước có thai 50
3.20. Liên quan giữa SSNC với tỷ lệ mắc bệnh của mẹ khi có thai 51
3.21. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC tiền sử sinh con nhẹ cân 51
3.22. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC với tình trạng quản lý thai nghén 52
3.23. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC với số lần đi khám thai của mẹ 52
3.24. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC với việc uống viên sắt của mẹ 53
3.25. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC với tăng cân của mẹ khi có thai
3.26. Liên quan giữa tỷ lệ SSNC với lao động của mẹ khi có thai
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ Trang
3.1. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân tại bệnh viện huyện Bình Giang 40
3.2. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân theo cân nặng 41
3.3. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân theo giới 42
3.4. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân phân theo nghề nghiệp của mẹ 44
3.5. Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân theo vùng sinh thái 45
3.6. Mối liên quan giữa tuổi mẹ và sơ sinh nhẹ cân 47
3.7. Mối liên quan giữa sơ sinh nhẹ cân và số lần khám thai của mẹ 53