Thực trạng stress của sinh viên Điều dƣỡng đại học Thăng Long năm 2015 và một số yếu tố liên quan
Thực trạng stress của sinh viên Điều dưỡng đại học Thăng Long năm 2015 và một số yếu tố liên quan.Stress (căng thẳng tâm lý) là một phần tất yếu, không thể tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi người. Tình trạng stress ban đầu có thể giúp cá nhân chủ động ứng phó với các tác nhân từ môi trường sống đồng thời sẽ là động cơ thúc đẩy sự phát triển cá nhân, đó là những stress có lợi [35]. Tuy nhiên nếu stress với cường độ cao hoặc kéo dài hay lặp đi lặp lại nhiều lần có thể phá vỡ sự cân bằng sinh học của cơ thể, làm nảy sinh nhiều vấn đề sức khoẻ thể chất và tinh thần như trầm cảm, loâu, các bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…, đó là những căng thẳng có hại hay bệnh lý [34].
Sinh viên là nhóm đối tượng có độ tuổi từ 18 – 25. Đây là một trong những nhóm đối tượng được đánh giá là có nguy cơ gặp các vấn đề căng thẳng tâm lý ở mức cao. Các nguyên nhân gây tình trạng stress của nhóm đối tượng này như: Áp lực học tập, thi cử; đổ vỡ các mối quan hệ tình yêu, bạn bè, gia đình; điều kiện kinh tế khó khăn… Bên cạnh đó đây còn là nhóm có nhiều sang chấn, biến đổi về tâm lý trong giai đoạn cuối của tuổi dậy thì. Tại Mỹ, một nghiên cứu công bố năm 2008 cho thấy có hơn một nửa đối tượng từ 19 – 25 tuổi mắc ít nhất một rối loạn tâm thần
liên quan đến stress [27]. Tại Việt Nam trực trạng stress của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng cũng đang ở mức cao và đáng được quan tâm. Theo báo cáo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên lần thứ hai năm 2009 (SAVY II) có tới 73,1% thanh niên (tuổi từ 14 – 25) từng có cảm giác buồn chán do căng thẳng, 27,6% thanh niên từng có cảm giác rất buồn chán [5]. Tại trường Đại học Sư phạm
Đà Nẵng có tới 96% sinh viên có những biểu hiện của stress [2]. Do đặc thù khối lượng học tập lớn cộng với việc phải học tại lâm sàng nên so với sinh viên các ngành học khác thì sinh viên ngành Khoa học sức khoẻ trên thế giới cũng như tại Việt Nam có tỷ lệ gặp các vấn đề về stress tương đối cao. Tại Mỹ, có tới 86% sinh viên trường đại học Y Washington có các biểu hiện của stress. Trong khi đó tỷ lệ stress của sinh viên một số ngành Y của Đại học Y Nam Carolina lần lượt là: Đa khoa 54%, Răng hàm mặt 56% [40]. Trong khi đó tại Việt Nam, tỷ lệ sinh viên Đại học Y Hà Nội gặp vấn đề áp lực học tập chiếm tới 45% và sinh viên năm thứ nhất2 gặp các vấn đề sức khoẻ liên quan tới stress lên đến 20,5% [16]. Tỷ lệ stress của sinh viên Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 71,4% [21].
Ngành Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long là một trong 13 chuyên ngành của trường. Dựa vào đánh giá sơ bộ về chương trình học chúng tôi nhận thấy: so với các ngành khác, sinh viên Điều có khối lượng kiến thức lớn hơn, môi trường học tập thay đổi tại nhiều nơi khác nhau như giảng đường, phòng thực hành, bệnh viện, trực đêm, tiền học phí cao hơn và ít thời gian cho hoạt động giải trí, …
Trước tình trạng đó các câu hỏi được đặt ra là thực trạng stress của sinh viên Điều dưỡng đại học Thăng Long như thế nào? Các yếu tố nào liên quan đến thực trạng đó? Các yếu tố hỗ trợ xã hội, gia đình, bạn bè có giúp giảm tình trạng stress của sinh viên không? Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng stress của sinh viên Điều dƣỡng đại học Thăng Long năm 2015 và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Mỹ Anh (2009), “Biểu hiện stress của sinh viên Đại học Đà Nẵng”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng. 6(35), tr. 126-132.
2. Võ Hoàng Anh (2010), “Mức độ biểu hiến stress của sinh viên trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010.
3. Võ Hoàng Anh (2010), “Mức độ biểu hiến stress của sinh viên trường ĐHSP- ĐHĐN”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010.
4. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý, Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2004), “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt NamSAVY II”.
6. Phạm Thị Minh Đức (2008), Sinh lý học, Y học, Hà Nội.
7. Đỗ Thị Lệ Hằng (2009), “Các tác nhân gây stress và cách ứng phó với stress của trẻ vị thành niên”, Tạp chí Tâm lý học. 7(124).
8. Nguyễn Thị Hiền (2013), “Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim – mạch , tâm – thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi”, Thư viện quốc gia.
9. Nguyễn Thị Hiền (2013), “Nghiên cứu một số chỉ số chức sinh lý , tâm – thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi”, Thư viện quốc gia.
10. Nguyễn Thanh Hương (2010), Báo cáo chuyên đề Sức khoẻ Tâm thần của Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, Bộ Y Tế.
11. Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2011), “Tình trạng Stress của sinh viên Y tế công cộng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 15(1).
12. Đặng Phương Kiệt (2004), Stress và sức khoẻ, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
13. Đại học Thăng Long (2006), Chương trình khung ngàng Điều dưỡng.
14. Đại học Thăng Long (2012), Hướng dẫn học tập.79
15. Hoàng Phê (2010), Từ Điển Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội.
16. Nguyễn Triệu Phong (2011), “Áp lực học tập và một số vấn đề về sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội năm 2011”, Kỷ yếu NCKH – đại học Y Hà Nội 2011.
17. Nguyễn Viết Thiêm (2003), Rối loạn lo âu, các rối loạn liên quan với stress và điều trị học trong tâm thần, Bộ môn Tâm Thần, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
18. Nguyễn Hữu Thụ (2009), “Nguyên nhân Stress của sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội”, Tạp chí Tâm Lý Học. 3(120).
19. Lê Minh Thuận (2011), “Sức khoẻ tâm lý của sinh viên”, Y học thực hành. 7, tr. 72-75.
20. Phạm Huyền Trang (2013), “Thực trạng stress trong sinh viên trường Đại học Y Hà Nội”, Kỷ yếu NCKH – ĐH Y Hà Nội 2013.
21. Trần Kim Trang (2011), ” Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa”, Y học TP. Hồ Chí Minh. 16(1), tr. 356-362.
22. Trần Kim Trang (2011), “Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa, ” Y học TP. Hồ Chí Minh. 16(1), tr. 356-362.
23. Lê Trung (1999), “Stress nghề nghiệp và bệnh tật”, Y học lao động và vệ sinh môi trường,. 4, tr. 81-8