THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG ĐANG HỌC HỆ CỬ NHÂN VỪA LÀM VỪA HỌC

THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG ĐANG HỌC HỆ CỬ NHÂN VỪA LÀM VỪA HỌC

THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG ĐANG HỌC HỆ CỬ NHÂN VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG VÀ ĐẠI HỌC THÀNH TÂY

TRẦN THỊ NGỌC MAI Trường Đại học Thăng Long, Bệnh viện Bộ Xây dựng NGUYỄN HỮU HÙNG, TRẦN THỊ THANH HƯƠNG Trường Đại học Y Hà Nội

 TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Điều dưỡng hàng ngày, hàng giờ phải làm việc với cường độ rất cao, khối lượng công việc nhiều, luôn phải đối mặt với những tình huống cấp cứu chấn thương nặng. Rất ít nghiên cứu của Việt Nam tìm hiểu về stress của nhóm đối tượng này. Mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa học tại trường Đại học Thăng Long và Thành Tây. (2) Mô tả một số yếu tố liên quan tới stress của điều dưỡng nêu trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng thang đo Stress trên điều dưỡng (NSS) (Nursing stress scale) được tiến hành trên 299 điều dưỡng lâm sàng đang theo học hệ cử nhân vừa làm vừa học của trường Đại học Thăng Long và Đại học Thành Tây. Kết quả: Nhóm tác nhân gây stress thường xuyên nhất và mức độ cao nhất đối với điều dưỡng là các nhóm liên quan đến: (1) Chứng kiến cái chết và sự chịu đựng đau đớn của bệnh nhân với mức độ gây stress là 1,64, tần suất 0,83, (2) Khối lượng công việc lớn với mức độ gây stress là 1,42 tần suất 0,99. Các điều dưỡng làm việc ở khoa Hồi sức cấp cứu có tần suất mắc stress cao hơn điều dưỡng làm ở các khoa khác với điểm đánh giá trung bình là 52,2. Kết luận: Bệnh viện cũng như các nhân viên điều dưỡng cần chú ý hơn đến các tác nhân gây stress cho điều dưỡng để có thể nâng cao hiệu suất công việc cũng như làm hạn chế xảy ra rủi ro khi chăm sóc bệnh nhân.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment