Thực trạng stress ở sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên năm 2016 và một số yếu tố liên quan
Thực trạng stress ở sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên năm 2016 và một số yếu tố liên quan.Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về cả thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tàn phế”. Như vậy, bên cạnh sức khỏe thể chất chúng ta cũng cần quan tâm đến sức khỏe tâm thần [46].
Báo cáo của WHO (2012) cho thấy có 25% dân số thế giới gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần (trong đó có stress) và dự đoán đến năm 2020, các vấn đề sức khỏe tâm thần sẽ là gánh nặng bệnh tật lớn thứ hai toàn cầu, chỉ đứng sau bệnh tim mạch [41]. Tại Việt Nam, chưa có số liệu điều tra tổng thể trên cộng đồng về thực trạng stress. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã được tiến hành trên các nhóm đối tượng cụ thể như nhân viên y tế, giáo viên, học sinh, sinh viên [5, 8, 13].
Trong nhóm đối tượng học sinh – sinh viên, sinh viên y dược là nhóm dễ mắc stress. Nguyên nhân là do họ không chỉ học lý thuyết trên lớp mà còn phải thực tập tạibệnh viện với thời gian dày đặc. Điều này khiến cho sinh viên không tránh khỏi căng thẳng, mệt mỏi và thiếu ngủ dẫn đến tình trạng sức khỏe kém đi [11]. Nghiên cứu cắt ngang của trường đại học King Saud, Ả Rập được thực hiện trên 755 sinh viên y khoa cho thấy 63% sinh viên bị stress trong đó có 25% sinh viên bị stress nặng và tỷ lệ sinh viên năm thứ ba bị stress là cao nhất (30,5%) [19]. Nghiên cứu khác ở sinh viên y khoa trường đại học Tehran ở Iran cũng chỉ ra rằng 83% sinh viên bị stress trong đó sinh
viên học lâm sàng bị stress chiếm 46% [46]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Minh Thuận thực hiện năm 2011 trên 252 sinh viên y khoa năm thứ 4 tại trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) cho thấy 11% đối tượng nghiên cứu bị stress nặng [11]. Nghiên cứu của Trần Kim Trang trên 483 sinh viên năm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 cho thấy 71,4% sinh viên năm thứ hai bị stress [12]. Nghiên cứu của Vũ Dũng trên 303 sinh viên điều dưỡng trường Đại học Thăng Long cho thấy 22,8% sinh viên bị stress ở mức độ cao trong đó sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 bị stress chiếm 56,6% [1].2
Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên là trường Y dược đào tạo đa ngành bao gồm điều dưỡng, hộ sinh và dược. Mỗi năm, trường tuyển sinh 1200 sinh viên cao đẳng. Qua kết quả tổng kết đánh giá cuối mỗi môn học của sinh viên năm 2014, phần lớn sinh viên cho rằng lịch học khá dày đặc, cường độ học tập cao, áp lực thi cử cộng với lịch thực tập tại các bệnh viện nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ và tâm lý của sinh viên. Câu hỏi đặt ra là: (1) Thực trạng stress của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên hiện nay ra sao? (2) Những yếu tố nào liên quan đến tình trạng stress ở sinh viên và liên quan như thế nào? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng stress ở sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên năm 2016 và một số yếu tố liên quan” từ đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp giúp cải thiện tình trạng stress ở sinh viên
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………………………..v
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………………vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ………………………………………………………………………..vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………..1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………..4
1.1. Khái niệm về stress……………………………………………………………………………………..4
1.2. Ảnh hƣởng của stress………………………………………………………………………………….5
1.3. Các dấu hiệu của stress……………………………………………………………………………….6
1.4. Nguyên nhân của stress ………………………………………………………………………………7
1.5. Thực trạng về stress của sinh viên y trên thế giới và Việt Nam……………………..7
1.6. Các yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên y khoa ……………………………………..10
1.7. Công cụ sử dụng nghiên cứu stress ở học sinh – sinh viên…………………………..14
1.8. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu……………………………………………………………….16
KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………18
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………19
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………………………………………..19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………..19
2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………………..19
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ………………………………………………………………………..20iii
2.5. Công cụ và phƣơng pháp thu thập số liệu ………………………………………………….22
2.6. Các biến số nghiên cứu, thƣớc đo và tiêu chuẩn đánh giá …………………………..25
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………………………………….26
2.8. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………………………….27
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục …………………………………………………………………..27
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………….29
3.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu……………………………………………….29
3.2. Thực trạng stress ở sinh viên …………………………………………………………………….33
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng stress ở sinh viên …………………………..37
3.4. Mô hình hồi quy đa biến……………………………………………………………………………48
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………….52
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………….64
CHƢƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………..65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………….66
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………….72
Phụ lục 1: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu …………………………………………………..72
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn ……………………………………………………………………..73
Phụ lục 3: Hƣớng dẫn thảo luận nhóm sinh viên các ngành dƣợc, hộ sinh, ……….82
điều dƣỡng ……………………………………………………………………………………………………..82
Phụ lục 4: Phỏng vấn sâu giáo viên chủ nhiệm các ngành đào tạo dƣợc, hộ sinh,
điều dƣỡng ……………………………………………………………………………………………………..84
Phụ lục 5: Bảng biến số trong nghiên cứu định lƣợng……………………………………….86iv
Phụ lục 6: Chỉnh sửa Phiếu điều tra sau thử nghiệm………………………………………..94
Phụ lục 7: Đánh giá độ tin cậy của thang đo DASS 21………………………………………9