Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020.Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”, nhưng trong thực tế hiện nay, sức khỏe tâm thần vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Mặc dù các rối loạn tâm thần đã và đang chiếm một tỷ lệ lớn trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đặc biệt có ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhóm vị thành niên và thanh niên. Nhiều nghiên cứu trên đối tượng học sinh – sinh viên đã chỉ ra rằng ngày càng gia tăng về tỷ lệ và mức độ stress trong thời kì này cao hơn hẳn các giai đoạn khác trong cuộc đời [33],[65].
Stress có thể là động lực giúp con người tập trung hơn vào công việc và đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên khi công việc quá tải, áp lực lớn kèm tình trạng stress kéo dài với cường độ mạnh không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất tập trung, mất ngủ, làm giảm chất lượng công việc, học tập [46]. Hiện nay, stress là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần đang thu hút nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong môi trường Y khoa, nơi tỷ lệ sinh viên bị stress nhiều nhất[32], [43], [47].
Năm 2014, Mỹ có khoảng 2500 người bị stress liên quan đến các vấn đề sức khỏe và gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của cộng đồng [42]. Theo một nghiên cứu khác ở Mỹ, được thực hiện vào năm 2008 bởi Associated Press chỉ ra rằng có 1 trên 10 sinh viên thường xuyên bị stress, 1 trên 5 sinh viên cảm thấy căng thẳng trong phần lớn thời gian. Tỷ lệ này tăng 20% so với cuộc điều tra 5 năm trước đó [58]. Ở Canada, tổ chức Mental Health Task Force on Graduate Student của Đại học California Berkey đã khảo sát sinh viên cử nhân của trường và phát hiện 45% sinh viên có các vấn đề về stress trong vòng 12 tháng qua [38].2
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Hồng Đào tại khoa Y tế Công cộng – ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có 46,8% sinh viên Y tế công cộng và 44% sinh viên khối Y học dự phòng có dấu hiệu stress [4]. Một nghiên cứu trên 346 sinh viên khoa Y tế Công cộng – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minhcủa tác giả Lê Hoàng Thanh Nhung (2017) theo thang đo DASS-21. Nghiên cứu cho thấy có 17,6% sinh viên có dấu hiệu stress mức độ nhẹ, 18,2% mức độ vừa, 7,8% mức độ nặng và 0,9% mức độ rất nặng. Nghiên cứu cũng cho thấy các nguyên nhân đưa đến tỷ lệ stress trên đối tượng này là gồm các yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và yếu tố học tập [13]. Khoa Y Dược Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn có chức năng đào tạo cả lĩnh vực Y và Dược, trình độ cao đẳng và một số chương trình ngắn hạn khác liên quan đến sức khỏe theo chiến lược của Ban Giám Hiệu nhà trường về sự phát triển dài lâu trong việc mở rộng danh mục ngành đàotạo cho Khoa trong thời gian tới.
Với Chức năng nhiệm vụ “Duy trì và nâng cao chất lượng học tập của học sinh, phát triển hợp tác quốc tế trong đào tạo ngành điều dưỡng theo chuẩn quốc tế (Hợp tác với tổ chức Jica – Nhật Bản, Đức…) và mục tiêu “Đáp ứng kịp thời xu thế hội nhập và nhu cầu xã hội, Khoa Y Dược không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành sức khỏe, giúp học sinh cập nhật kiến thức mới, rèn luyện tay nghề vững vàng sau tốt nghiệp” [9], nên cả Thầy và trò đều tích cực dạy và học sao cho “ Làm việc được – Được việc làm”.
Với những mục tiêu trên, sinh viên đang theo học tại trường đều yên tâm học tập vì nhận ra có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Bên cạnh các thuận lợi là các áp lực căng thẳng, cần được quan tâm của nhà trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học, đồng thời đưa ra những biện pháp kịp thời và phù hợp với xu hướng tâm lý của các sinh viên, giúp hạn chế được tình trạng stress nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao kết quả học tập, mở rộng cơ hội hành nghề sau khi tốt nghiệp.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020”, với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng stress ở sinh viên Khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress ở đối tượng nghiên cứu
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………………1
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chương 1 TỔNG QUAN ………………………………………………………………………………4
1.1 … Định nghĩa stress………………………………………………………………………………..4
1.2 … Biểu hiện của stress…………………………………………………………………………….5
1.3 … Phân loại stress…………………………………………………………………………………..6
1.4 … Các yếu tố dẫn đến stress …………………………………………………………………….8
1.5 … Quản lý stress …………………………………………………………………………………….9
1.6 … Công cụ sàng lọc stress ……………………………………………………………………..10
1.7 … Tác động của stress đến con người ……………………………………………………..14
1.8 … Các nghiên cứu về stress trên thế giới và tại Việt Nam………………………….16
1.8.1 Nghiên cứu trên thế giới ……………………………………………………………..16
1.8.2 Nghiên cứu tại Việt Nam……………………………………………………………..18
1.9 … Các yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên ………………………………………….22
1.10 . Giới thiệu sơ lược về Khoa Y Dược trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài
Gòn – thành phố Hồ Chí Minh……………………………………………………………………28
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………31
2.1. .. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….31
2.2. .. Địa điểm, thời gian nghiên cứu…………………………………………………………..31
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………….31
2.2.3. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………………….31
2.3. .. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………..31
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………31
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………31
2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu…………………………………………………………………..32
2.4. .. Các biến số và chỉ số nghiên cứu………………………………………………………..34
2.4.1. Biến số độc lập ……………………………………………………………………….34
2.4.2. Biến số phụ thuộc ……………………………………………………………………37
2.4.3. Tiêu chí đánh giá…………………………………………………………………….392.5. .. Phương pháp thu thập thông tin ………………………………………………………….39
2.5.1. Công cụ thu thập thông tin……………………………………………………….39
2.5.2. Kĩ thuật thu thập thông tin………………………………………………………..40
2.6. .. Phân tích và xử lý số liệu …………………………………………………………………..40
2.7. .. Sai số và biện pháp khống chế sai số…………………………………………………..41
2.7.1. Sai số …………………………………………………………………………………….41
2.7.2. Biện pháp khắc phục ……………………………………………………………….41
2.8. .. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………………….41
2.9. .. Hạn chế của đề tài …………………………………………………………………………….42
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………….43
3.1. .. Đặc tính dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu………………………………….43
3.2. .. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dượctrường Cao đẳng Bách khoa
Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh ………………………………………………………47
3.3. .. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược
trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh……………..50
3.4. .. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tỷ lệ stress Khoa Y Dược trường
Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh ………………………55
Chương 4 BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………..58
4.1. .. Đặc tính dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu………………………………….58
4.2. .. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa
Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh ………………………………………………………61
4.3. .. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa
Nam Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh và các đặc tính mẫu nghiên cứu……….62
4.4. .. Mối liên quan giữa stress và các yếu tố học tập ……………………………………64
4.5. .. Mối liên quan giữa stress và các yếu tố đặc điểm xã hội………………………..66
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..69
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..1
PHỤ LỤC 1…………………………………………………………Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 2…………………………………………………………Error! Bookmark not define
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1 Thang đo DASS-21 ……………………………………………………………….. 11
Bảng 1.2: Bảng phân loại các mức độ stress, lo âu, trầm cảm …………………. 12
Bảng 2.1: Số lượng sinh viên khoa y dược năm học 2019 – 2020 (Tính đến
19.11.2019)………………………………………………………………………………………… 33
Bảng 2.2: Định nghĩa, phân loại và phương pháp thu thập các biến số …….. 34
Bảng 3.1: Đặc điểm dân số của sinh viên khoa YDược trường Cao đẳng Bách
khoa Nam Sài ……………………………………………………………………………………. 43
Bảng 3.2: Đặc điểm cá nhân của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng
Bách khoa Nam Sài Gòn …………………………………………………………………….. 44
Bảng 3.3: Đặc điểm cá nhân của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng
Bách khoa Nam Sài Gòn …………………………………………………………………….. 45
Bảng 3.4: Đặc điểm xã hội của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách
khoa Nam Sài Gòn …………………………………………………………………………….. 46
Bảng 3.5: Tỷ lệ mức độ stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng
Bách khoa Nam Sài Gòn ……………………………………………………………………… 47
Bảng 3.6. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách
khoa Nam Sài Gòn phân bố theo đặc tính của đối tượng nghiên cứu ……….. 48
Bảng 3.7. Thực trạng stress ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách
khoa Nam Sài Gòn phân bố theo đặc tính của đối tượng nghiên cứu ………… 49
Bảng 3.8: Đặc điểm dân số liên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược
trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn …………………………………………… 50
Bảng 3. 9: Đặc điểm dân số liên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược
trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn …………………………………………… 51
Bảng 3.10: Đặc điểm cá nhân liên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược
trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn …………………………………………… 52Bảng 3.11: Đặc điểm cá nhân liên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược
trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn ……………………………………………. 53
Bảng 3.12: Đặc điểm xã hộiliên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược
trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn …………………………………………… 54
Bảng 3. 13: Đặc điểm xã hộiliên quan đến stress của sinh viên khoa Y Dược
trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn …………………………………………… 55
Bảng 3. 14. Các yếu tố liên quan với stress đã hiệu chỉnh cho các biến số gây
nhiễu và tương tác (phân tích đa biến) ………………………………………………….. 5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com