Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế, gánh nặng chi phí y tế của hộ gia đình và một sô yếu tô liên quan: kết quả phân tích điêu tra mức sông hộ gia đình Việt Nam năm 2012
Luận văn Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế, gánh nặng chi phí y tế của hộ gia đình và một sô yếu tô liên quan: kết quả phân tích điêu tra mức sông hộ gia đình Việt Nam năm 2012.Sau gần 30 năm đổi mới đất nước, hệ thống y tế nước ta đã có những thay đổi tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng. Tổ chức hệ thống chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất được tăng cường. Các chỉ số cơ bản về sức khỏe nhân dân được nâng cao và có nhiều cải thiện rõ rệt [1]. Bên cạnh những kết quả tích cực không thể phủ nhận đó thì hệ thống y tế nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế. Quản lý y tế còn nhiều bất cập, hệ thống văn bản pháp quy chưa đồng bộ, hiệu quả lập kế hoạch còn hạn chế. Nguồn nhân lực y tế còn thiếu và chưa đồng đều chất lượng giữa các tuyến đặc biệt là tuyến cơ sở, chất lượng đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu, quản lý nguồn nhân lực còn yếu. Về tài chính y tế, tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước cho y tế giảm rõ rệt trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng bao phủ bảo hiểm y tế còn hạn chế, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế chưa hiệu quả và bền vững. Lĩnh vực thuốc và trang thiết bị y tế còn chưa có sự quản lý chăt chẽ. Mô hình tổ chức y tế dự phòng thiếu gắn kết với điều trị, chưa đảm bảo tính liên tục và toàn diện trong chăm sóc sức khỏe. Tình trạng quá tải bệnh viện vẫn còn xảy ra trầm trọng ở tất cả các tuyến đặc biệt là tuyến trung ương, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiều dịch vụ chuyên môn còn thiếu và chưa được cập nhật thường xuyên [2].
Từ những vấn đề còn tồn tại và đứng trước những thách thức mới, ngành y tế đang nỗ lực thực hiện các chính sách, nâng cao chất lượng hệ thống y tế, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm ngành y tế 2011-2015 và các mục tiêu thiên niên kỷ. Trong các giải pháp thực hiện Bộ y tế đã thảo luận quan điểm của Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới đưa ra là “Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân” với hai mục tiêu chiến lược: một là đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hai là mọi người dân đều được bảo vệ trước tổn thất tài chính do y tế. Trong khung bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân của Tổ chức Y tế Thế giới đưa, 3 khía cạnh cần bao phủ bao gồm: i) Một là bao phủ về dân số; ii) Hai là bao phủ về dịch vụ; iii) Ba là bao phủ về chi phí. Thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là một quá trình lâu dài và xuyên suốt, đòi hỏi một hệ thống y tế nhạy bén, có tính đáp ứng cao và toàn diện [3]
Việc phân tích thực trạng sử dụng dịch vụ y tế và chi phí y tế sẽ cung cấp thêm góc nhìn về những khó khăn và thách thức từ các khía cạnh cần bảo phủ trước khi hướng tới thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Xuất phát từ quan điểm và mục tiêu chiến lược trên tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế, gánh nặng chi phí y tế của hộ gia đình và một sô yếu tô liên quan: kết quả phân tích điêu tra mức sông hộ gia đình Việt Nam năm 2012”, đề tài được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ y tế và gánh nặng chi phí y tế của hộ gia đình Việt Nam năm 2012.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chi phí y tế của hộ gia đình Việt Nam 2012.
1. Trường Đại học Y Hà Nội và Ban tuyên giáo Trung ương-Vụ các vấn đề xã hội (2015), 30 năm đổi mới y tế Việt Nam: thành tựu và thách thức., Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012, Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2014), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2013, Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, Hà Nội.
4. Lê Thành Đồng (2015), Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm 2014 và kế hoạch phòng chống 2015, Viện Sốt rét-Kí sinh trùng-Côn trùng TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, truy cập ngày 15/05-2015, tại trang web http://www.impehcm.org.vn/index.php?mod=tintuc&did=2&nid=234.
5. Bộ y tế (2012), Báo cáo tổng kết Chương trình phòng, chống bệnh không lây nhiễm 2002-2011.
6. Minh Hải (2012), Tỷ lệ Tăng huyết áp tăng rất nhanh, Báo điện tử VnMedia, truy cập ngày 8/10-2012, tại trang web http://vnmedia.vn/VN/suc-khoe/tin-tuc/tv-le-nguoi-viet-cao-huvet-ap- tang-rat-nhanh-73-317923.html.
7. Nguyễn Thị Trang Nhung (2011), Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam. Hà Nội. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
8. Chính phủ nước CHXHCNVN (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, chủ biên.
9. Bộ Y tế (2010), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010, Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-2015, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2007), Niên giám thống kê 2006, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
11. Dahlgren (2000), Các vấn đề công bằng và hiệu quả trong các chính sách chăm sóc sức khỏe theo định hướng công bằng và hiệu quả, CIMHMelbourne.
12. Russell S (1996), Ability to pay for health care: Concepts and evidence, Health policy and Planning, 11(3), 219-237.
13. Bộ Y tế (2003), Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
14. Vũ Xuân Phú (2003), Khía cạnh tài chính y tế và công cụ quản lý tài chính y tế, Tạp chí thông tin y dược(JMPI), 1, 20, 2, 15.
15. Ericksson B, Hojer B và Diwan KV (2002), Primary health concept revisited: Where do people seek health care in rural area of Viet Nam, Health policy, 61, 95-109.
16. Fabbricant SJ, Kamara và Mill A (1999), Why the poor pay more: Household curative expenditures in rural Sierra Leone, Health Plan, 14, 179-199.
17. Trần Hoài Nhẫn (2004), Cải thiện sức khỏe và chương trình xóa đói giảm nghèo, Báo tuổi trẻ điện tử, truy cập ngày 16/5-2004, tại trang web http://www.baotuoitre.com.vn/tinantyon/index.aspx/.
18. Bộ Y tế (2004), Tài khoản y tế quốc gia1998-2000, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 55, 170-198.
19. Bộ Y tế (2008), Tài khoản Y tế quốc gia 2000 đến 2006, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
20. Quốc hội nước CHXHCNVN (2003), Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, số 07/2003/PL-BTVQH11 ngày 25//2/2003, chủ biên.
21. Andersen I (2001), Equity or equality in health? Atheoretical discussion and a case study El Salvador, Nordict School of Publich Health, Godthenburg Sweden MPH.
22. Dror D và Preker AS (2002), Social Re-Insurance: A new Aproach to Sustainable Comunity Health Financing, Washington.
23. Toan NV (2001), Utilisation of health care service in a transitional society: study in Viet Nam 1991-1999, Karolinska Institutet Stockholm, Sweden.
24. Ha NTH (2002), Household utilization and expenditure on private and publich health service in Viet Nam, Health Policy andPlan, 17, 61-70.
25. Xu K (2005), Household catatrophic health expenditures methedology, Geneva.
26. Xu K, Klavus (2003), Household health system contributions and capacity to pay: Definitional, empirical and technical challenges, method and Empiricism Health systems performance assessment, chủ biên, Geneva.
27. WHO (2009), Health financing strategy in Asia Pacific region for 2010¬2015.
28. van Doorslaer, EO’Donnell, Rannan-Eliya, et al. (2007), Catastrophic payment for medical care in Asia, Health Economic, 16, tr. 159-184.
29. Bách khoa toàn thư-Wikipedia Việt Nam và thông tin nhân khẩu học Việt
Nam, truy cập ngày 26/5-2015, tại trang web
http: //vi .wikipedia. org/wiki/Vi%E 1 %BB%87t Nam# .C4.90.E1.BB. 8Ba
l.C3.BD.
30. Tổng cục thống kê (2015), Số liệu thống kê- Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013, truy cập ngày 26/5-2015, tại trang web http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714.
31. Đào Văn Dũng, Vũ Thị Kim Anh và Lương Xuân Hiến (2010), Thực trạng chi phí y tế hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 1993-2008, Tạp chí y học Việt Nam, 2, 52-53.
32. WHO (2011), Gánh nặng tài chính chi tiêu y tế từ tiền túi hộ gia đình ở Việt Nam: những phát hiện từ Điều tra mức sống dân cư quốc gia 2002 2008, Hà Nội.
33. Vũ Thị Kim Anh, Đào Văn Dũng và Lương Xuân Hiến (2010), Đo lường tác động của chi phí y tế lên tình trạng nghèo hóa ở Việt Nam giai đoạn 2006-2008, Tạp chíy học Việt Nam, 5-8.
34. World Health Organization và Regional Office for Western Pacific
(2011) , Analysis on catastrophic payments for health in China and Manila.
35. World Health Organization-Regional Office for Western Pacific (2011),
Financial burden from OOP expenditures and Health facility utilization in Lao, Manila.
36. World Health Organization-Regional Office for Western Pacific (2011), Financial burden of health payments in the Philippines, Manila.
37. Tổng cục thống kê Việt Nam (2010), Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008.
38. Tổng cục thống kê Việt Nam (2012), Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010.
39. Hoang Van Minh, Nguyen Thi Kim Phuong, Priyanka Saksena et al
(2012) , Financial burden of household out-of-pocket health expenditure in Viet Nam: Finding from National Living Standard Survey 2002-2010.
ĐẶT VẤN ĐỀ Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế, gánh nặng chi phí y tế của hộ gia đình và một sô yếu tô liên quan: kết quả phân tích điêu tra mức sông hộ gia đình Việt Nam năm 2012
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Mô hình bênh tật và tình trạng sức khỏe tại Việt Nam 3
1.1.1. Mô hình bệnh tật tại Việt Nam 3
1.1.2. Tình hình sức khỏe người dân 4
1.2. Mối quan hệ giữa ốm đau bệnh tật và nghèo đói 7
1.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của hộ gia đình Việt Nam 10
1.3.1. Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế 10
1.3.2. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế hộ gia đình 11
1.4. Thực trạng chi phí y tế hộ gia đình ở Việt Nam 13
1.4.1. Chi phí y tế từ tiền túi hộ gia đình 13
1.4.2. Gánh nặng chi phí y tế hộ gia đình 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 16
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 16
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 16
2.2.2. Nguồn số liệu 16
2.2.3. Biến số, chỉ số 19
2.2.4. Thu thập số liệu và xử lý số liệu 20
2.2.5. Quản lý và phân tích số liệu, khống chế sai số 20
2.2.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 21
3.1. Tình trạng kinh tế xã hội của hộ gia đình Việt Nam 21
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học 21
3.1.2. Đặc điểm chung về giáo dục 21
3.1.3. Đặc điểm chung về kinh tế hộ gia đình 22
3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của hộ gia đình Việt Nam 23
3.2.1. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của hộ gia đình trong 12 tháng qua.23
3.2.2. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của hộ gia đình theo các đặc điểm
kinh tế xã hội 24
3.3. Chi phí y tế và gánh nặng chi phí y tế hộ gia đình Việt Nam 27
3.3.1. Thực trạng chi phí y tế hộ gia đình 27
3.3.2. Gánh nặng chi phí y tế hộ gia đình 28
3.4. Một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chi phí y tế hộ gia đình 29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 32
4.1. Một số đặc điểm chung của người dân Việt Nam 32
4.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của hộ gia đình Việt Nam 33
4.2.1. Thực trạng chung sử dụng dịch vụ y tế của hộ gia đình 33
4.1.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế theo các đặc điểm của hộ gia đình. . 34
4.3. Thực trạng chi phí y tế và gánh nặng chi phí y tế hộ gia đình Việt Nam .. 36
4.3.1. Thực trạng chi phí y tế của hộ gia đình 36
4.3.2. Gánh nặng chi phí y tế hộ gia đình 36
4.3.3. Gánh nặng chi phí y tế theo các đặc điểm hộ gia đình 37
4.4. Một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chi phí y tế hộ gia đình Việt Nam … 38
4.4.1. Yếu tố liên quan đến chi phí y tế thảm họa 38
4.4.2. Các yếu tố quyết định sự nghèo hóa do chi phí y tế của hộ gia đình. . 38
KẾT LUẬN 39
KHUYẾN NGHỊ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIÉT TẮT
Giải thích
Bảo hiểm y tế
Chi tiêu y tế thảm họa (Catastrophic health expenditure) Khả năng chi trả (Capacity to pay)
Dịch vụ y tế
Tổng chi tiêu hộ gia đình (Total Expenditure)
Hộ gia đình Khám chữa bệnh
Chi tiêu y tế từ tiền túi (Out of Pocket Payment)
Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (Viet Nam Household Living Standard Survey)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Oganization)
Bảng 1.1. Một số chỉ số y tế cơ bản 4
Bảng 2.1. Biến số chỉ số nghiên cứu 19
Bảng 3.1. Số nhân khẩu trung bình 1 hộ gia đình trong năm 2012 21
Bảng 3.2. Tỷ lệ hộ nghèo theo khu vực thành thị và nông thôn năm 2012. . 22 Bảng 3.3. Tổng thu nhập và chi tiêu trung bình nhân khẩu trong 1 tháng của
hộ gia đình theo khu vực trong năm 2012 22
Bảng 3.4. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế của thành viên hộ gia đình theo giới tính
năm 2012 24
Bảng 3.5. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế hộ gia đình theo 2 khu vực thành thị và
nông thôn năm 2012 24
Bảng 3.6. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế của thành viên theo nhóm tuổi năm 2012 .. 25 Bảng 3.7. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế của người dân theo trình độ học vấn năm
2012 25
Bảng 3.8. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng qua của thành viên hộ gia
đình theo sở hữu Bảo hiểm y tế năm 2012 26
Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế theo các nhóm thu nhập của hộ gia đình
năm 2012 27
Bảng 3.10. Chi phí y tế từ tiền túi theo các đặc điểm HGĐ năm 2012 27
Bảng 3.11. Tỷ lệ hộ gia đình có chi phí y tế thảm họa và bị nghèo hóa do y tế
theo đặc điểm HGĐ năm 2012 28
Bảng 3.12. Kết quả phân tích một số yêu tố liên quan tới chi phí y tế thảm họa
mức 40% của hộ gia đình năm 2012 29
Bảng 3.13. Kết quả phân tích một số yếu tố liên quan đến nghèo hóa do chi
phí y tế hộ gia đình năm 2012 30
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ dân cư trên 15 tuổi có trình độ bằng cấp học cao nhất của
theo giới tính năm 2012 21
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế của hộ gia đình trong các năm 2012 23 Biểu đồ 3.3. Số lần sử dụng dịch vụ y tế trung bình mỗi thành viên của hộ gia
đình trong năm 2012 23
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế theo tình trạng hôn nhân năm 2012.26
Hình 1.1. Khung bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân 6
Hình 1.2. Vòng luẩn quẩn của bệnh tật và đói nghèo 9
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống cung cấp dịch vụ y tế công lập ở Việt Nam 10