Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của công nhân Công ty sơn, mạ điện bề mặt sản phẩm bằng nhựa, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, năm 2013
Luận văn Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của công nhân Công ty sơn, mạ điện bề mặt sản phẩm bằng nhựa, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, năm 2013. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành sơn mạ điện chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, vừa góp phần tăng thu ngân sách vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Sản phẩm sơn mạ điện đóng vai trò quan trọng trong việc kiến thiết đất nước và các sản phẩm phương tiện dùng hàng ngày.
Ăn mòn vật liệu sản xuất là vấn đề rất nghiêm trọng gây nên tổn thất rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. Trên thế giới có khoảng một phần ba trọng lượng kim loại hàng năm bị ăn mòn, phá hủy. Tác hại do ăn mòn gây ra là rất lớn, gồm nhiều tác hại trực tiếp và gián tiếp. Vì thế, chống ăn mòn là một vấn đề đã và đang được áp dụng để làm giảm thiệt hại này.
Nghị quyết đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định, từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu xây dựng nước ta cơ bản thành nước công nghiệp. Vì vậy, việc quan tâm sức khỏe người lao động công nghiệp là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn, Nghị quyết 46NQ/TW ngày 23/2/2005 của bộ chính trị. Dẫn từ [16], đã chỉ rõ “Kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khỏe và thay đổi lối sống, môi trường điều kiện lao động trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nâng cao năng lực giám sát, đẩy mạnh phòng chống các bệnh nghề nghiệp nâng cao sức khỏe”
Sơn và mạ điện là một phương pháp rất có hiệu quả để bảo vệ sản phẩm khỏi ăn mòn trong môi trường xâm thực và trong khí quyển. Trong đó, sơn mạ điện các sản phẩm là một ứng dụng quan trọng của mạ điện để bảo vệ vật liệu khỏi bị ăn mòn. Bên cạnh lợi ích kinh tế đó nhưng chúng ta cũng phải bảo vệ lợi ích sức khỏe con người làm việc nơi này mà phần lớn là công nhân trực tiếp nơi làm.
Để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc,bảo vệ sức khỏe người lao động, việc xây dựng chính sách quốc gia quản lý, giám sát môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, để nâng cao sức khỏe cho người lao động, trong đó ngành sơn mạ điện được xem là ngành độc hại là nhiệm vụ có tính cấp thiết. Các nghiên cứu về môi trường, sức khỏe trong ngành sơn mạ điện hiện nay ở nước ta còn là rất thấp đặc biệt là tình hình sức khỏe của công nhân, liên quan đến nghề nghiệp đang làm tại Hà Nội chưa có nghiên cứu nào về sức khỏe của công nhân sơn mạ điện. Việc quan tâm xem sức khỏe ở các hệ thống cơ quan trong cơ thể công nhân sơn mạ điện có khác gì với đối tượng lao động khác không, đang là vấn đề bỏ ngõ. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của công nhân Công ty sơn, mạ điện bề mặt sản phẩm bằng nhựa, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, năm 2013” với những mục tiêu sau đây:
1) Mô tả thực trạng sức khỏe công nhân Công ty sơn, mạ điện bề mặt sản phẩm bằng nhựa, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, năm 2013.
2) Mô tả thực trạng bệnh tật của công nhân Công ty sơn, mạ điện bề mặt sản phẩm bằng nhựa, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, năm 2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của công nhân Công ty sơn, mạ điện bề mặt sản phẩm bằng nhựa, khu công nghiệp Bắc Thăng Long, năm 2013
Tiêng việt:
1. Đàm Thương Thương (2005) Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường “Điều tra về môi trường và sức công nhân nhà máy cơ khí và nhà máy hợp kim sắt Thái Nguyên” Báo cáo khoa học toàn văn tại hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần VI
2. Khương văn Duy (2011), Dịch tễ học ứng dụng trong nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học.
3. Đỗ Hàm (1998), “Một số xét nghiệp về độc chì và Asen trong công nhân kim loại màu 1997-1998”. Báo cáo toàn văn, Hội nghị Y học lao động toàn quốc lần thứ 3.
4. Vũ thị Thu Hằng (2003), “Bước đầu tiên nghiên cứu về sức khỏe, bệnh tật và tai nạn lao động của công nhân xí nghiệp luyện kim màu II Thái Nguyên” (2000-2002). Báo cáo toàn văn, Hội nghị Y học lao động toàn quốc.
5. Hoàng Khải Lập (2003), “Nghiên cứu một số đặc điểm điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe và bệnh tật ở công nhân ngành cơ khí luyện kim năm 2002”, Báo cáo toàn khoa học toàn văn bản hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần V.
6. Đặng Thị Thảo (2007) “Thực trạng ôi nhiễm môi trường lao động và ôi nhiễm do bụi,hơi chì trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Bảo hộ lao động số tháng 8/2007.
7. Hoàng văn Bính (2002), Độc chất học công nghiệp và dự phòng nhiễm độc. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
8. Nguyễn Thị Toán (2004) Viện Y hoc LĐ & VSMT “Điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe công nhân cơ khí luyện kim” Tạp chí Bảo hộ lao động “số 11”
9. Nguyễn Đức Trọng (2006) “thực trạng điều kiện lao động và tình hình sức khỏe công nhân luyện kim chì Thái Nguyên” Tạp chí Y học sự phòng,tập XVI “số 1”.
10. Lê Trung (2002), Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp. Nhà xuất bản Y học.
11. Lê Trung , Phạm Ngọc Qúy ,Tạ Tuyết Bình(2003) Nghiên cứu rối loạn thông khí phổi và phân tích khí màu ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với bụi silic.Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ nhất ,Nhà xuất bản y học.
12. Viện Y học lao động và Vệ Sinh Môi Trường (2002), Thường quy kỹ thuật Y học lao động -Vệ sinh môi trường – Sức khỏe trường học. Nhà xuất bản Y học.
13. Trường Đại học Y Hà Nội (1998), Phương pháp nguyên cứu Y học.
Nhà xuất bản Y học.
14. Quyết định 176/2006/QĐ – TTg ngày 1/8/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ về “phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì kẽm giai đoạn 2006-2015, có xét đến 2020”.
Tiếng nước ngoài:
15. Baker, Beth A (2004) “Metal fume fever” Elsevier Inc.
16. Christopher John Martin (1998) “An inveetigation of Zinc exposure and Metal Funme fever in Chinese Foundry Workers”
17. Armstrong CW (1983), “An outbreak of metal fume fever. Diagnostic use of urinary copper and zinc determinations”, Journal Occup Med.
18. IOL (1998), Copper, lead and zinc smelting and refining. Ency clopanedia of OSH, fourth e dition.
19. George Schiff man (2007), “Hypersensitivity Pneumonnitis” me dicinenet.com
20. International Councial on Miing Metals (8/ 2007), “Health risk assessment guidance for metals – assessment of occupational inhalation expossere and systemic inhalation absorption”, www.icmm.com
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về kim loại 3
1.1.1 Khái niệm về sự ăn mòn kim loại 3
1.1.2. Phân loại các quá trình ăn mòn kim loại 3
1.1.2. Bảo vệ khỏi bị ăn mòn bằng phương pháp sơn 5
1.2. Các yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của ngành sơn, mạ điện sản phẩm
bằng nhựa tới môi trường và con người 7
1.2.1. Ảnh hưởng tới môi trường 7
1.2.2. Ảnh hưởng tới con người 8
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trạng sức khỏe của
công nhân làm về sơn, mạ điện sản phẩm bằng nhựa 9
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 9
1.3.2. Các nghiên cứu ngoài nước 11
1.4. Sơ đồ nghiên cứu 14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
2.1.1. Thời gian nghiên cứu 15
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 15
2.2. Đối tượng nghiên cứu 15
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 16
2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 16
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu 17
2.3.4. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 19
2.3.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 19
2.3.5. Khái niệm về phân loại sức khỏe sử dụng trong nghiên cứu 19
2.3.6. Sai số và cách khống chế sai số 20
2.3.7. Phân tích và xử lý số liệu 20
2.3.8. Đạo đức nghiên cứu 21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Thực trạng sức khỏe công nhân sơn, mạ điện 22
3.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 22
3.1.2. Đặc điểm sức khỏe của công nhân sơn mạ điện 24
3.2. Thực trạng một số bệnh, chứng bệnh gặp ở công nhân sơn mạ điện … 28
3.2.1. Thực trạng một số bệnh, chứng bệnh qua thăm khám lâm sàng…. 28
3.2.2. Thực trạng bệnh tật, chứng bệnh qua làm xét nghiệm máu 33
Chương 4: BÀN LUẬN 34
4.1. Tình trạng sức khỏe công nhân Công ty sơn, mạ điện sản phẩm bằng nhựa Bắc Thăng Long 34
4.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 34
4.1.2 Đặc điểm sức khỏe công nhân sơn mạ điện khu công nghiệp Bắc
Thăng Long 36
4.2 Thực trạng một số bệnh, chứng bệnh gặp ở công nhân sơn mạ điện … 36 4.2.1 Sức khỏe công nhân qua khám sức khỏe định kỳ năm 2013 36
4.2.2. Một số bệnh bệnh tật chứng bệnh qua làm xét nghiệm máu 39
KẾT LUẬN 40
KHUYẾN NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TMH : Tai mũi họng
RHM : Răng hàm mặt
NIOSH : National Institute for Occupational Safety and Health
OSHA : Occupational Safety and Health Administrantion
CN : Công nhân
HATD : Huyết áp tối đa
Bảng 2.1: Biến số và chỉ số nghiên cứu 17
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính 22
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi nghề và giới 23
Bảng 3.3: Chỉ số BMI của công nhân sơn mạ điện 24
Bảng 3.4: Phân loại sức khỏe công nhân sơn mạ điện 25
Bảng 3.5: Phân loại sức khỏe của công nhân theo nhóm tuổi đời 26
Bảng 3.6: Phân loại sức khỏe của công nhân theo nhóm tuổi nghề 27
Bảng 3.7: Tỷ lệ bị huyết áp thấp phân theo tuổi đời của nữ công nhân 28
Bảng 3.8: Tỷ lệ mắc bệnh huyết áp thấp theo tuổi nghề của nữ công nhân …. 29
Bảng 3.9: Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng theo tuổi đời…. 30
Bảng 3.10: Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng theo tuổi nghề .. 31
Bảng 3.11: Nhóm bệnh chủ yếu mắc phải của công nhân 32
Bảng 3.12: Tình trạng thiếu máu của công nhân sơn mạ điện 33
Bảng 3.13: Nồng độ glucose máu của công nhân sơn mạ điện 33
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhóm tuổi theo giới tính 23
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ theo tuổi nghề và giới 24
Biểu đồ 3.3. Phân bố BMI theo giới 25
Biểu đồ 3.4. Phân loại sức khỏe công nhân sơn mạ điện 26
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ huyết áp thấp phân theo tuổi đời của nữ công nhân 28
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ huyết áp theo tuổi nghề nữ 29
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày,tá tràng theo tuổi đời 31
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày,tá tràng theo tuổi nghề 32