Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Showa

Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Showa

Luận văn thạc sĩ y họcThực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Showa từ năm 2011 đến năm 2015.Việt Nam đang trong tiến trình CNH- HĐH, với những bước tiến nhảy vọt về khoa học- công nghệ, mang lại nhiều thành tựu to lớn.Có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp trên mọi miền tổ quốc đang góp phần sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp, trong đó có một bộ phận lớn là các công ty liên doanh. Các sản phẩm sản xuất được vừa nhằm phục vụ nhu cầu trong nước vừa để xuất khẩu đem lại nguồn thu nhập lớn cho người lao động Việt Nam.

Hiệu quả kinh tế mang lại rất khả quan, mức tăng trưởng rất đáng khích lệ.Theo số liệu điều tra về GDP và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2006 – 2012 của Tổng cục Thống kê vừa công bố, thì trong giai đoạn này, GDP/người tăng liên tục, từ 795USD năm 2006 lên 1.771USD năm 2012; thu nhập bình quân đầu người tăng dần theo năm[1].
Bên cạnh những thành tựu đạt được, lao động là điều kiện tiên quyết để sản xuất ra của cải vật chất, song lao động cũng tác động trở lại với sức khỏe, bệnh, tật của người lao động. Điều kiện lao động bất lợi với nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp là những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người lao động, đặc biệt là kiểm soát tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, qua đó ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả lao động.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là tiến trình CNH – HĐH, hiện nay ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy và phụ tùng đang được quan tâm và giải quyết vấn đề việc làm cho một số lượng lớn người lao động, từ lao động phổ thông tới lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Với điều kiện lao động đặc thù, khó khăn, phức tạp, môi trường lao động nguy hiểm và độc hại, vị trí và tư thế lao động cố định trong thời gian dài, cường độ và thời gian lao động nặng nhọc… là các yếu tố bất lợi gây bệnh tật, đặc biệt là bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, năng suất và hiệu quả lao động.
Hiện nay tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2011: cả nước xảy ra gần 6000 vụ TNLĐ làm 6.154 người bị tai nạn, trong đó có 574 người chết, 1.314 người bị thương, tăng gần 6% so với năm 2010. Trong đó ngành cơ khí chế tạo chiếm 8% [2]. Đây là bài toán đặt ra với các doanh nghiệp cơ khí chế tạo máy trong cả nước, bởi vì ngành công nghiệp cơ khí chế tạo đang ngày càng có chỗ đứng trong nền công nghiệp quốc gia. Dù đã có nhiều nghiên cứu về điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật của người lao động trong ngành công nghiệp cơ khí, đồng thời đưa ra các giải pháp để phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, song còn riêng lẻ, chưa đồng bộ. Để có cái nhìn tổng quan về sức khỏe, bệnh tật và khuynh hướng mắc bệnh chung của người lao động ngành cơ khí, chế tạo phụ tùng ô tô, xe máy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Showa từ năm 2011 đến năm 2015”, với những mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Mô tảthực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa, năm 2011 – 2015.
2. Mô tả xu hướng mắc bệnh của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa, năm 2011 – 2015.
Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe cho người lao động Công ty TNHH Showa Việt Nam.
MỤC LỤC Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Showa từ năm 2011 đến năm 2015

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm chung 3
1.1.1. Sức khoẻ và một số yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe 3
1.1.2. Người lao động 3
1.1.3. Môi trường và sức khỏe người lao động 4
1.1.4. Bệnh tật và các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động 5
1.1.5. Tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp 7
1.2. Điều kiện lao động, môi trường lao động của người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp 8
1.2.1. Khái niệm điều kiện lao động 8
1.2.2. Các yếu tố tác hại của điều kiện lao động 9
1.3. Tình hình nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe người lao động trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam và thế giới. 15
1.3.1. Tình hình nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe người lao động trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam 16
1.3.2. Tình hình nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe người lao động trong ngành cơ khí chế tạo trên thế giới 18
1.4. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn SHOWA Việt Nam 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu 22
2.2. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 22
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 22
2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu 23
2.3.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu 23
2.3.5. Công cụ thu thập thông tin 25
2.3.6. Kỹ thuật thu thập thông tin 25
2.3.7. Quản lý và phân tích số liệu, các sai số và biện pháp khống chế sai số26
2.3.8. Một số khái niệm trong nghiên cứu 26
2.3.9. Đạo đức nghiên cứu 26
2.3.10. Hạn chế của nghiên cứu 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 28
3.2. Thực trạng sức khỏe và xác định tỷ lệ mắc bệnh chung và một số bệnh thường gặp của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa, năm 2011 – 2015 31
3.2.1. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa từ năm 2011 đến năm 2015 31
3.2.2. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa từ năm 2011 đến năm 2015 theo phân xưởng 40
3.2.3. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa từ năm 2011 đến năm 2015 theo nhóm tuổi 47
Chương 4: BÀN LUẬN 67
4.1. Thực trạng sức khỏe và xác định tỷ lệ mắc bệnh chung và một số bệnh thường gặp của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa, năm 2011 – 2015 67
4.1.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 67
4.1.2. Thực trạng sức khỏe và xác định tỷ lệ mắc bệnh chung và một số bệnh thường gặp của người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa, năm 2011 – 2015 69
4.2. Khuynh hướng mắc bệnh chung và một số bệnh thường gặp của cán bộ người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Showa, năm 2011 – 2015 71
KẾT LUẬN 74
KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân bố người lao động theo giới 28
Bảng 3.2: Phân bố người lao động theo năm công tác 28
Bảng 3.3: Chỉ số hồng cầu máu của người lao động 35
Bảng 3.4: Chỉ số huyết sắc tố trong máu của người lao động 35
Bảng 3.5: Chỉ số bạch cầu máu của người lao động 36
Bảng 3.6: Chỉ số tiểu cầu máu của người lao động 36
Bảng 3.7: Chỉ số canxi trong máu của người lao động 39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố người lao động theo phân xưởng 29
Biểu đồ 3.2: Số công nhân viên phân bố theo nhóm tuổi từ năm 2011- 2015 30
Biểu đồ 3.3: Phân loại sức khỏe người lao động theo chỉ số BMI 31
Biểu đồ 3.4: Phân loại huyết áp của nam người lao động từ năm 2011- 2015 32
Biểu đồ 3.5: Phân loại huyết áp của nữ người lao động từ năm 2011- 2015 33
Biểu đồ 3.6: Phân loại sức khỏe của người lao động 34
Biểu đồ 3.7: Chỉ số đường huyết của người lao động 34
Biểu đồ 3.8: Chỉ số Cholesterol máu của người lao động 37
Biểu đồ 3.9: Chỉ số Triglycerid máu của người lao động 37
Biểu đồ 3.10: Chỉ số men GOT trong máu của người lao động 38
Biểu đồ 3.11: Chỉ số men GPT trong máu của người lao động 38
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ mắc thô bệnh tim mạch ở nam người lao động theo phân xưởng năm 2011- 2015 40
Biểu đồ3.13: Tỷ lệ mắc thô bệnh tim mạch của nữ người lao động ở các phân xưởng năm 2011- 2015 41
Biểu đồ3.14: Tỷ lệ mắc thô bệnh tim mạch của người lao động các phân xưởng năm 2011- 2015 42
Biểu đồ3.15: Tỷ lệ mắc thô bệnh TMH của người lao động các phân xưởng năm 2011- 2015 43
Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ mắc thô bệnh mắt của người lao động năm 2011- 2015 44
Biểu đồ 3.17: Tỷ lệ mắc thô bệnh RHM của người lao động năm 2011- 2015 45
Biểu đồ 3.18: Tỷ lệ mắc thô bệnh cơ xương khớp của người lao động năm 2011- 2015 46
Biểu đồ 3.19: Tỷ lệ mắc thô bệnh tim mạch theo nhóm tuổi từ 2011 đến 2015 47
Biểu đồ 3.20: Tỷ lệ mắc chuẩn bệnh tim mạch theo nhóm tuổi từ 2011 đến 2015 48
Biểu đồ 3.21: Tỷ lệ mắc thô tăng huyết áp theo nhóm tuổi 2011 – 2015 49
Biểu đồ 3.22: Tỷ lệ mắc chuẩn tăng huyết áp theo nhóm tuổi 2011 – 2015 50
Biểu đồ 3.23: Tỷ lệ mắc thô bệnh hô hấp theo nhóm tuổi từ năm 2011 – 2015 51
Biểu đồ 3.24: Tỷ lệmắc chuẩn bệnh hô hấp theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 52
Biểu đồ 3.25: Tỷ lệ mắc thô bệnh tiêu hóa theo nhóm tuổi từ năm 2011 – 2015 52
Biểu đồ 3.26: Tỷ lệ mắc chuẩn bệnh tiêu hóa theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 53
Biểu đồ 3.27: Tỷ lệ mắc thô bệnh thận-tiết niệu theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 53
Biểu đồ 3.28: Tỷ lệ mắc chuẩn bệnh thận-tiết niệu theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 54
Biểu đồ 3.29: Tỷ lệ mắc thô bệnh thần kinh theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 54
Biểu đồ 3.30: Tỷ lệ mắc chuẩn bệnh thần kinh theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 55
Biểu đồ 3.31: Tỷ lệ mắc thô bệnh phụ khoa theo các nhóm tuổi năm 2011-2015 56
Biểu đồ 3.32: Tỷ lệ mắc chuẩn bệnh phụ khoa theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 56
Biểu đồ 3.33: Tỷ lệ mắc thô bệnh cơ xương khớp theo nhóm tuổi năm 2011-2015 57
Biểu đồ 3.34: Tỷ lệ mắc chuẩn bệnh cơ xương khớp theo nhóm tuổi năm 2011-2015 58
Biểu đồ 3.35: Tỷ lệ mắc thô bệnh nội tiết theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 58
Biểu đồ 3.36: Tỷ lệ mắc chuẩn bệnh nội tiết theo nhóm tuổi từ năm 2011 – 2015 59
Biểu đồ 3.37: Tỷ lệ mắc thô bệnh da liễu theo các nhóm tuổi năm 2011 – 2015 60
Biểu đồ 3.38: Tỷ lệ mắc chuẩn bệnh da liễu theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 61
Biểu đồ 3.39: Tỷ lệ mắc thô bệnh mắt theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 62
Biểu đồ 3.40: Tỷ lệ mắc chuẩn bệnh mắt theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 63
Biểu đồ 3.41: Tỷ lệ mắc thô bệnh tai mũi họng theo nhóm tuổi từ năm 2011-2015 63
Biểu đồ 3.42: Tỷ lệ mắc chuẩn bệnh tai mũi họng theo nhóm tuổi năm 2011-2015 64
Biểu đồ 3.43: Tỷ lệ mắc thô bệnh răng hàm mặt theo nhóm tuổi năm 2011 – 2015 65
Biểu đồ 3.44: Tỷ lệ mắc chuẩn bệnh răng hàm mặt theo nhóm tuổi từ 2011 – 2015 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổng cục thống kê. Tình hình kinh tế xã hội năm 2012. Website : http://www.gso.gov.vn, tháng 1 năm 2013. 2013 [cited.
2. Võ Văn Giáp, Môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân công ty chế biến thủy sản Thọ Quang, Đà Nẵng năm 2010 – 2011. Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng, 2011.
3. Các bộ môn Nội, Đ.h.Y.H.N., Bài giảng bệnh học Nội khoa, Vol. 2. 2008, ed. N.x.b.Y. học. 2008.
4. Bộ Y tế, Tiêu chuẩn vệ sinh lao động. NXB Y học Hà Nội, 81trang. 2003.
5. Đỗ Minh Cương, Điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 8. 1996.
6. Bách khoa toàn thư mở: p. http://vi.wikipedia.org/wiki.
7. Khương Văn Duy, v.c.s., Sức khỏe nghề nghiệp định hướng cho BS YHDP. 2012.
8. Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, V.N.c.K.h.K.t.B.h.L.Đ., Lao Động và Bảo hộ Lao Động,. p. http://nilp.org.vn/Details/id/2250.
9. Trường Đại học Y Thái Bình, Y học Lao động tập 2. Nhà Xuất bản Y học, 1998.
10. Lê Trung, v.c.s., Khảo sát một số điều kiện lao động, nghiên cứu một số điều kiện sinh thể, tình trạng sức khỏe của người lao động, đánh giá việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động ở một số cơ sở sản xuất ngành xây dựng trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa,. Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp nhà nước KX 05- 12, 2004.
11. Trần Như Nguyên, Môi trường lao động và ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động sản xuất gạch công nghiệp Hà Nội. Hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần thứ 3, trang 3, 1996.
12. Bộ môn Dịch tễ học, Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến. 2012.
13. Lê Gia Khải, v.c.s., Tâm sinh lý lao động và Ergonomie tiêu hao năng lượng thao tác lao động cơ khí luyện kim. Thường Quy kỹ thuật y học lao động và vệ sinh môi trường 1993, trang 224, 1993.
14. Scherbak E.A, Influence of combination of heating microclimate and industrial in combination with lead aerosols upon the prevenient of cardiovascular disease, . Giginea Trudai Professionalnye Zabolevanya, pp.25- 27, 1998.
15. Rutkuve, v.c.s., Tác động của nhiệt độ cao và một số hơi khí độc trên cơ thể người, . Vệ sinh Lao động Matxcova, pp. 19-23, 1998.
16. Lê Thị Yến, Ngưỡng nghe và sức khỏe của công nhân Dệt dưới tác động của tiếng ồn công nghiệp. Luận văn Thạc sĩ y khoa, trang 25- 27, 1998.
17. Tạ Tuyết Bình, P.N.Q., Đánh giá chức năng hô hấp ở công nhân khai thác, chế biến đá Bình Định. Hội nghị khoa học quốc tế y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ nhất, Nhà Xuất Bản Y học, trang 146- 151, 2003.
18. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, Thường quy kỹ thuật Vệ sinh môi trường và Y học lao động, Nhà Xuất Bản Y học, 1998.
19. Đặng Thị Thảo, Thực trạng ô nhiễm môi trường lao động nói chung và ô nhiễm do bụi, hơi chì trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Bảo hộ Lao động, số tháng 8/2007, trang 11-14, 2007.
20. Đào Xuân Vinh, v.c.s., Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi Silic ở công nhân sản xuất vật liệu xây dựng. Trung tâm Y tế Bộ Xây Dựng, Học viện Quân Y, 2007.
21. Lê Thị Thu Hằng, Môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân nhà máy ximent Bút Sơn Hà Nam,. (2010). p. khóa luận tốt nghiệp BS Đa khoa, Đại học Y Hà Nội, trang 47.
22. Hoàng Khải Lập, T.Đ.h.Y.T.N., ‘Nghiên cứu một số đặc điểm điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe và bệnh tật ở công nhân ngành cơ khí luyện kim năm 2002. Báo cáo khoa học toàn văn tại hội nghị khoa học Y học toàn quốc lần V, trang 471- 477, 2002.
23. Nguyễn Thị Hồng Tú và Lương Mai Anh, Thương tích do lao động ở Việt Nam và các hoạt động phòng chống, báo cáo tóm tắt hội nghị KH QT YHLĐ- VSMT lần III và hội nghị KH YHLĐ toàn quốc lần VII 21-23/10/2008, . Cục Y tế dự phòng và môi trường (21- 23/10/2008), : p. phần 7 trang 183.
24. Phan Bích Hòa, Đ.H., Thực trạng sức khỏe công nhân nhà máy ximent La Hiên, Thái Nguyên năm 2008,. Tạp chí Y học Việt Nam, số 6, tập 323, trang 27-30., 2008.
25. Phạm Thị Bích Ngân, Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lao động và điều kiện lao động đến sức khỏe công nhân làm việc trên cao ở ngoài trời tại công trình xây dựng nhà cao tầng và đề xuất giải pháp cải thiện,. đề tài nghiên cứu cấp Tổng Liên Đoàn, Viện nghiên cứu KHKT BHLĐ, trang 133., 2011.
26. Trịnh Tuấn Anh, Thực trạng sức khỏe của công nhân công ty phụ tùng xe máy- oto Machino qua khám sức khỏe định kỳ, năm 2011. Khóa luận tốt nghiệp BS Y khoa, 2012.
27. Trần Trọng Hiếu, Tình hình sức khỏe công nhân nhà máy cơ khí công ty Yamazaki năm 2012. Luận văn tốt nghiệp cử nhân y khoa, Hà Nội 2013, 2013.
28. Nguyễn Thị Toán, Nghiên cứu bệnh điếc nghề nghiệp và ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe của công nhân khai thác đá. Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, 2006.
29. Nguyễn Văn Công, Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân nhà máy cơ khí VIHEM, 2006. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng năm 2007, 2006.
30. J.A.Lamonica, Noise problem of the mining industry- conference on the underground mining environment,. University of Misouri- Rolla, pp 275- 282., 1971.
31. Magari S.R, H.R., và cộng sự, Association of heart rate variability with occupational and environmental exposure to particulate ải pollution,. Circulation 2001, Aug 28, pp. 986- 991, 20011.
32. Kempf K, v.c.s., The epidemiological Boehringer Ingelheim Employee study- part I: impact of overwweight and obesity on cardiometabolic risk,. J Obes. 2013; p 123- 159, 2013.
33. Capingana D.P, v.c.s., Prevalence of cardiovascular risk factor àn socioeconomic level among bublic- sector workers in Angola. BMC Public Health. 2013; p. 732. 2013.
34. Nguyễn Minh Hoàng, Thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe của công nhân ngành xây dựng dân dụng tỉnh Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh năm 2012. Khóa luận tốt nghiệp BS Y khoa, 2013.
35. Huỳnh Thanh Hà, T.H.L.v.c.s., Khảo sát tình hình bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thuộc công ty xây dựng Dĩ An- Bình Dương, 2008.
36. Nguyễn Ngọc Ngà, Một số khía cạnh y học lao động trong sử dụng lao động nữ ở Việt Nam. tập san YHLĐ và VSMT, 1994. số 7: p. trang 25-28.
37. Phạm Tùng Lâm, Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe- bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long năm 2011. 2013.
38. Trình Công Tuấn, Ảnh hưởng của môi trường lao động lên sức khỏe của công nhân công ty đá ốp lát và xây dựng Bình Định,. Luận văn Thạc sĩ y khoa, trang 18, 2002.
39. Nguyễn Thị Hồng Tú, Tài liệu hội thảo tập huấn phòng chống bệnh bụi phổi nghề nghiệp 6, Hà Nội. 2002.
40. Nguyễn Huy Đản và Nguyễn Duy Bảo, Nhận xét đánh giá tình hình ô nhiễm bụi trong các phân xưởng đúc và giải pháp phòng chống bụi. Kỷ yếu công trình NCKH 10 năm hoạt động Viện SKMT và NN, Hà Nội,, 1994: p. trang 5.
41. Nguyễn Phong Việt, Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan ở cán bộ công nhân viên công ty điện lực Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 2013. Khóa luận tốt nghiệp BS Y khoa, 2014.
42. Khương Văn Duy, v.c.s., Thực trạng sức khỏe của cán bộ công nhân viên ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm năm 2005. Tạp chí y học thực hành, 2005. số 9.
43. Nguyễn Đức Việt, Môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân công ty ximent X78 năm 2010- 2011. khóa luận tốt nghiệp BS Y khoa, 2011.
44. Phạm Tùng Lâm, Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe- bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long. Luận án tiến sĩ, Trường Học viện Quân y năm 2013, 2013.
45. Nguyễn Thế Công, Một số đặc điểm trong lao động dây chuyền công nghiệp. tập san YHLĐ và VSMT, 1993. số 525, năm 1993.
46. Tạ Tuyết Bình, Lao động ca kíp và sức khỏe. Tập san YHLĐ và VSMT, 1996. Viện SKNN và MT,(số 9/1996): p. trang 107- 111.
47. Phùng Văn Hoàn, Chuyên đề chăm sóc sức khỏe người lao động,. Nhà Xuất bản Y học, 2002: p. trang 31- 80.
48. Phùng Văn Hoàn, Nghiên cứu về những biến đổi sinh lý người công nhân do tác động phối hợp của vi khí hậu nóng với khí độc và bụi trong sản xuất. Luân văn tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, 1992.
49. Lê Nam Trà và cộng sự, Tóm tắt báo cáo đề tài nghiên cứu một số đặc điểm dinh thể, tình trạng sức khỏe của một số nhóm người lao động xét dưới góc độ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước,. đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước KX 05.12, Hà Nội 2004, 2004: p. trang 25- 28.
50. Trần Văn Huy, Chuyên đề tăng huyết áp, . Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, tháng 3 năm 2005, 2005: p. trang 38- 44.
51. Phạm Gia Khải, N.L.V., Cơ sở lý luận điều trị tăng huyết áp, chương trình tim mạch sau đại học lần thứ II. Viện Tim mạch quốc gia., 2001.
52. Tô Như Khuê, Khả năng thích nghi của con người Việt Nam với môi trường một số ngành nghề đặc biệt,. Báo cáo đề tài nhành thuộc đề tài KX-07-07, 1995: p. trang 25-40.
53. Nguyễn Tùng Linh, Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý, sinh hóa của cơ thể trong quá trình thích nghi với nghề nghiệp và thiếu oxy,. Luận án tiến sĩ, Học viện Quân Y, Hà Nội năm 1988, 1998.

 

Leave a Comment