Thực trạng sức khỏe tâm thần học đường ở học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội và kết quả can thiệp bằng liệu pháp hành vi, năm 2015 – 2020
Luận án tiến sĩ y học Thực trạng sức khỏe tâm thần học đường ở học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội và kết quả can thiệp bằng liệu pháp hành vi, năm 2015 – 2020. Trên thế giới hiện nay các rối loạn tâm thần và hành vi trở nên rất phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 20,0% trẻ em và thanh thiếu niên [1]. Theo Hội đồng Y khoa Mỹ ước tính 1/5 trẻ em và thanh thiếu niên sẽ mắc một vấn đề sức khỏe tâm thần rõ rệt trong quá trình đi học [2]. Tại Việt Nam, khoảng 10 – 25% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần [3], [4], [5]. Nghiên cứu tại An Giang tỉ lệ trẻ trầm cảm chiếm 16,14% và lo âu 16,5% [6]. Nghiên cứu tại Hải Phòng, học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần trong biểu hiện với bạn bè là 24,2% [7]. Tại Vũng Tàu ở hai trường trung học cơ sở kết quả 19,2% học sinh có biểu hiện về vấn đề sức khỏe tâm thần; 13,2% học sinh có biểu hiện trầm cảm; 13,0% học sinh biểu hiện rối loạn lo âu [8]. Nghiên cứu ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Huế có 29,0% học sinh bị bạo hành học đường [9].
Các nghiên cứu trước đây cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học đường, gồm các yếu tố thuộc về sinh học: Gen di truyền [10], giải phẫu thần kinh [11], dẫn truyền thần kinh [12], hoá thần kinh [13], kích thích thần kinh thực vật [14], tiền sử và chu sinh [15], độc chất thần kinh [16]; yếu tố tâm lý như: tính khí [17], khả năng gắn kết [18], chức năng tâm thần kinh [16], trí tuệ và vấn đề học tập [19], nhận thức xã hội [20], đạo đức xã hội [21]; yếu tố về gia đình – xã hội như: cha, mẹ trẻ [22], người sống cùng và chăm sóc sức khỏe sinh sản [23], lạm dụng trẻ em [24], tác động đồng lứa [25], hàng xóm và điều kiện kinh tế xã hội [26], yếu tố trường học [22].
Các vấn đề sức khỏe tâm thần đang là gánh nặng đáng kể đối với trẻ vị thành niên. Thực tế, ngay cả tại những nước đang phát triển, dịch vụ tiếp cận sức khỏe tâm thần vẫn còn hạn chế. Ở Mỹ và Anh, có khoảng 78 – 80% trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề sức khỏe tâm thần không nhận được dịch vụ y tế thích hợp [27]. Nghiên cứu ở Anh, Mỹ, Úc và Canada về chăm sóc sức khỏe tâm thần thì thời gian chờ đợi, giấy giới thiệu hay chi phí dịch vụ và2 nhận thức của cha mẹ đối với các dịch vụ là những rào cản thường gặp trong tiếp cận dịch vụ y tế [28]. Một trong các rối loạn tâm thần ở trẻ em, đó là tăng động giảm chú ý nếu được can thiệp kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao. Trên thế giới nhiều nghiên cứu về can thiệp đối với trẻ tăng động, giảm chú ý bằng can thiệp y tế [29], can thiệp hành vi [30], [31], [32]; can thiệp tâm thần xã hội và giáo dục [33], [34]. Trong đó can thiệp hành vi được nghiên cứu là can thiệp dễ thực hiện hơn và mang lại hiệu quả [30], [31], [32]. Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước.
Bên cạnh những thuận lợi thì những vấn đề phức tạp của xã hội như nạn trộm cắp, đánh nhau, bạo lực, nghiện ma túy, tự tử… còn len lỏi trong tầng lớp thanh thiếu niên [35]. Nằm trong hoàn cảnh chung của Việt Nam, vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh ở Hà Nội cũng còn nhiều bỏ ngỏ, các nghiên cứu thường chủ yếu tập trung vào quần thể lâm sàng hoặc nghiên cứu không đầy đủ, các nghiên cứu về can thiệp hành vi rất ít. Một số câu hỏi đặt ra là thực trạng sức khỏe tâm thần học đường tại Hà Nội hiện nay ra sao? Yếu tố liên quan hay ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học đường là gì? Giải pháp nào hiệu quả trong phòng ngừa và can thiệp nhằm giảm tỷ lệ mắc tâm thần học đường? Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sức khỏe tâm thần học đường ở học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội và kết quả can thiệp bằng liệu pháp hành vi, năm 2015 – 2020”. Nghiên cứu được tiến hành với 03 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần học đường ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2015.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần học đường ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2015.
3. Đánh giá kết quả điều trị tăng động giảm chú ý bằng can thiệp hành vi ở trẻ tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2016 đến năm 2020
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………. 3
1.1. Một số khái niệm ……………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Khái niệm tuổi học đường, vị thành niên…………………………………………3
1.1.2. Khái niệm sức khỏe tâm thần…………………………………………………………3
1.1.3. Các khái niệm về rối loạn sức khỏe tâm thần…………………………..4
1.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần học đường ………………………………………….. 6
1.2.1. Thực trạng sức khoẻ tâm thần học đường trên thế giới…………………6
1.2.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần học đường tại Việt Nam………………..8
1.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần học đường ………………… 12
1.3.1. Yếu tố sinh học………………………………………………………..12
1.3.2. Yếu tố tâm lý………………………………………………………….15
1.3.3. Yếu tố gia đình – xã hội……………………………………………….18
1.4. Can thiệp trẻ mắc tăng động giảm chú ý và rối loạn kèm theo ……………. 26
1.4.1. Can thiệp y tế………………………………………………………….26
1.4.2. Can thiệp hành vi………………………………………………………27
1.4.3. Can thiệp tâm thần xã hội và giáo dục………………………………..31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 33
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu …………………………………… 33
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………….33
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………35
2.1.3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………….36
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………….. 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………36
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu trong nghiên cứu……………………………….37
2.2.3. Nội dung và biến số trong nghiên cứu………………………………..402.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin…………………………..41
2.2.5. Kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu……………………………………49
2.2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu………………………………53
2.2.7. Sai số và cách hạn chế sai số………………………………………….54
2.2.8. Hạn chế nghiên cứu……………………………………………………54
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu……………………………………………………54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 56
3.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần học đường ở học sinh trung học cơ sở trên
địa bàn thành phố Hà Nội …………………………………………………………………….. 56
3.2. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học cơ sở
trên địa bàn thành phố Hà Nội ……………………………………………………………… 64
3.3. Kết quả can thiệp hành vi trong điều trị tăng động giảm chú ý và các rối
loạn tâm thần kèm theo từ năm 2016 đến 2020 ………………………………………. 86
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 94
4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần học đường ở học sinh trung học cơ sở trên
địa bàn thành phố Hà Nội …………………………………………………………………….. 94
4.2. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học cơ sở
trên địa bàn thành phố Hà Nội ……………………………………………………………. 104
4.3. Kết quả can thiệp hành vi trong điều trị tăng động, giảm chú ý và các rối
loạn tâm thần kèm theo từ 2016 – 2020 ……………………………………………….. 115
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 121
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………. 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu 56
Bảng 3.2. Điểm SDQ của các rối loạn tâm thần học đường 56
Bảng 3.3. Tỷ lệ rối loạn tâm thần học đường theo thang đo SDQ 57
Bảng 3.4. Tỷ lệ rối loạn tâm thần học đường theo giới tính 58
Bảng 3.5. Tỷ lệ rối loạn tâm thần học đường theo độ tuổi 58
Bảng 3.6. Trải nghiệm khó khăn về cảm xúc, hành vi ở học sinh 59
Bảng 3.7. Lĩnh vực học sinh gặp phải khó khăn về cảm xúc và hành vi 60
Bảng 3.8. Tỷ lệ học sinh tự gây thương tích/tự làm đau 61
Bảng 3.9. Tỷ lệ học sinh tự gây thương tích/tự làm đau theo giới tính 61
Bảng 3.10. Tỷ lệ học sinh tự gây thương tích/tự làm đau theo độ tuổi 62
Bảng 3.11. Tỷ lệ học sinh có ý nghĩ tự tử theo giới tính 63
Bảng 3.12. Tỷ lệ học sinh có ý nghĩ tự tử theo độ tuổi 63
Bảng 3.13. Mối liên quan đặc điểm nhân khẩu với rối loạn cảm xúc 64
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa đặc điểm thể chất với rối loạn cảm xúc 65
Bảng 3.15. Mô hình hồi quy logistic đa biến ảnh hưởng đến rối loạn cảm xúc 66
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa giới tính học sinh với rối loạn cư xử 67
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đặc điểm thể chất với rối loạn cư xử 68
Bảng 3.18. Mô hình hồi quy logistic đa biến ảnh hưởng đến rối loạn cư xử 69
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tăng động giảm chú ý 70
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa đặc điểm thể chất, tâm thần với tăng động giảm chú
ý 71
Bảng 3.21. Mô hình hồi quy logistic đa biến liên quan một số yếu tố với ADHD 72
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa giới tính với có vấn đề về quan hệ đồng lứa tuổi ở
học sinh 72
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa đặc điểm thể chất với có vấn đề quan hệ đồng lứa
tuổi ở học sinh 73
Bảng 3.24. Mô hình hồi quy logistic đa biến liên quan giữa một số yếu tố đến có
vấn đề về quan hệ đồng lứa tuổi ở học sinh 74
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với bị tác động khó khăn ở
học sinh 74Bảng 3.26. Mối liên quan giữa đặc điểm thể chất, tâm thần với bị tác động khó khăn
ở học sinh 75
Bảng 3.27. Mô hình hồi quy logistic đa biến liên quan giữa một số yếu tố đến bị tác
động khó khăn ở học sinh 76
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với hành vi tự gây thương
tích/ tự làm đau ở học sinh 77
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa một số bệnh với hành vi tự gây thương tích/tự làm
đau ở học sinh 78
Bảng 3.30. Mối liên quan một số rối loạn tâm thần với tự gây thương tích/tự làm
đau ở học sinh 79
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa một số hành vi với tự gây thương tích/tự làm đau ở
học sinh 80
Bảng 3.32. Mô hình hồi quy logistic đa biến liên quan giữa một số yếu tố đến tự gây
thương tích/tự làm đau ở học sinh 81
Bảng 3.33. Mối liên quan một số đặc điểm nhân khẩu học với ý nghĩ tự tử ở học
sinh 82
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa một số bệnh, rối loạn thực thể với ý nghĩ tự tử ở học
sinh 82
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa một số rối loạn tâm thần với có ý nghĩ tự tử ở học
sinh 83
Bảng 3.36. Mối liên quan giữa một số hành vi với có ý nghĩ tự tử ở học sinh 84
Bảng 3.37. Mô hình hồi quy logistic đa biến liên quan giữa một số yếu tố đến có ý
nghĩ tự tử học sinh 85
Bảng 3.38. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu 86
Bảng 3.39. Tỷ lệ một số rối loạn tâm thần phối hợp trước can thiệp 86
Bảng 3.40. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng giảm chú ý 87
Bảng 3.41. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng tăng động 88
Bảng 3.42. Hiệu quả giảm tỷ lệ tăng động giảm chú ý sau can thiệp 89
Bảng 3.43. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng chống đối thách thức 90
Bảng 3.44. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng rối loạn cư xử 91
Bảng 3.45. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm 92DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đánh giá chung học sinh có vấn đề rối loạn tâm thần 57
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ học sinh gặp khó khăn về cảm xúc, hành vi 59
Biểu đồ 3.3. Những khó khăn học sinh gặp phải gây ảnh hưởng đến người
xung quanh 60
Biểu đồ 3.4. Lý do học sinh tự gây thương tích 62
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trước can thiệp 86
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ % rối loạn giảm chú ý sau can thiệp 88
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ % rối loạn tăng động sau can thiệp 89
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ % rối loạn chống đối thách thức sau can thiệp 90
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ % rối loạn cư xử sau can thiệp 92
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ % rối loạn lo âu, trầm cảm sau can thiệp 93
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Lược đồ thành phố Hà Nội và vị trí các trường nghiên cứu 34
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu 37
Hình 2.3. Sơ đồ chọn mẫu 40
Hình 2.4. Khung lý thuyết đánh giá tăng động giảm chú ý và can thiệp hành
vi 4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com