Thực trạng sức khỏe tâm thần học sinh trường trung học cơ sở trâu quỳ- hà nội năm học 2015-2016
Thực trạng sức khỏe tâm thần học sinh trường trung học cơ sở Trâu Quỳ- Hà Nội năm học 2015-2016/ Trịnh Thị Hồng Nhung
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHÓA 2010 – 2016
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. Chu Văn Thăng
Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra câu khẩu hiệu mà bất cứ quốc gia nàocũng đều biết đến “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Do vậy, công tácchăm sóc sức khỏe (CSSK) cho đối tượng học sinh lúc nào cũng có nhiều ýnghĩa thiết thực và giữ vai trò, vị trí quan trọng của mỗi quốc gia. Sức khỏehọc sinh là nhân tố quyết định, ảnh hưởng đến khả năng học tập và sáng tạo,đảm bảo công bằng về giới, giáo dục và phát triển năng khiếu của các em khiđang học ở trường cũng như tương lai sau này [1] .Để các em có sự phát triển hài hòa, toàn diện thì cần được quan tâmCSSK về cả thể chất lẫn tinh thần. CSSK thể chất tạo điều kiện cho các emphát triển chiều cao, cân nặng, rèn luyện sức khỏe. Đặc biệt hơn CSSK tâmthần giúp các em phát triển tư duy, ổn định tâm lý, hòa nhập với cộng đồng,gia đình và bạn bè. Sức khỏe tâm thần tốt sẽ cho phép các em có khả năngứng phó với những vấn đề của sống, hình thành và phát triển nhân cách, đạođức, có lối sống lành mạnh từ chính bản thân, góp phần xây dựng xã hội tốtđẹp, văn minh. Tuy nhiên, các vấn đề về rối loạn sức khỏe tâm thần (SKTT)ngoài xã hội và trong trường học đang ngày càng gia tăng. Theo tổ chức Y tếthế giới, rối loạn sức khỏe tâm thần là một trong năm nguyên nhân hàng đầuvề vấn đề sức khỏe, chiếm khoảng 12% trên tổng số gánh nặng bệnh tật, và cứmỗi 40 giây trôi qua trên thế giới lại có một người chết do tự tử [2] , [3] , [4] .Ước tính, trên toàn cầu có khoảng 10% -20% trẻ em và thanh thiếu niên gặpcác rối loạn về sức khỏe tâm thần, một nửa trong số đó bắt đầu biểu hiện ởtuổi 14 và ba phần tư còn lại xuất hiện ở độ tuổi 20 [5] .Tại Việt Nam, sử dụng bộ công cụ sàng lọc dịch tễ học SDQ25 dànhcho trẻ em, tỷ lệ nghi ngờ có rối loạn tâm thần được báo cáo từ 14% – 20% [6] . Cũng theo một khảo sát sức khỏe tâm thần được tiến hành trên 1727 họcsinh THCS ở nội thành Hà Nội và Thường Tín cho thấy, tỷ lệ học sinh có vấnđề tâm lý khó khăn là 25,67% [7
Ngày nay, sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế – xã hôi đã cónhững tác động tích cực cũng như tiêu cực đến đời sống nhân dân nói chungvà trẻ em nói riêng. Những tác động tích cực đã giúp thế hệ trẻ được tiếp cậnvới nền khoa học giáo dục hiện đại, tiên tiến, những cơ hội giao lưu, phát triểnngày càng đến gần các em hơn. Bên cạnh đó là những tác động tiêu cực như:cuộc sống gấp gáp của một nền kinh tế thị trường khiến sự quan tâm của bốmẹ dành cho con cái bị hạn chế bởi thời gian, các em phải tự đối mặt vớinhiều những vấn đề trong cuộc sống, áp lực từ nền giáo dục phát triển cũngkhiến các em căng thẳng trong học tập, thời gian dành cho những vui chơigiải trí lành mạnh bị rút ngắn thay vào đó là thời gian trên trường lớp, vànhững trò tiêu khiển trên mạng xã hội đang dần thu hút sự quan tâm của cácem. Tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực học đường, mắc các tệ nạn xã hội và viphạm pháp luật ngày càng gia tăng. Vì vậy CSSK học đường, đặc biệt làCSSK tâm thần học đường đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Đây là sựchăm sóc cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và ngành y tế để manglại hiệu quả cao nhất cho sự hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và thể lựccủa lứa tuổi học sinh. Nghiên cứu về tình trạng sức khỏe tâm thần và tìm hiểumột số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh nhằm phát hiệnsớm các vấn đề sức khỏe tâm thần tuổi học đường, từ đó đề xuất các biệnpháp can thiệp thích hợp và kịp thời.Đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của họcsinh ở các cấp học, tuy nhiên để củng cố tính giá trị và sự cấp thiết của vấn đềnày chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu:“Thực trạng sức khỏe tâm thần học sinh trường THCS Trâu Quỳ – Hà Nội năm học 2015 – 2016”với 2 mục tiêu:MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:1.Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trường THCSTrâu Quỳ – Hà Nội năm học 2015 – 20162.Mô tả các yếu tố liên quan đến thực trạng sức khỏe tâm thần họcsinh trường THCS Trâu Quỳ – Hà Nội năm học 2015 – 2016
CHƢƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan1.1.1. Khái niệm sức khỏeNgày 27 tháng 3 năm 1946, trên tờ báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã viết “… khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái. Đấy là sức khỏe”.Với cách nói hết sức giản dị, gần gũi với nhân dân Bác đã đưa ra một kháiniệm đầy đủ về sức khỏe. Hơn 30 năm sau, tại hội nghị Alma Ata Tổ chức Ytế thế giới cũng đã đưa ra định nghĩa: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toànthoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ không cóbệnh tật hay tàn phế”. Như vậy, sức khỏe đã được định nghĩa một cách toàndiện gồm sự khỏe mạnh về 3 cấu phần: khỏe về thể chất, khỏe về tâm thần, vàthoải mái về xã hội.1.1.2. Sức khỏe tâm thầnNăm 2003, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa khái niệm về sức khỏe tâmthần: “Sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhậnbiết được các khả năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳngthông thường trong cuộc sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quảvà có thể tham gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng” [8] .Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Viết Thiêm đã đưa ra các tiêu chí đánh giásức khỏe tâm thần: người có sức khỏe tâm thần tốt là người cảm nhận mộtcuộc sống thật sự thoải mái; đạt được niềm tin vào giá trị bản thân và giá trịcủa người khác; có khả năng ứng xử bằng cảm xúc và hành vi hợp lý trướcmọi tình huống; có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mốiquan hệ; có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có sự cố gây mấtthăng bằng, căng thẳng [9] . Như vậy, sức khỏe tâm thần đã được hiểu một cách toàn diện, và dựa vào những tiêu chí đánh giá trên cũng đã gợi mở cácchỉ số về điều tra sức khỏe tâm thần cộng đồng và các chương trình can thiệpnâng cao sức khỏe tâm trí.Thế nào là rối loạn tâm thần?Rối loạn tâm thần là một nhóm các triệu chứng hoặc hành vi có thểnhận ra được về mặt lâm sàng trong đa số các trường hợp, kết hợp với sự đaukhổ và với việc cản trở các hoạt động cá nhân [10] .Các rối loạn tâm thần bao gồm chủ yếu là các rối loạn loạn thần (hoangtưởng, ảo giác, kích động v.v…); các rối loạn tâm căn (mệt mỏi, cáu gắt, mấtngủ, suy nhược, giảm tập trung chú ý, rối loạn cảm xúc v.v…); lạm dụng chất(rượu, ma túy, thuốc lá v.v…); sa sút trí tuệ (bệnh thực tổn não tiến triểnv.v…); biến đổi nhân cách hành vi có tính chất bệnh lý; chậm phát triển tâmthần và các rối loạn khác ở trẻ em [10] .1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới SKTTTheo WHO, bối cảnh cuộc sống của con người tác động lên sức khỏecủa họ, cá nhân không có khả năng để có thể trực tiếp kiểm soát nhiều yếu tố.Những yếu tố quyết định sức khỏe bao gồm [11] :-Yếu tố di truyền: các yếu tố sinh học quyết định cấu trúc cơ thể và cáchoạt động chức năng của cơ thể. Khi có sự biến đổi bất thường trongcấu trúc gen có thể gây ra những bệnh tật tương ứng. Vì vậy yếu tố ditruyền có vai trò xác định trong việc xác định tuổi thọ, lối sống lànhmạnh và khả năng phát triển bệnh nhất định.-Hành vi cá nhân và kỹ năng đối phó: thói quen ăn uống cân đối, hoạtđộng thường xuyên, thói quen hút thuốc lá, uống rượu và cách chúng tađối phó với những căng thẳng trong cuộc sống – tất cả các yếu tố trênđều ảnh hưởng tới sức khỏe.-Mạng lưới hỗ trợ xã hội: sự hỗ trợ tư gia đình, bạn bè có liên quan tốt hơn Công việc và điều kiện làm việc: người dân có việc làm sẽ khỏe mạnhhơn, đặc biệt những người có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với điềukiện làm việc của họ.-Môi trường vật lý: nước sạch và không khí trong lành, nơi làm việclành mạnh, không gian nhà ở an toàn, cộng đồng và tất cả con đườngđóng góp vào tình trạng sức khỏe tốt hơn.-Giáo dục: trình độ học vấn thấp có liên quan đến sức khỏe yếu kém, sựcăng thẳng và sự tự tin thấp hơn.-Thu nhập và địa vị xã hội: thu nhập cao hơn và tình trạng xã hội có liênquan đến sức khỏe tốt hơn. Khoảng cách giữa những người giàu nhấtvà nghèo càng lớn, càng thể hiện sự khác biệt về sức khỏe.-Dịch vụ y tế: tìm hiểu và sử dụng dịch vụ y tế trong phòng ngừa vàđiều trị bệnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.-Văn hóa: phong tục, truyền thống và niềm tin của gia đình và cộngđồng đều ảnh hưởng đến sức khỏe.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lứa tuổi trung học cơ sở (12 – 15 tuổi) [1] Lứa tuổi này được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh, mạnh mẽ về thểchất do sự chín muồi về sinh dục: tóc, lông bẹn, lông nách, râu ria xuất hiệnvà phát triển nhanh, giọng nói trở nên trầm ấm ở nam sinh; nữ sinh xuất hiệnlông bẹn, lông nách, kinh nguyệt, tuyến vú phát triển báo hiệu khả năng có thểthu thai.Kích thước, khối lượng cơ thể tăng nhanh. Chiều cao tăng trung bình từ4 – 7,5cm/năm, cân nặng tăng 3 – 5kg/năm.Ở lứa tuổi này, do thay đổi các hormone và sự phát triển của mạch máuchậm hơn sự phát triển của cơ tim mà trẻ thường hay mệt mỏi, đau đầu dohuyết áp tăng hơn bình thường (trung bình là 115 – 120/75mmHg). Cần tránhcác hoạt động nặng và căng thẳng thần kinh cho trẻ Sự hưng phấn thần kinh và các phần dưới vỏ não làm giảm các dạng ứcchế bên trong nên các em nhanh chóng bị mỏi mệt cả thể chất và hoạt động trínão, đặc biệt các em gái trong thời kỳ kinh nguyệt dễ mệt mỏi và phân tán hơn.Trí nhớ thụ động hoàn thiện, vốn từ ngày càng phong phú nên lượngthông tin kiến thức đến nhiều hơn. Cần phát triển, hoàn thiện cho các em kỹnăng xử lý, cô đọng thông tin.Các em có xu hướng độc lập và tự do cá nhân, bắt đầu thể hiện cá tính,quan điểm và tư tưởng riêng có thể xuất hiện ngấm ngầm hay công khai nêncác em cần người chia sẻ, tham khảo, cố vấn. Trẻ cần được người lớn quantâm, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn của những vấn đề ở tuổi mới lớn do còn thiếunhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Trẻ cần được đối xử nghiêm khắctrong tình thương và vị tha của mọi người.1.3. Thực trạng sức khỏe tâm thần hiện nay ở trẻ vị thành niên1.3.1. Tình hình sức khỏe tâm thần trên thế giới.Trên thế giới, có tới 7% – 10% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải cácrối loạn tâm thần cần phải điều trị. Tỷ lệ này cao hơn ở các vùng đô thị đôngdân có nhiều yếu tố xã hội không thuận lợi, đặc biệt ở tuổi dậy thì. TheoWHO, có khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên đang gặp phải các vấn đềSKTT về một rối loạn đặc thù nào đó như: các vấn đề về cảm xúc (trầm cảm,lo âu), các rối loạn liên quan đến stress và dạng cơ thể, chứng tự kỷ, rối loạntrong học tập, rối loạn ứng xử, rối loạn tâm thần thể chống đối [8] .Việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và trẻ vị thành niên là mộttrong ba chương trình lớn của chăm sóc sức khỏe bao gồm phòng chống tainạn thương tích, chống nhiễm khuẩn và chăm sóc sức khỏe tâm thần. Các tổnthương tâm thần là một trong những gánh nặng bệnh tất cho xã hội, nó chiếmtỷ lệ khoảng 12% trên tổng số bệnh [3] Các rối loạn về hành vi gây rối và chống đối gặp ở trẻ trai nhiều hơn 2đến 3 lần trẻ gái. Tỷ lệ nam và nữ tương đồng hơn trong các rối loạn về cảmxúc. Trẻ gái hay gặp trầm cảm và biếng ăn nhiều hơn so với trẻ trai. Nhữngrối loạn cảm xúc (lo âu, trầm cảm) làm giảm sút đáng kể sự phát triển và khảnăng học của trẻ. Rối loạn hành vi gây phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển vềmặt xã hội và có thể dẫn tới mắc các chứng bệnh tinh thần về lâu dài.Các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề SKTT có xu hướnggia tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, trên 25% dân số thế giới bịrối loạn tâm thần và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời [3] .Tỷ lệ vị thành niên tại có biểu hiện rối loạn SKTT tại các nước Úc, Mỹ,Đức, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha đều trên mức 20%. Ở Trung Quốc, các nhànghiên cứu thấy rằng áp lực từ các kỳ thi chuyển cấp và gánh nặng học tập cóliên quan đến tình trạng SKTT kém ở học sinh [12] , không những thế, áp lựchọc tập cao cũng có thể dẫn đến bạo lực và các vấn đề phát triển [13] .Ở các nước phát triển, mặc dù có hệ thống cơ sở hỗ trợ tâm lý và chămsóc sức khỏe thể chất và tâm trí lâu đời và phong phú, nhưng hầu hết các trẻem có nhu cầu hỗ trợ SKTT đều không được đáp ứng thỏa đáng [14] .1.3.2. Tại Việt NamTheo số liệu của Bộ Y tế năm 2005, tỷ lệ người dân có vấn đề SKTT ởViệt Nam là 10 – 20%; trong đó tỷ lệ cao nhất ở nhóm 20 – 29 tuổi chiếm11,8%, sau đó là các nhóm 10 – 19 tuổi và 30 – 39 tuổi [15] .Nghiên cứu của Amstadter (2009) đánh giá mức độ các rối loạn tâmthần ở thanh thiếu niên Việt Nam cho thấy 9,1% thanh thiếu niên được cho làcó vấn đề SKTT.Kết quả khảo sát SKTT học sinh trường học thành phố Hà Nội (2010),sử dụng thang đo SDQ do bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương thựchiện cho thấy: tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT chung là 19,46% [16] Nghiên cứu của Đào Thanh Thủy (2014) về sức khỏe tâm thần học sinhbằng thang đo SDQ trên 2 trường THPT Hà Nội và THPT Lương Thế Vinh,Ba Vì, Hà Nội, tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT chung là 15,2% và 20,7% họcsinh nằm trong mức nghi ngờ có vấn đề SKTT [17] .Nghiên cứu của Vương Thị Xuân trên 361 học sinh trường THPT ViệtĐức, Hà Nội năm 2012 cho kết quả 14,7% học sinh có vấn đề về SKTT, biểuhiện hành vi có tỷ lệ rối loạn cao nhất 13,6% [18] .Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2012) trên học sinh trường THPTQuảng Oai, Ba Vì, Hà Nội cho thấy có 20,28% học sinh có khó khăn về vấn đềSKTT trong đó có 12,03% ở mức nghi ngờ và 8,25% mức có vấn đề SKTT [19] .Nguyễn Thị My (2012) nghiên cứu tại trường THPT Lý Bôn tỉnh TháiBình cho thấy, trong quan hệ xã hội có 16,1% học sinh có khó khăn về SKTT,tỷ lệ này trong quan hệ nhóm bạn là 11,4% [20] .Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Anh (2010) ở 322 đối tượng là họcsinh trường THPT Cầu Giấy cho tỷ lệ học sinh của trường có vấn đề SKTT là22,9% [21] .Đặng Hoàng Minh và cộng sự nghiên cứu trên học sinh ở 2 trườngTHCS Nguyễn Trãi và Vân Tảo (Hà Nội) năm 2010 cho kết quả tỷ lệ trẻ mắccác vấn đề về SKTT là 22,55% [7] .Nghiên cứu của Đào Thị Tuyết (2014) sử dụng bộ công cụ SDQ25 trên224 học sinh trường THCS Tam Khương, Đống Đa, Hà Nội cho kết quả21,9% học sinh có vấn đề SKTT [22] .Nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của học sinh một sốtrường THCS của một số thành phố ở Việt Nam của Lê Thị Kim Dung vàcộng sự (2007) cho biết, tỷ lệ học sinh có biểu hiện lo âu là 12,3% và trầmcảm là 8,4% [23]