Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của nhân viên khoa Hồi sức, Cấp cứu tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, năm 2017
Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của nhân viên khoa Hồi sức, Cấp cứu tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, năm 2017.Sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái; muốn có một trạng thái tâm thần thoải mái cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân, người xung quanh và môi trường xã hội [3]. Sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội khiến cho các nghiên cứu y tế công cộng hiện nay chú ý nhiều hơn đến các yếu tố sức khỏe tâm thần. Các nghiên cứu cũng tập trung đến nhiều ngành nghề riêng biệt do áp lực công việc và các yếu tố phát sinh trong quá trình làm việc của mỗi ngành nghề là khác nhau.
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu trên đã chứng minh rằng áp lực công việc và các yếu tố phát sinh trong các môi trường làm việc có ảnh hưởng đến sức khỏe như gây nên các vấn đề tim mạch [42], [57], tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp [47] hay tác động đến các hội chứng chuyển hóa [21]… Sự căng thẳng, lo âu, trầm cảm và chất lượng giấc ngủ kém là những yếu tố sức khỏe tâm thần điển hình hay gặp nhất của người lao động.
Ngành Y là một ngành đặc biệt bởi đối tượng tác động là con người và sức khỏe của con người. Các yếu tố trong công việc như thời gian làm việc, cường độ công việc, tính chất công việc ngành Y cũng có sự khác biệt lớn so với các ngành khác [12]. Trong các bệnh viện, các khoa hồi sức, cấp cứu là những khoa chiếm vị trí quan trọng, nhất là với các bệnh viện lớn khi tần suất bệnh nhân nhập viện cao. Mọi trường hợp hồi sức cấp cứu đều cần cán bộ y tế phải hết sức kịp thời, tỉnh táo. Công tác hồi sức cấp cứu luôn phải đảm bảo hoạt động liên tục 24/24 giờ. Khoa hồi sức, cấp cứu cũng là khoa yêu cầu sự tập trung của nhân lực, trang thiết bị y tế tốt nhất, được đào tạo chuyên môn kỹ lưỡng để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình [1], [2]. Chính những điều này khiến áp lực công việc của các nhân viên y tế tại khoa hồi sức cấp cứu có những đặc điểm riêng biệt.
Các yếu tố phát sinh trong quá trình làm việc của các nhân viên y tế làm việc tại khoa hồi sức, cấp cứu có thể là nguyên nhân gây nên các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, căng thẳng. Hiện nay đã có một số nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của công việc đến các yếu tố sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế [35], [67], [26] . Tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn chỉ tập trung vào một yếu tố sức khỏe tâm thần riêng biệt. Đồng thời chưa nhiều nghiên cứu được thực hiện trên nhân viên y tế làm việc trong khoa hồi sức, cấp cứu tại các bệnh viện.
Hà Nội là Thủ đô và là một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam với mật độ dân cư cao. Là nơi tập trung các bệnh viện lớn và chất lượng, trong số đó có các bệnh viện như Bạch Mai, Thanh nhàn, Vinmec, Đức giang, Đống đa…. Tại các bệnh viện này, số lượng bệnh nhân nhập viện tại khoa hồi sức cấp cứu hàng ngày rất lớn, cùng với các yếu tố công việc khác tạo nên áp lực cho đội ngũ Y tế. Việc đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại đây là công việc cần thiết. Các đánh giá như vậy là cơ sở để có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho các nhân viên y tế làm việc tại khoa hồi sức, cấp cứu. Từ đó giúp họ cải thiện hiệu quả công việc.
Chính vì những lý do trên, em quyết định tiến hành đề tài “Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của nhân viên khoa Hồi sức, Cấp cứu tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, năm 2017” với hai mục tiêu cụ thể sau:
– Mô tả thực trạng một số rối loạn sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế khoa Hồi sức cấp cứu một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017.
– Xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế làm việc tại khoa Hồi sức cấp cứu một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 3
1.1.1. Sức khỏe tâm thần: 3
1.1.2. Áp lực và áp lực công việc: 3
1.1.3. Chất lượng giấc ngủ: 4
1.1.4. Lo âu 5
1.1.5. Căng thẳng 7
1.1.6. Trầm cảm 9
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN. 11
1.2.1. Áp lực công việc. 11
1.2.2. Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan. 13
1.2.3. Lo âu, trầm cảm, căng thẳng và các yếu tố liên quan. 15
1.3. CÁC THANG ĐO ĐÁNH GIÁ VỀ ÁP LỰC CÔNG VIỆC, CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ TÌNH TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM, CĂNG THẲNG: 17
1.3.1. Thang đo đánh giá áp lực công việc: 17
1.3.2. Thang đo đánh giá chất lượng giấc ngủ: 18
1.3.3. Thang đo đánh giá trầm cảm, lo âu, căng thẳng: 18
1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 22
2.1.2. Địa điểm: 22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: 22
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: 22
2.3. CỠ MẪU VÀ CÁCH CHỌN: 22
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN. 23
2.3.1. Công cụ nghiên cứu: 23
2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu: 23
2.3.3. Khung lý thuyết nghiên cứu: 24
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU: 24
2.5. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ: 24
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU: 25
2.11. BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU: 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 35
3.1. Một số thông tin nhân khẩu học và điều kiện công việc của nhân viên y tế khoa hồi sức cấp cứu một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội (n=341): 35
3.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế khoa hồi sức, cấp cứu trên một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội: 38
3.2.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu. 38
3.2.2. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu. 40
3.2.3. Thực trạng rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu. 42
3.2.4. Thực trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu. 45
3.3. Các yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế khoa cấp cứu một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội: 48
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu. 48
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu. 51
3.3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu. 53
3.3.4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu. 56
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 59
4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế khoa hồi sức, cấp cứu trên một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội. 61
4.1.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu. 61
4.1.2. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu. 62
4.1.3. Thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu. 64
4.1.4. Thực trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu. 65
4.2. Các yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế khoa cấp cứu một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội. 67
4.2.1. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu. 67
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu. 69
4.2.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu. 71
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu. 72
KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 3. 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 35
Bảng 3. 2. Áp lực từ môi trường làm việc, tài chính, các mối quan hệ với đồng nghiệp và bệnh nhân/người nhà bệnh nhân của đối tượng nghiên cứu (n=341). 36
Bảng 3. 3. Áp lực từ khối lượng công việc, thời gian làm việc và sự công nhận các nỗ lực trong công việc của đối tượng nghiên cứu. 37
Bảng 3. 4. Các yếu tố tạo áp lực ngoài công việc khác của đối tượng nghiên cứu. 37
Bảng 3. 5. Chỉ số chất lượng giấc ngủ tổng thể (PSQI) của đối tượng nghiên cứu (n=341). 38
Bảng 3. 6. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu theo từng câu hỏi cụ thể (n=341). 40
Bảng 3. 7. Tình trạng rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu theo từng câu hỏi cụ thể (n=341). 42
Bảng 3. 9.Tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu theo từng câu hỏi cụ thể (n=341). 45
Bảng 3. 10. Ảnh hưởng của một số yếu tố dân số học đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu (n=341). 48
Bảng 3. 11. Ảnh hưởng của một số yếu tố từ môi trường làm việc đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu (n=341). 49
Bảng 3. 12. Ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài công việc và tình trạng bệnh tật đến chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu (n=341). 50
Bảng 3. 13. Ảnh hưởng của một số yếu tố dân số học đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (n=341). 51
Bảng 3. 14. Ảnh hưởng của một số yếu tố từ môi trường làm việc đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (n=341). 52
Bảng 3. 15. Ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài công việc và tình trạng bệnh tật đến tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (n=341). 53
Bảng 3. 16. Ảnh hưởng của một số yếu tố dân số học đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu (n=341). 53
Bảng 3. 17. Ảnh hưởng của một số yếu tố từ môi trường làm việc đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu (n=341). 54
Bảng 3. 18. Ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài công việc và tình trạng bệnh tật đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu (n=341). 55
Bảng 3. 19. Ảnh hưởng của một số yếu tố dân số học đến tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu (n=341). 56
Bảng 3. 20. Ảnh hưởng của một số yếu tố từ môi trường làm việc đến tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu (n=341). 57
Bảng 3. 21. Ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài công việc và tình trạng bệnh tật đến tình trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu (n=341). 58
Biểu đồ 3. 1. Điểm trung bình theo từng đặc điểm rối loạn giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu (n=341). 38
Biểu đồ 3. 2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có rối loạn giấc ngủ (n=341). 39
Biểu đồ 3. 3. Thực trạng rối loạn giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu theo từng khoa (n=341). 39
Biểu đồ 3. 4. Thực trạng trầm cảm chung của đối tượng nghiên cứu (n=341). 41
Biểu đồ 3. 5. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu theo từng khoa (n=341). 41
Biểu đồ 3. 6. Thực trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu theo nhóm ngành (n=341). 42
Biểu đồ 3. 7. Thực trạng rối loạn lo âu chung của đối tượng nghiên cứu (n=341). 43
Biểu đồ 3. 8. Thực trạng rối loạn lo âu của đối tượng nghiên cứu theo từng khoa (n=341). 44
Biểu đồ 3. 9. Thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu theo nhóm ngành (n=341). 44
Biểu đồ 3. 10. Thực trạng căng thẳng chung của đối tượng nghiên cứu (n=341). 46
Biểu đồ 3. 11. Thực trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu theo từng khoa (n=341). 46
Biểu đồ 3. 12. Thực trạng căng thẳng của đối tượng nghiên cứu theo nhóm ngành (n=341). 47
Hình 1. 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực công việc của nhân viên y tế 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y tế (1997). Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ về việc Ban hành Quy chế bệnh viện.
2. Bộ Y tế (2008). Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế cấp cứu, hồi sức và chống độc.
3. Bùi Đức Trình (2010). Giáo trình tâm thần học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội,
4. Bùi Quang Huy (2009). Rối loạn lo âu, Nhà Xuất Bản Y học,
5. Huỳnh Văn Sơn và công sự (2016). Ảnh hưởng của smartphone lên một số yếu tố tâm lý của sinh viên trường cao đẳng y tế Quảng Nam. tạp chí y học thực hành, 1005, 373.
6. Khoa tâm thần-Đại học y dược Huế (2006). Giáo trình Tâm thần học, Giáo trình giảng dạy bác sĩ Đa khoa,
7. Lê Minh Thuận (2011). Sức khỏe tâm lý của sinh viên: nghiên cứu cắt ngang. tạp chí y học thực hành, 774 (7), 72-75.
8. Ngô Thị Kiều My (2014). Đánh giá tình trạng Stress, lo âu, trầm cảm của Điều dưỡng và hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện phụ sản-nhi Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
9. Nguyễn Thanh Hương và công sự (2013). Rối loạn lo âu và một số yếu tố liên quan ở cán bộ bệnh viện tâm thần Đà Nẵng Luận văn thạc sĩ, Đại học y tế công cộng Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hằng Phương (2014). Thực trạng lo âu của nữ công nhân viên chức Đại học Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng.
11. Nguyễn Văn Tuyên (2015). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng thẳng của điều dưỡng viên lâm sàng bệnh viện đa khoa tình Bình Định năm 2015, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng.
12. Quốc Hội (2012). Luật số: 10/2012/QH13- Bộ luật lao động.
13. Trần Hữu Bình (2008). Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân mắc bệnh thực thể. Tạp chí Y học lâm sàng, 1, 15-18.
14. Trần Thị Thanh Hương và cộng sự (2015). Chất lượng giấc ngủ bằng điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2014. Tạp chí Y học dự phòng, 6 (166),
15. Trịnh Tất Thắng (2014). Các rối loạn giấc ngủ và hướng xử trí, Bệnh viện tâm thần Tp. Hồ Chí Minh, <http://www.bvtt-tphcm.org.vn/n-vn-1453-20/roi-loan-tt-nguoi-lon-khac/ca%CC%81c-ro%CC%81i-loa%CC%A3n-giac-ngu-va-hu%E1%BB%9Ang-xu%CC%89-tri%CC%81.html>, 1/8/2016.
16. WHO (1992). Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD10) – Các rối loạn Tâm thần và hành vi.
TIẾNG ANH
17. Abby C. King. Et al (1997). Moderate-Intensity Exercise and Self-rated Quality of Sleep in Older Adults A Randomized Controlled Trial. JAMA, 277 (1), 32-37.
18. Ahmed I. Et al (2009). Cognitive emotions: depression and anxiety in medical students and staff. J Crit Care, 24 (3), 1-7.
19. K. S. K. a. E. al (1992). Major Depression and Generalized Anxiety Disorder Same Genes, (Partly) Different Environments? Arch Gen Psychiatry, 49 (9), 716-722.
20. Andrew Mcvicar (2004). Workplace Stress in Nursing: A Literature Review. Journal of Advanced Nursing, 44 (6), 633-642.
21. Arbarino S and Et al (2015). Work Stress and Metabolic Syndrome in Police Officers. A Prospective Study. PLoS ONE, 10 (12),
22. Augustine Osman. et al (2012). The Depression Anxiety Stress Scales—21 (DASS-21): Further Examination of Dimensions, Scale Reliability, and Correlates. Clinical Psychology, 68 (12), 1322-1338.
23. B Erdur. Et al (2005). A study of depression and anxiety among doctors working in emergency units in Denizli, Turkey. Emergency Medicine Journal, 23 (10),
24. Bourbonnais R.Et al (1998). ob strain, psychological distress and burnout in nurses. J. American Journal of Industrial Medicine, 24, 20-28.
25. Bradley J.R and Cartwright S (2002). ocial support, job stress, health, and job satisfaction among nurses in the United Kingdom. International Journal of Stress Management, 9, 163-182.
26. British Medical Association (1992). Stress and the medical profession. BMA,
27. Butterworth. Et al (1999). Stress, coping, burnout and job satisfaction in British nurses: findings from the clinical supervision evaluation project. Stress Medicine, 15, 27-33.
28. Buysse. et al (1991). Quantification of subjective sleep quality in healthy elderly men and women using the Pittsburgh Sleep Quality Index. Journal of Sleep Research & Sleep Medicine, 14 (4), 331-338.
29. S. T. a. CandPsychol (1983). Genetic Factors in Anxiety Disorders. Arch Gen Psychiatry, 40 (10), 1085-1089.
30. Daniel J. et al (1988). The Pittsburgh sleep quality index:A new Instrument for Psychiatric practice and research. Journal of Psychiatric, 28, 193-213.
31. DanielC.Ganster. Et al (1991). Work Stress and Employee Health. Journal of Management, 17, 235.
32. Elisa Ansoleaga (2015). Psychosocial stress among health care workers. Rev Med Chil, 143 (1), 47-55.
33. Eric P Morrisa (2005). The relationship between social anxiety disorder and alcohol use disorders: A critical review. Clinical Psychology Review, 25 (6), 734-760.
34. Fiona Jones and Et al (2001). Stress: myth, theory, and research, Pearson Education,
35. Firth-Cozens J (1987). Emotional distress in junior house officers. BMJ, 295 (533), 6.
36. Gao Y.ET al (2012). Depressive symptoms among Chinese nurses: Prevalence and the associated factors. J. Adv. Nurs, 68, 1166-1175.
37. Gater R and et al (1998). Sex differences in the prevalence and detection of depressive and anxiety disorders in general health care settings. Report from the World Health Organization collaborative study on psychological problems in general health care. Arch Gen Psychiatry, 55, 405-413.
38. Ghalichi L. Et al (2013). sleep quality among health care workers. AArch Iran Med, 16 (2), 100.
39. Giancoli and Et al (2004). Physics: principles with applications. , Upper Saddle River, Pearson Education,
40. Goldstein. Et al (2007). Evolution of concepts of stress. The International Journal on the Biology of Stress, 10 (2), 109-120.
41. Grace D Shelby and Et al (2013). Functional Abdominal Pain in Childhood and Long-term Vulnerability to Anxiety Disorders. American Academy of Pediatrics, Published Online,
42. H Bosma and Et al (1998). Two alternative job stress models and the risk of coronary heart disease. American Journal of Public Health, 88 (1), 68-74.
43. Hannah K. Knudsen (2007). Job stress and poor sleep quality: Data from an American sample of full-time workers. Social Science & Medicine, 64 (10), 1997-2007.
44. Hofmann Stefan G . Et al (2010). The effect of mindfulness-based therapy on anxiety and depression: A meta-analytic review. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 78 (2), 169-183.
45. Huub AM Middelkoop. Et al (1995). Subjective Sleep Characteristics of 1,485 Males and Females Aged 50–93: Effects of Sex and Age, and Factors Related to Self-Evaluated Quality of Sleep. The Journals of Gerontology: Series A, 5 (3), 108-113.
46. Igor Portoghese. Et al (2013). Burnout and Workload Among Health Care Workers: The Moderating Role of Job Control. Safety and Health at Work, 5 (3), 152-157.
47. Katja Radona . Et al (2016). Job strain, bullying and violence at work and asthma in Peruvian cleaners – a cross-sectional analysis. Journal of Asthma, Epub ahead of print,
48. Kecklund G. Et al (2003). Day-to-day determinants of sleep quality: A longitudinal diary study. Sleep, 26 (A:300),
49. Kenneth S Kendler. Et al (1995). The Structure of the Genetic and Environmental Risk Factors for Six Major Psychiatric Disorders in Women Phobia, Generalized Anxiety Disorder, Panic Disorder, Bulimia, Major Depression, and Alcoholism. Arch Gen Psychiatry, 52 (5), 374-383.
50. Landsbergis PA. Et al (1994). Association between ambulatory blood pressure and alternative formulations of job strain. Scand J Work Environ Health, 20, 349-363.
51. Leger D. et al (2000). Prevalence of insomnia in a survey of 12,778 adults in France. J Sleep Res, 9, 35-42.
52. Leonard R. Derogatis. Et al (1983). The Prevalence of Psychiatric Disorders Among Cancer Patients. JAMA, 249 (6), 751.
53. Lovibond. S.H. & Lovibond. P.F (1995). Manual for the Depression Anxiety & Stress Scales, Psychology Foundation, Sydney,
54. M. Katherine Shear . Et al (2005). Anxiety Disorders in Woman, Anxiety Disorders Association of America, New York.
55. Malin Josephson. Et al (1997). Musculoskeletal symptoms and job strain among nursing personnel: a study over a three year period. Occupational and Environmental Medicine, 54, 681-685.
56. McNaught AD. Et al (2014). IUPAC. Compendium of Chemical Terminology, Oxford: Blackwell Scientific Publications,
57. Mika Kivimäki . Et al (2007). Early Risk Factors, Job Strain, and Atherosclerosis Among Men in Their 30s: The Cardiovascular Risk in Young Finns Study. American Journal of Public Health, 97 (3), 450-452.
58. Mika Kivimäki. ET al (2002). Work stress and risk of cardiovascular mortality: prospective cohort study of industrial employees. BMJ, 325 (587),
59. Norbert K. Semmer (2007). Stress at the workplace, <http://www.who.int/occupational_health/topics/stressatwp/en/>, 29/07/2016.
60. Olutayo O. Aloba. et al (2007). Validity of the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) among Nigerian university students. Sleep Medicine, 8 (3), 266-270.
61. Pallesen S. et al (2001). Prevalence of insomnia in the adult Norwegian population. Sleep, 24 (771), 9.
62. Pascale Carayon and Fred Zijlstra (1999). Relationship between job control, work pressure and strain: Studies in the USA and in The Netherlands. Work & Stress, 13 (1),
63. Pei Li Chien. Et al (2013). Sleep quality among female Hospital staff nurses. sleep disorders, 2013, 6.
64. Pigott TA (2003). Anxiety disorders in women. Psychiatr Clin N Am, 26, 621-672.
65. Rahil Ghorbani Nia (2015). Evaluating the Degree of Stress, Anxiety, and Depression among the Emergency Personnel in Kerman University of Medical Sciences Journal of Scientific Research and Essays, 2 (1), 1-6.
66. Rashid T & Heider I (2008). Life Events and Depression, Annals of Punjab Medical College,
67. Sutherland VJ and Cooper CL (1992). Job stress, satisfaction, and mental health among general practitioners before and after introduction of new contract. BMJ, 304 (1545), 8.
68. T Åkerstedt (2002). Sleep disturbances, work stress and work hours: A cross-sectional study. Journal of Psychosomatic Research, 53 (3), 741-748.
69. Takayuki Kageyyamai. Et al (1998). Self-Reported Sleep Quality, Job Stress, and Daytime Autonomic Activities Assessed in Terms of Short-Term Heart Rate Variability among Male White-Collar Workers. Industrial Health, 36, 263-272.
70. Teris Cheung and Paul S.F. Yip (2015). Depression, Anxiety and Symptoms of Stress among Hong Kong Nurses: A Cross-sectional Study. Int J Environ Res Public Health, 12 (9), 11072-11100.
71. The American Institute of Stress (1998). Workplace Stress Survey, <http://www.stress.org/wp-content/uploads/2011/08/Workplace-Stress-Survey.pdf>, 22/8/2016.
72. The National Institute of Mental Health USA (2016). Depression, <https://www.nimh.nih.gov/health/topics/depression/index.shtml#part_145400>,
73. William E Copeland . Et al (2007). Traumatic Events and Posttraumatic Stress in Childhood. Arch Gen Psychiatry, 64 (5), 577-584.
74. Yuriko Doi. et al (2000). Psychometric assessment of subjective sleep quality using the Japanese version of the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI-J) in psychiatric disordered and control subjects. PSY, 97 (2), 165-172.
75. Zahra banafsheh Alemohammad (2016). Sleep quality and restless legs syndrome among health care workers. J Sleep Sci, 1 (2),
76. Zahra Pourmovahed. Et al (2014). The comparison of anxiety and depression rate between medical staff of infertility centers and obstetrics and gynecology centers of Yazd, Shiraz, Isfahan and Kerman hospitals. PMC, 12 (3), 183-188.