Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2014
Luận văn Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2014. Ngày nay, trên thế giới, chăm sóc sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Cùng với những biến động về kinh tế, văn hóa, xã hội, sự phát triển về công nghệ thông tin, đô thị hóa,… đã tác động nhiều đến tâm lý con người nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng làm cho tỷ lệ rối loạn tâm thần tăng cao. Sức khỏe tâm thần có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe xã hội. Các nghiên cứu ở hiệp hội Anh cho thấy trên 50% các rối loạn hành vi, tâm lý ở thanh niên 26 tuổi có nguồn gốc từ các stress ở tuổi 15 mà không có can thiệp hỗ trợ.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng trí tuệ, phát triển về mặt xã hội, phát triển tính tự lập, sự tự tin, tạo ra sự cân bằng về tâm lý, tình cảm và các giá trị đạo đức căn bản nhất của con người, giúp xây dựng và hình thành nhân cách lành mạnh, sáng tạo và chủ động. Những năm gần đây, chúng ta lo lắng nhiều đến vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên như: stress, lo âu, ám ảnh, trầm cảm,. Theo GS.TS. Đặng Bá Lãm [1], ngoài các nguyên nhân như mối quan hệ gia đình, môi trường xã hội, nguyên nhân về nuôi dưỡng,… thì giáo dục nhà trường cũng có thể gây nên những tổn thương về tinh thần cho học sinh, sinh viên do nội dung chương trình quá tải, áp lực thi cử nặng nề khiến các em căng thẳng, lo sợ dẫn đến những rối loạn về tinh thần. Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam gặp các vấn đề tâm thần là đáng kể. Nghiên cứu ở bệnh viện tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỷ lệ mắc sức khỏe tâm thần của học sinh các quận nội thành là 19,64% [2]. Một nghiên cứu tại 2 trường PTTH ở Hà Nội năm 2010 cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm 22,55% [3].
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên và trẻ em Việt nam nói chung. Mặc dù kết quả không nhất quán nhưng đều cho thấy xu hướng tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần tăng lên đáng kể. McKelvey & cs nghiên cứu tỉ lệ của các vấn đề hành vi, cảm xúc và các điểm mạnh của trẻ từ độ tuổi 4 đến 18 tuối sống tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu dựa trên điểm tiêu chuẩn của Mỹ, từ độ tuổi 4 đến 11 có 5,3% trẻ nam và 7,7% ở trẻ nữ, từ độ tuổi từ 12 đến 18 có 9,5% trẻ nam và 10,1% trẻ nữ được coi là mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu của Amstadter [4] đánh giá mức độ các rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 9,1% thanh thiếu niên cho là có mắc phải các vấn đề về tâm thần. Đặng Hoàng Minh và Hoàng Cẩm Tú, năm 2009 sử dụng công cụ YSR thực hiện khảo sát trên 1727 học sinh, lứa tuổi từ 11- 15, ở 2 trường THCS ở Hà Nội cho thấy tỉ lệ trẻ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần là 10,94% [3]. Như vậy có thể thấy rằng, các nghiên cứu mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, đã cung cấp những số liệu ban đầu về tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trên một số vùng dân cư ở Việt Nam. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần dao động trong khoảng từ 9% đến 20%.
Chương trình giáo dục khối ngành Y Dược được xem là chương trình khá nặng đối với sinh viên do thời gian học nhiều hơn các trường khác (6 năm đối với hệ bác sỹ) thời gian học trong ngày cũng nhiều hơn kèm theo sinh viên còn phải tham gia trực bệnh viện… Môi trường học đường cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gặp các rối loại về vấn đề sức khỏe tâm thần do áp lực học hành, thi cử. Gần đây đã có một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trên sinh viên các trường Đại học và được sử dụng nhiều loại công cụ đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu trên sinh viên các trường Đại học Y chưa được tiến hành nhiều. Nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh trên sinh viên 2099 sinh viên Y1, Y3, Y5 của 8 trường Đại học Y trong cả nước bằng thang đo CES-D, cho thấy tỷ lệ sinh viên mắc các vấn đề về tâm thần là 10,8%. Trong đó nguy cơ bị trầm cảm lên tới 43,2% [5]. Đây là một số liệu đáng được quan tâm. Một nghiên cứu khác tiến hành trên người trưởng thành ở vùng thành thị cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm là 6,8%, tỷ lệ nguy cơ mắc trầm cảm là 24,3%.
Nhằm đánh giá tổng quan về thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2014” với mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên Y2, Y4, Y6 trường Đại học Y Hà Nội năm 2014.
2. Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên Y2, Y4 và Y6.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2014
1. Đặng Bá Lãm & Bahr Weiss (chủ biên) (2007) Giáo dục, Tâm lý và Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, Hà nội: NXB ĐHQG.
2. Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương http://www.maihuong.gov.vn/vi/nghien-cuu-khoa-hoc/84-phat-hien- som-cac-roi-loan-tam-than-tuoi-hoc-duong.html
3. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2009) Thực trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) ở học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học đường, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 25, số 1S, 2009, trang106-112.
4. Hoàng Khải Lập, (2005) Giáo trình Dịch tễ học y học: Nhà xuất bản Y học.
5. Tran Quynh Anh, Micheal P. Dune, Luu Ngoc Hoat (2014), Well¬being, depression and suicical ideation among students throughout Vietnam. Vietnam Journal of Medicine and Pharmacy 6 (3), p 23-31, 2014.
6. Nguyễn Viết Thiêm (2002), “Sức khỏe tâm thần cộng đồng”, tài liệu sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Hội tâm thần học Việt Nam : http://hoitamthanhoc.com/vn/hoi-tam-than-hoc/gioi-thieu-hoi/n9- tieng-viet/kien-thuc-tam-than-hoc/772-cac-khai-niem-co-ban-ve-suc- khoe-tam-than.html
8. Đại cương về tâm thần học – Bài giảng Y khoa :
http : //baigiangykhoa. edu.vn/noi-khoa/dai-cuong-ve-tam-hoc.html
9. Đặng Hoàng Hải, (2010) Giáo trình bài giảng Dịch tễ học tâm thần. Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch.
10. “Bảng phân loại quốc tế ICD X”. WHO 2009.
11. The World Health Ogranization (2011) – “The world health report 2011 – Mental health.” New Understanding.
12. Shoba S et al (2010) “The Prevalence of psychiatric disorders among 5¬10 yearolds in rural, urban and slumareas in Bangladesh, An exploratory study”, Soc Psychiatry Psychiatr.Epidemiol, 40, tr 663.
13. Bộ Y tế, “Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam trong tình hình mới”, 2005, Hà Nội.
14. Bộ Y tế (2004) “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” (SAVY II).
15. Nguyễn Triệu Phong, “ Áp lực học tập và một số vấn đề sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm nhất trường Đại học Y Hà Nội năm 2011”, khóa luận tốt nghiệp BSĐK 2006- 2011, Đại học Y Hà Nội.
16. Viện nghiên cứu và phát triển thành phố Hồ Chí Minh; kết luận Hội thảo “Sức khỏe tâm thần trẻ em thành phố Hồ Chí Minh”, tổ chức 12¬2008, 2008.
17. Hoàng Cẩm Tú (2007) , Sự cần thiết của nghiên cứu liên ngành Giáo dục, tâm lý học, sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Đàm Thị Bảo Hoa (2014) “ Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên”, luận án tiến sĩ y học.
19. Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, Dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học Hà Nội 2005-2007, 2009.
20. Nguyễn Cao Minh (2012) “ Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên miền Bắc có vấn đề sức khỏe tâm thần”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành tâm lý học.
21. John Samtrock (2007) “Tìm hiểu tâm lý lứa tuổi vị thành niên”, NXB Trẻ, TP HCM.
22. Penelope – Alexia Avagianou et al (2008) “Parental bonding and depression: Personality as a mediating factor” International Jounal of Adolscent Medicine health : 20(3) ; p.261 -269.
23. Lê Thị Kim Dung và cộng sự, “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường THCS – 2005”, Bộ GD -ĐT,viện KHGD, Hà Nội.
24. Lê Thị Kim Dung và cộng sự “Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh của một số trường THCS thuộc một số thành phố, 2007”, đề tài nghiên cứu , Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
25. Nguyễn Văn Tường (2012) “Những yếu tố ảnh hưởng đế hành vi bạo lực học đường, lý luận- thực tiễn và hướng giải quyết và định hướng phát triển” NXB ĐH Sư phạm.
26. Trường Đại học Y tế công cộng “Nâng cao sức khỏe tinh thần học sinh: chương trình thử nghiệm tại 2 trường THCS tại Hà Nội”; 2010.
27. Thompson et al (2006): School connectedness in health behavior in school-aged children study the role of student, school, and school neighborhood characteristics” Jsch Health 76(7), p.379-389.
28. Hồ Thị Luấn và cộng sự, Nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học, 2013, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
29. WHO (2005). Child and Adolescent Mental Health Policities and Plans. Mental Health Policy and Serivce Guidence Package, World Health Organization, Geneva.
30. Regional Office for the Western Pacific World Health Ogranization (2011): “Appreciate Adolescents Investing in the Future – Education Handbook for Trainer”.
31. Achenbach, T. M., & Rescorla, L. A. (2003). Manual for the ASEBA Adult Forms & Profiles. Burlington, VT: University of Vermont, Research Center for Children, Youth, & Families.
ĐẶT VẤN ĐỀ Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2014
Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần: 4
1.2. Một số khái niệm về các vấn đề sức khỏe tâm thần 6
1.2.1. Trầm cảm 6
1.2.2. Các rối loạn lo âu 7
1.2.3. Stress 8
1.2.4. Mất ngủ không thực tổn 9
1.2.5. Hội chứng nghiện 10
1.3. Thực trạng sức khỏe tâm thần của vị thành niên và thanh niên trên thế
giới và ở Việt Nam 10
1.3.1. Tình hình sức khỏe tâm thần của vị thành niên và thanh niên trên
thế giới 10
1.3.2. Tình hình sức khỏe tâm thần của vị thành niên và thanh niên Việt Nam 11
1.3.3. Nghiên cứu về tình hình sức khỏe tâm thần của sinh viên y khoa nói
chung và sinh viên trường Đại học Y Hà Nội : 12
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: 14
1.4.1. Yếu tố đặc điểm cá nhân: 14
1.4.2. Yếu tố gia đình 15
1.4.3. Yếu tố trường học 16
1.4.4. Yếu tố về lối sống 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Địa điểm nghiên cứu 18
2.2. Thời gian nghiên cứu 18
2.3. Đối tượng nghiên cứu 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu 18
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 18
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 18
2.4.3 Phương pháp chọn mẫu 19
2.4.4. Bộ công cụ nghiên cứu và kĩ thuật thu thập số liệu 19
2.4.5. Nội dung nghiên cứu và các biến số, chỉ số trong nghiên cứu: 20
2.4.6. Thang điểm đánh giá ASR theo Achenbach 21
2.5. Biện pháp khống chế sai số 22
2.6. Phân tích và xử lý số liệu 22
2.7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu: 23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 24
3.2. Các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên theo thang đo ASR: 29
3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng sức khỏe tâm thần của
sinh viên 33
Chương 4: BÀN LUẬN 35
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: 35
4.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên đánh giá theo bộ công cụ ARS .. 36
4.3. Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan: 40
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Thông tin chung của sinh viên 24
Bảng 3.2. Số anh chị em trong gia đình 25
Bảng 3.3. Chi tiêu hàng tháng của sinh viên 25
Bảng 3.4. Kết quả học tập của sinh viên trong năm học vừa qua 26
Bảng 3.5. Số lần thi lại của sinh viên trong năm học vừa qua 27
Bảng 3.6. Các hoạt động hàng ngày của sinh viên 27
Bảng 3.7. Thời gian làm thêm/ trực thêm trung bình trong ngày của sinh viên 28
Bảng 3.8. Đánh giá chức năng thích ứng theo giới 29
Bảng 3.9. Vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên theo thang đo ASR 31
Bảng 3.10. Thực trạng lạm dụng các chất rượu, thuốc lá, lạm dụng thuốc. … 32
Bảng 3.11. Thực trạng SKTT và một số yếu tố liên quan 33
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sinh viên thi lại trong năm học vừa qua 26
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sinh viên đi làm thêm/ trực thêm 28
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các vấn đề nội tâm chung và theo giới 30
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các vấn đề hướng ngoại chung và theo giới 31
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các vấn đề tâm thần trên sinh viên 32
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ sinh viên có các vấn đề sức khỏe tâm thần so với nghiên
cứu của Nguyễn Cao Minh 38